Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI RÁC RƯỞI CHÊ VÀNG BẠC LÀ "RÁC RƯỞI", MỘT XÃ HỘI ĐẢO LỘN

"Nước ta không có nhà tù, Chỉ có trường học tít mù rừng sâu. Học cho trắng xóa mái đầu, Thân làm phân bón tưới màu cỏ hoa. Học cho tan ...

"Nước ta không có nhà tù,
Chỉ có trường học tít mù rừng sâu.
Học cho trắng xóa mái đầu,
Thân làm phân bón tưới màu cỏ hoa.
Học cho tan nát cửa nhà,
Biến thành dã thú mới ra khỏi trường!"

Đó là một bài thơ truyền khẩu dân gian nói về nỗi kinh hoàng của trò bịp "học tập cải tạo". Những bài thơ, những mẩu chuyện trào phúng ngắn gọn phản ánh hiện thực xã hội, nó châm biếm sự thối nát của chế độ rất có giá trị. Nó vẫn còn nằm quẩn quanh đâu đó, nó không hề bị quên lãng. Có thể nó được lưu trữ trong một trang web nào đó trên internet, có thể nó trở thành ký ức của rất nhiều người, hay rất có thể nó nằm trong các file PDF mà người yêu quý nó sưu tập để cất giữ. Nó là loại văn học truyền khẩu, không tác giả nhưng rất hay, rất thấm và rất ngắn gọn.

Những áng văn thơ đó không được giới thiệu rầm rộ, không cho xuất bản thành sách, không hề được quảng bá khắp như loại thơ văn nịnh nọt chính quyền. Nói chính xác, nó là những tác phẩm không được chính quyền thừa nhận, nó bị cấm. Vậy mà nó sống mãi với thời gian, chính quyền không tài nào cấm được những tác phẩm như thế.

Trước đây, thời Pháp thuộc, thơ trào phúng của Tú Xương nào được chính quyền đương thời chấp nhận? Thơ Nguyễn Đình Chiểu làm sao được chính quyền đương thời chấp nhận? Nhưng nó đã tồn tại đến ngày nay. Còn những tác phẩm văn thơ của bồi bút thời đó thì sao? Đến hôm nay không có một bài nào tồn tại. Vì những thứ nịnh nọt chính quyền tay sai và thực dân thì muôn đời nó bị phỉ nhổ, không có giá trị.

Ngày nay, chính quyền CS bị dân xem là một chính quyền khốn nạn và cặn bã, bởi những gì nó mang lại cho dân cho nước. Chiến tranh tương tàn giết hại đồng bào để nhận lấy đói nghèo và mất tự do. Dưới tay nó nuôi hàng đống hội nhà văn địa phương, và hội nhà văn trung ương. Đám viết văn tụ dưới trướng chế độ là nhóm làm mõm chó sủa thay cho đám lãnh đạo thượng tầng. Chúng, nói đúng ra là đám bưng bô cho tổ chức chính trị cặn bã. Cho nên chúng rất khốn nạn. Nhà văn nhà thơ có lương tri không bao giờ nhập hội với bọn này cả. Thực sự dân xem chúng là thứ rác rưởi không hơn không kém.

Đám hội nhóm thơ văn này họp hành, tranh giành chức quyền, tranh thủ bưng bô sao cho chủ hài lòng nhất để khìu lấy những đồng tiền thuế của người dân khốn khổ - những người mà không bao giờ thèm đọc một chữ nào trong thơ văn gì của chúng.

Văn truyền khẩu, thơ truyền khẩu là những tác phẩm có giá trị nhưng chính chủ không màng danh tiếng nên nó mới là những tác phẩm khuyết danh. Nhìn bài thơ hay nhưng khuyết danh mới thấy được cái cao cả của tác giả. Không phải như đám văn nô bồi bút, chúng hám danh đến độ phải đạo thơ đạo văn, đạo ý tưởng của kẻ khác, chúng đúng nghĩa là rác rưởi.

Cho nên, thực trạng văn học Việt Nam đương đại là những áng văn thơ trôi nổi trên internet là chính, chứ còn thứ văn thơ loại bưng bô rồi cũng như những tác phẩm bưng bô của thời khác, nó sẽ chết theo chế độ mà không thể lưu danh. Vì những thứ đó tồn tại nó cho thấy sự tanh hôi của đạo đức con người. Chưa hết thời CS mà bài thơ Đời Đời Nhớ Ông của trùm thơ nịnh - Tố Hữu đã phải giấu đi thật kĩ. Vì nếu đưa nó ra, người ta sẽ thấy sự mạt hạng của tay nhà thơ này khi hắn bẻ cong lương tâm lái ngược ngòi bút để làm thơ dối trá ca ngợi tên độc tài thuộc hàng đệ nhất ác ôn của xã hội loài người - Stalin. Rồi bài thơ ca ngợi sự giết chóc trong CCRĐ của hắn nữa, nó rất tanh tưởi.

Vừa rồi, một thằng là hội phó hội nhà văn gì đó nó nói "thơ trên Facebook là thơ rác rưởi". Đọc xong câu nói của nó tôi bụm miệng cười méo, xã hội thời nay loạn rồi. Rác rưởi chê vàng trong mỏ mà "thứ rác rưởi". Xã hội Việt Nam nó thế, đảo ngược giá trị, thế mới là nỗi đau cho đất nước này chứ!

Đỗ Ngà






Không có nhận xét nào