Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

HỌC HÀNH - ÁP LỰC ?

Vụ việc em học sinh viết thư tuyệt mệnh để lại rồi nhảy lầu tự tử - Là một vụ việc quá đau lòng, tôi đã không muốn viết về vụ việc...Nhưng t...

Vụ việc em học sinh viết thư tuyệt mệnh để lại rồi nhảy lầu tự tử - Là một vụ việc quá đau lòng, tôi đã không muốn viết về vụ việc...Nhưng thấy có quá nhiều ý kiến trái chiều, vì vậy tôi chỉ nói về quan điểm cá nhân của mình trong bài viết này !
Học hành là hành trang để một con người sau này bước vào đời đĩnh đạc hơn, tự tin hơn, thành đạt hơn...  - Điều này là chắc chắn !
Có nhiều ý kiến cho rằng em học sinh này tự tử là do áp lực học hành :
- Áp lực từ nhà trường, từ thầy cô : Học quá nhiều, học nhồi nhét với thời lượng quá tải ?
- Áp lực từ phụ huynh : Con mình phải giỏi, phải là người đứng đầu lớp ?
- Người thì so sánh áp lực học hành của Ta với Tây là quá khác biệt.
Xin thưa với quý vị : Đừng vội vàng đổ lỗi cho nhà trường hay phụ huynh - Vì nếu so sánh khối lượng kiến thức truyền đạt cho học sinh cùng lứa tuổi của Ta và các nước Phương Tây thì khác xa nhau. Lượng kiến thức của VN vẫn ít hơn, có chăng là phương pháp truyền thụ kiến thức của ta với họ không tiên tiến mà thôi.
Cách truyền thụ kiến thức cho học sinh là điều tối quan trọng - Cùng một khối lượng kiến thức đó, giáo dục của phương Tây nó theo lối giáo dục mở, khuyến khích tư duy của học sinh : Có nghĩa là với kiến thức đó thì học sinh có thể vận dụng và suy ra được nhiều kiến thức khác, chứ không chỉ đơn giản học vẹt kiểu 1 + 1 thì chắc chắn chỉ có 1 đáp án = 2.
Áp lực gia đình ư ? Gia đình nào mà không muốn con học giỏi ? Cái sai ở đây là phụ huynh phải đánh giá được thực chất chỉ số thông minh, khả năng học của con em mình đến đâu - Để có thể đặt ra mục tiêu cho con em mình - Một đứa trẻ có chỉ số IQ thấp thì không thể bắt nó phải học đứng đầu lớp được, điều này là chắc chắn !
Còn ai đó nói áp lực học hành của học sinh, sinh viên VN là quá lớn so với các nước phương Tây là sai lầm lớn. Tôi là người du học 2 quốc gia Mỹ và Singapore nên tôi biết thực tế : Ở 2 quốc gia này học sinh, sinh viên học hành cực kì "Vất vả" và nó cũng chỉ là cách truyền thụ kiến thức và cách học khác nhau mà thôi.
Áp lực gia đình ư ? Ngày tôi bắt đầu đi du học, ông ngoại tôi nói vầy nè "Con phải nhớ, con là công dân của một nước nghèo, con là công dân của một nước nhược tiểu, chúng nó bên đó học 1 thì con phải học gấp 3, thì sau này mới nên người, mới thành danh được con ạ...!"
Tôi "Thấm nhuần" lời khuyên dạy của ông bà, cha mẹ - Học thậm chí là ngày chỉ ngủ có 3 - 5h là tối đa. Chứ không có kiểu vừa học vừa tranh thủ ăn chơi, hay dạo phố như kiểu học ở VN đâu. Vậy mà có áp lực gì đâu ? TẤT CẢ LÀ PHẢI BIẾT LƯỢNG SỨC CỦA CON EM MÌNH VÀ BẢN THÂN MÌNH mà thôi !
Kể ra vậy để mọi người biết rằng - Đừng lấy nguyên nhân những vụ tự tử vì học là hoàn toàn do áp lực học hành - Hãy đi tìm những nguyên nhân sâu xa hơn, cốt lõi hơn, vĩ mô hơn ! Và có tìm ra được những nguyên nhân đích thực - Mới vực dậy được nền giáo dục VN, mới đưa VN thành CƯỜNG QUỐC GIÁO DỤC đích thực, chứ không phải dựa vào những con số báo cáo láo,những con số tô hồng hoang tưởng. Và cũng có như thế thì học sinh, sinh viên VN mới thực sự có những kiến thức bổ ích và cần cho cuộc sống thực tế sau này !
# Cá nhân tôi cũng mạnh dạn nói rằng : Giáo dục VN có quá nhiều môn học vô ích, nhồi sọ...Không đem lại bất cứ lợi ích nào cho học sinh, sinh viên sau này.
Thạc sỹ, PV Võ Trần Phương Thảo.









Không có nhận xét nào