Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Hai tài liệu tiếng Pháp rất quý về cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Hai tài liệu tiếng Pháp rất quý về cuộc khởi nghĩa Ba Đình Mình đồ cả nước Việt Nam, ai cũng biết Ba Đình, ai cũng biết sự anh hùng của dân ...

Hai tài liệu tiếng Pháp rất quý về cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Mình đồ cả nước Việt Nam, ai cũng biết Ba Đình, ai cũng biết sự anh hùng của dân tộc Việt Nam trong trận kháng chiến Ba Đình.  

Nhưng chắc chẳng người dân Việt Nam nào biết gì về số phận các anh hùng của cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã ra sao, ngoài việc chúng ta đều đã được dạy rằng là các anh hùng ấy đã "anh dũng hy sinh", đúng hôn bạn ? 

Và mình đồ chắc bạn tra trên mạng, cũng chả thấy có học giả Việt Nam nào đó chỉ dẫn các tài liệu ngoại quốc nào để ta tham khảo về cuộc khởi nghĩa Ba Đình đúng hôn ? Mặc dù người ta viết đầy tố cáo linh mục Trần Lục liên quan đến sự sụp đổ của khởi nghĩa Ba Đình.

Đây, mình chịu khó ngồi tra mạng vài tiếng thì ra 2 tài liệu báo chí tiếng Pháp rất quý này liên quan đến cuộc khởi nghĩa Ba Đình.  

****

Tờ báo Bulletin Du Comitte de L'Asie Francai 1904 quý vì những điểm sau đây:

1. Sơ đồ Thanh Hóa năm 1886-1887 có cả địa danh Ba Đình và nơi người Pháp đóng quân (Bulletin trang 53).  

2. Có thể cuộc khởi nghĩa Ba Đình nằm trong sự tính toán của hoặc liên quan đến ngài Tôn Thất Thuyết, mà sử nước ta chưa ai viết về điều này.

3. Một tờ thơ trình từ ngài Đinh Công Tráng đến vua Hàm Nghi (Bulletin trang 60). Nếu bạn là các cán bộ viện Sử học, thì coi bộ bức thơ này là kho báu đấy, vì nó chứng minh đủ thứ trong đó, từ chức hàm của ngài Đinh Công Tráng, cho đến bao nhiêu chuyện trong đó.  Xem ra dịch xong tờ thơ trình này, các cán bộ viện Sử học cần viết lại về chức hàm lẫn hành tung của ngài Đinh Công Tráng vì coi bộ những dữ liệu hiện có về ngài hơi nghèo nàn.

4. Hình như từ cuối trang 56 đến đầu trang 57 của tập Bulletin, có viết là ngài Đinh Công Tráng đã cắn lưỡi mà tự tử khi bị bắt.

5. Và ở trang 57 của tập Bulletin, ta có thể đọc rất rõ về cái kết buồn của ngài Hoang Tat Dac, chắc đây là ngài Hoàng Bật Đạt khi bị bắt trong chuồng gỗ, bị bơ bết máu và đầy những sự gì đó, mà hình như là ngài bị chặt đầu, và ngài còn hô to là tử vì hoàng đế nữa.  Bạn cứ đọc.

6. Và ngoài 5 điểm trên, bài viết còn viết rất dài, bạn cứ đọc.

****

Tờ báo Le Temps ngày 27 tháng 1 năm 1861, bạn coi bắt đầu từ trang 3 PDF ở dưới chót tay phải bài Pages d'histoire coloniale> Joffre Au Tonkin > Le Siège de Ba-Dinh (1st-21 Janvier 1887).  Bài này viết tóm tắt, mà trong đó có đoạn 5 ngàn coolie người Việt.  Mà 5 ngàn người cu ly này, thì theo các sử gia Việt Nam, biến thành 5 ngàn giáo dân của linh mục Trần Lục nối giáo cho Pháp đánh phá căn cứ Ba Đình.  Dân thì thời nào mà chả bị ép, hoặc từ người Pháp, hoặc từ các cha linh mục, hoặc từ các quan lại nước ta, v.v ?  Không hiểu khi các sử gia viết "5 ngàn giáo dân" rồi không viết thêm gì nữa, ví dụ các giáo dân này làm coolie hay lính tiền tuyến, họ đã có bao giờ suy nghĩ rằng họ đã viết bậy và gieo vào đầu óc độc giả những hình ảnh không đúng về những người giáo dân này chưa ? 

Và nếu được, đâu, xin bạn share nguồn sử liệu nào (sử liệu chứ không là sách tuyên truyền cách mạng) mà có viết linh mục Trần Lục đã cung cấp 5 ngàn giáo dân làm lính đi đánh căn cứ Ba Đình, lẫn việc giúp kiếm mấy trăm người lính cho người Pháp.  Mình rất muốn biết.  

Vậy bạn cứ đọc và nếu được, bạn hãy viết tóm tắt hay viết vài bài báo về 2 tài liệu quý này.  

Và từ hai tài liệu này, bạn thoải mái mà tra Google thêm về cuộc khởi nghĩa Ba Đình, và biết đâu bạn sẽ viết lại những trang sử rất hào hùng cho cuộc khởi nghĩa Ba Đình đó, chứ không là chỉ viết chung chung, hoặc viết từ sự tưởng tượng hoặc Lê Văn Tám nào đó.

Và biết đâu tờ trình của ngài Đinh Công Tráng cho vua Hàm Nghi là một chứng nhân lịch sử, đáng giá hơn nhiều so với tờ giấy lộn Dụ Cần Vương mà các học giả Việt Nam nâng niu như trứng mỏng mà sai be bét trong việc kỵ húy đó bạn.

Và biết đâu người Việt mình cần viết lại hoặc viết thêm về cuộc khởi nghĩa Ba Đình, để trả lại sự oai hùng của các anh hùng dân tộc.  Để nếu đúng là có việc họ cắn lưỡi tự sát, có mặt bị bê bết máu, đầu tóc rối bời, mà trước khi bị chém, họ vẫn hô to họ xả thân vì hoàng đế, ta đọc đến mà nhỏ nước mắt, mà vẫn thương các ngài, đã sống một đời oai hùng, và đã vị quốc vong thân, chứ không phải ta cần các ngài phải theo đúng sự tử do các bồi bút viết bậy vào, cần phải "anh dũng hy sinh" vớ vẩn nào đó.

Bạn hãy đọc và nên đọc, vì Ba Đình là cái tên mà người Việt nào cũng biết, nhưng chẳng mấy ai biết về cuộc khởi nghĩa này ra sao.

Rất có thể 2 bài báo này sẽ giúp chúng ta viết thêm hoặc viết lại về cuộc khởi nghĩa Ba Đình.  Và chúng ta, những kẻ hậu thế, cần thấy xấu hổ khi mà một vị bí thư xã Ba Đình, nơi căn cứ của ngài Đinh Công Tráng, mà không thể hiểu cả hình dung của ngài Đinh Công Tráng thế kỷ thứ 19 ra sao để mà lấp bậy vô hình nhạc sĩ Lam Phương thế kỷ thứ 20 trong ấy.

Mình đến giờ vẫn không hiểu nổi, là làm thế nào hơn 70 năm qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đem cái tên Ba Đình đặt cho tên một khu trung tâm chính trị bậc nhất tại Hà Nội, lúc nào cũng ra rả Ba Đình, mà Đảng lại để cho một vị bí thư xã Ba Đình, chụp với một tấm hình lớn và bậy đến vậy về di ảnh ngài Đinh Công Tráng ? Thật không thể hiểu nổi.

Bạn nên tìm hiểu thêm về Ba Đình đi bạn, đừng để cho ngài Đinh Công Tráng chết rồi mà vẫn còn bị nhục nghen bạn.

Bạn tải bài báo Bulletin tại đây >> https://books.google.com/books?id=SnIaAAAAYAAJ&pg=PA55&lpg=PA55&dq=Le+Siege+de+Ba+dinh&source=bl&ots=iFptMDlnvE&sig=r3nf-NtAhz-q4T926ObLLCQdDjI&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwj40IWcw7HaAhVnrlQKHdHrAf4Q6AEwBXoECAAQTg#v=onepage&q=Le%20Siege%20de%20Ba%20dinh&f=false.

Bạn tải bài báo Le Temps ngày 27 tháng 1 năm 1931 tại đây >> http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k248197m.r=Le%20Temps%20%28Paris.%201861%29?rk=708158;0

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian







Không có nhận xét nào