Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ẢI NAM QUAN - CỘT MỐC ZERO CỦA BIÊN GIỚI VIÊT - TRUNG

Là con dân nước Việt, hầu như không ai không biết đến Ải Nam Quan mặc dù rất nhiều người chưa từng một lần đến đó. Thực ra gọi Ải Nam Quan c...

Là con dân nước Việt, hầu như không ai không biết đến Ải Nam Quan mặc dù rất nhiều người chưa từng một lần đến đó. Thực ra gọi Ải Nam Quan cũng giống như gọi “sông Trường Giang”, “cửa Ngọ Môn” hoặc “đường Quốc Lộ”, nghĩa là dư đi một từ nhưng theo thói quen lâu dần mọi người thấy là bình thường. Người Tàu gọi là Mục Nam Quan hay Trấn Nam Quan. Trong Sử Việt, Ải Nam Quan được nhắc đến nhiều lần, phần lớn là những sự kiện liên quan đến sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của quân dân Đại Việt, chống lại những đạo quân xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Ải Nam Quan (nghĩa là Cửa ải nhìn về phương Nam), là một cửa khẩu nằm trên biên giới Trung - Việt. Xây từ thời triều Hán (khoảng năm 200 TCN), tên tên gọi ban đầu là Ung Kê Quan. Về sau Ủng Kê Quan được đổi tên thành Đại Nam Quan, rồi Giới Thủ Quan. Ở thời triều Minh, vào năm 1368, Giới Thủ Quan đổi tên thành Kê Lăng Quan, rồi là Trấn Di Quan vào năm 1407, và rồi đổi thành Trấn Nam Quan ở thời nhà Thanh. Dưới chế độ cộng sản, vào năm 1953, Mao Trạch Ðông đổi tên ải Nam Quan thành Mục Nam Quan. Rồi đến năm 1965, cũng là Mao Trach Đông nhưng lần này có thêm tên tội đồ Hồ Quang đồng lòng để đổi tên ải là Hữu Nghị Quan. Tháng 3 năm 1965, lễ đổi tên Mục Nam Quan thành Hữu Nghị Quan được tổ chức tại ải Nam Quan do phó chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tráng tộc Quảng Tây là Chung Phong chủ trì buổi lễ.

Theo Ðại Nam nhất thống chí, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn xong dưới triều vua Tự Ðức (1882), đoạn nói về Ải Nam Quan như sao: Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."

Ải Nam Quan được XÂY LẠI năm 1957 với một kiến trúc ba tầng như hiện nay, có chiều cao là 22m, mỗi tầng gác có diện tích bình quân là 80m2 và có hành lang bao quanh. Tầng đế có diện tích 365,7m2, dài 23 mét, rộng 15,9m, độ cao bình quân là 10m. Phía trên cổng vòm của quan lâu có một bức đại tự làm bằng hán bạch ngọc khắc ba chữ "友誼關" (Hữu Nghị Quan). Bên trái là núi Tả Bật Sơn, bên phải là núi Hữu Phụ Sơn. Trên núi Tả Bật Sơn có pháo đài Trấn Quan. Trên núi Hữu Phụ Sơn pháo đài Kim Kê Sơn. Ải Nam Quan gồm hai phần kiến trúc. Thứ nhất, phần kiến trúc do chính quyền Trung Hoa gồm có cửa quan và những cơ sở phụ thuộc phía bắc ải. Thứ nhì, phần kiến trúc do chính quyền Ðại Việt xây dựng phía nam ải, gồm có Ngưỡng đức đài và hai dãy hành lang tả hữu, và có bia được lập vào thế kỷ thứ 18 ghi địa giới của hai nước.

Danh từ Nam Quan do triều đình Trung Hoa đặt ra, có nghĩa là cánh cửa mở xuống hay đi xuống phía nam. Như thế, khi xây dựng cửa ải Nam Quan, triều đình Trung Hoa chính thức xác nhận đây là BIÊN GIỚI PHÍA NAM của nước Trung Hoa, giống như Nhạn Môn Quan là cửa ải cực bắc Trung Hoa. Mỗi lần sứ quan một trong hai nước bước qua cửa ải là tiến vào địa phận nước bên kia. Vậy là cho đến cuối thế kỷ 20, Ải Nam Quan là cửa ải chính thức phân chia ranh giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa. 

Ải Nam Quan trở thành biểu tượng độc lập thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Quốc lộ 1 xuyên suốt từ bắc xuống nam nước ta, bắt đầu từ Ải Nam Quan xuống mũi Cà Mau. Khi xây dựng quốc lộ 1, cột mốc đầu tiên đặt ở Nam Quan, được đánh dấu là cột mốc số 0.

Ngoài chức năng là địa giới phân chia hai đất nước, Ải Nam Quan còn là biểu tượng của tinh thần độc lập tự chủ của người Việt. Cụm từ Nam Quan-Cà Mau từ lâu được dùng để diễn tả hai vùng đất địa đầu của Tổ quốc, cũng là khái niệm biểu trưng cho một nước Việt Nam thống nhất. Rất nhiều thế hệ trước và sau 75 thuộc lòng bài hát “ Về với mẹ cha” của Nguyễn Đức Quang mà sau này người ta chỉ quen miệng gọi là bài “ Từ Nam Quan – Cà Mau”.

Từ Nam Quan Cà Mau
Từ non cao rừng sâu
Gặp nhau cho non nước ta xây cầu
Người thanh niên Việt Nam
 Quay về với xóm làng
Tiếng reo vui rộn trong lòng
Cùng đi lay Trường Sơn
Cùng đi xoay Hoành Sơn
Cùng đi biến ruộng hoang ra lúa thơm
Vượt khơi ra biển xa
Lướt ngàn nước non nhà
Ta đắp bồi cho mẹ cha…

Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm, Ải Nam Quan trở thành một chứng tích lịch sử thiêng liêng không phai mờ theo năm tháng. Có ngậm ngùi chua xót nhưng phần nhiều là kiêu hãnh và tự hào.

Các triều đại Trung Hoa đã nhiều lần đưa quân sang xâm chiếm nước ta. Một đặc điểm chung của họ là khi xua quân thì họ thường dùng đường bộ là phải băng ngang qua Ải Nam Quan để tiến vào Lạng Sơn. Điều này chứng tỏ Ải Nam Quan là một vị trí chiến lược rất quan trọng từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Trong suốt các thời đại, Ải Nam Quan đã chứng kiến bao nhiêu chiến tích lịch sử gắn liền với vận mệnh của dân tộc và lảnh thổ Việt Nam.

Biên giới giữa hai nước là núi non trùng điệp, con đường hành quân tiện lợi nhất là các thung lũng chạy dọc theo các dòng sông từ nối liền biên giới giữa hai nước. Có hai con đường: Thứ nhất, từ Tư Minh, Bằng Tường (Quảng Châu), theo thung lũng các sông nhỏ nhỏ như sông Bằng Giang, Kỳ Cùng, vào Lạng Sơn, xuống thung lũng sông Thương, đến Bắc Ninh, tiến qua Thăng Long. Thứ nhì là từ Vân Nam, theo thung lũng sông Hồng, xuống Thăng Long. Ðường thứ nhì núi non hiểm trở và dài hơn con đường thứ nhất. Vậy có nghĩa là đường thung lũng sông Hồng không thuận tiện bằng đường thung lũng sông Thương. Như thế, Lạng Sơn nằm ngay trên con đường chiến lược quan trọng chính cho những cuộc tiến quân xâm lăng của Trung Hoa tiến vào nước ta, và phải băng ngang qua một ngọn đèo, trên ngọn đèo đó là Ải Nam Quan. Ải Nam Quan nằm ở địa đầu của Lạng Sơn, là tiền đồn ngăn chận những cuộc xâm lăng từ phương Bắc, và cũng là chiến địa của những trận giao tranh đẵm máu, ghi dấu những chiến tích lẫy lừng của quân dân Việt Nam.

Copy từ nguồn Fb Thanh Thiên Dương

 








Không có nhận xét nào