Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Liên tục đe dọa, Tổng thống Trump quên Mỹ cần Trung Quốc nhiều hơn Trung Quốc cần Mỹ?:

Tiếp tục trở lại hồ sơ ngoại thương Mỹ-Trung Ở bài báo này “Liên tục đe dọa, Tổng thống Trump quên Mỹ cần Trung Quốc nhiều hơn Trung Quốc c...


Tiếp tục trở lại hồ sơ ngoại thương Mỹ-Trung


Ở bài báo này “Liên tục đe dọa, Tổng thống Trump quên Mỹ cần Trung Quốc nhiều hơn Trung Quốc cần Mỹ?: http://cafef.vn/lien-tuc-de-doa-tong-thong-trump-quen-my-can-trung-quoc-nhieu-hon-trung-quoc-can-my-20180407220828884.chn, có khá nhiều người thắc mắc với tôi là họ rất lo lắng và hoang mang là ở VN hiện nay họ coi TQ như thể là nền kinh tế chiếm tới 50% GDP toàn cầu vậy?

Trước hết tôi thường hay nhắc nhở là các bạn ở VN khi đọc báo thì cần coi tác giả người viết báo đó là ai. Chẳng hạn trước đây tôi hay nói là ở VN, khi một ông tướng công an, quân đội cũng có thể trở thành nhà kinh tế học, hay chiến lược gia phân tích về kinh tế vĩ mô quốc tế khi họ phân tích bài viết vào cuối năm 2014, họ ca ngợi sự cấm vận của EU, Mỹ nhắm vào nước Nga thì kẻ thất bại chuốc lấy là EU,Mỹ,…rồi họ ca ngợi việc giá dầu thô sụt giảm mạnh là điều rất tốt cho nước Nga sẽ chuyển hướng kinh tế không phụ thuộc vào dầu lửa, khí đốt và Nga sẽ là trung tâm sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng điện tử, xe hơi như Hàn Quốc, Đức,… Rồi chuyện bi hài nữa là ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng trở thành một chiến lược gia phân tích rủi ro kinh tế tư bản,….

Đó là cái chuyện hỗn loạn đang diễn ra ở VN là ai cũng có thể trở thành chuyên gia, chiến lược gia phân tích kinh tế và rủi ro đầu tư toàn cầu. Đó là ta đang nói chuyện thời sự ở VN, là hiện nay báo chí phía Bắc của Bộ 4T này đang thay mặt các nhà kinh tế, chuyên gia tài chính Mỹ, kể cả họ đang làm thay các cố vẫn chiến lược kinh tế của Nhà Trắng là thay mặt ông Tổng thống Donald John Trump để phân tích rủi ro chỉ ra điểm yếu mà toàn thấy điểm bi quan kém cỏi của nền kinh tế Mỹ để đưa ra lời khuyên như thể họ hay dạy đời dạy bảo người Mỹ phải làm thế này làm thế kia về thương mại,….Đó là chuyện rất buồn cười. Báo chí thì có khẩu hiệu “học viện báo chí và tuyên truyền”, rồi kẻ tốt nghiệp văn chương về báo chí cũng có thể trở thành chiến lược gia phân tích kinh tế vĩ mô quốc tế,…

Tôi thì hay giật mình là nếu khôn lỏi thì họ nên lo việc ở nhà của họ là nên nộp đơn vào làm chức vụ cố vấn kinh tế cho chính phủ VN họ về phân tích rủi ro thị trường để mà tìm kiếm thị trường xuất khẩu nào tốt cho doanh nghiệp hay nông dân của họ, vì cái thành tích điệp khúc nông dân VN hay gặp hoàn cảnh là được mùa thì mất giá, và được giá thì mất mùa, rồi rau củ, nông sản, gia cầm, thịt heo, thịt gà sụt giá như trong quá khứ và hiện tại mà cả hệ thống kinh tế gia đồ sộ của nhiều ban bộ và cơ quan chính phủ của họ chả ra làm sao cả, huống hồ mấy tay viết báo vớ vẩn này, họ hay đi lo chuyện vĩ mô quốc tế của thiên hạ thay vì nên lo cái chuyện trong nước của họ cái đã, và lo cho cái đồng lương ít ỏi viết báo của họ đi, vì nếu khôn hơn người khác thì làm CEO, hay chuyên gia phân tích đầu tư quốc tế để mà làm giàu cho họ thay vì đi viết báo vớ vẩn nhảm nhí đó.

Trở lại hồ sơ kinh tế thì hãy  nhớ rằng các đời tổng thống Mỹ đều có trong tay các nhà hoạch định kinh tế cố vấn cho tổng thống. Họ nghiên cứu từng nhiệm vụ riêng biệt, và đa số đều là các giáo sư kinh tế học, tài chính, thuế,…hoặc lấy từ các chiến lược gia phân tích rủi ro từ các ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ như Morgan Stanley (NYSE: MS), Goldman Sachs (NYSE: GS), hay các kinh tế gia trưởng từng đứng đầu các bộ phận phân tích nghiên cứu kinh tế của WB (do người Mỹ làm chủ đầu tư),….Họ chỉ có thể phân tích như chiến lược gia phân tích nền kinh tế Á châu, rồi gói vào đó là chiến lược gia chuyên phân tích về kinh tế TQ, Nhật, Ấn Độ,…hay chuyên nghiệp hơn thì họ còn có chiến lược gia chuyên phân tích về rủi ro tỷ giá hối đoái của đồng tiền nào đó như đồng EUR, JPY, RMB,…mỗi chiến lược gia chỉ phân tích một mảng nào đó thôi.

Hãy nhớ rằng, điều hành nền kinh tế Mỹ và điều tiết đồng USD (đồng tiền dự trữ của thế giới, cũng như đồng tiền niêm yết định giá các giao dịch hàng hóa,…) là cực kỳ khó khăn mà chỉ có Mỹ họ mới làm nổi chuyện này, và cũng rất tốn kém. Cũng hãy nhớ rằng hầu hết các giải thưởng Nobel kinh tế học đều do người Mỹ hoặc những công dân ưu tú nhất từ nước ngoài tới Mỹ làm việc đều chiếm hết giải nên đừng có dạy khôn người Mỹ, thay vì jhoj nên lo chuyện VN để giúp cho nền kinh tế què quặt héo úa kém cỏi của họ. Một đất nước như VN có quá nhiều chuyện đáng bàn là đáng lên án là quốc gia này chưa bao giờ có một dự án đầu tư thành công khi nào cả, dù đó là dự án đầu tư kinh tế dễ nhất. Đó là 10 công trình dự án đầu tư thì hoặc bị thua lỗ, hoặc đóng cửa, hoặc đội vốn,…

Đó là chuyện bi hài, ấy vậy mà chuyên gia kinh tế cho tới mấy tay viết báo thì hay đi lo chuyện phân tích vĩ mô kinh tế của thiên hạ thì quả là chuyện lạ khó tin nổi.

Hãy nhớ rằng tính cho GDP danh nghĩa thì nền kinh tế TQ chỉ chiếm 18,5% GDP của thế giới, so với 30,2% GDP toàn cầu Mỹ tạo ra.

Cái nền kinh tế và ngoại thương của TQ thì dễ thấy là nhóm BRICS, như  Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi là sự thất bại thì ai cũng thấy rõ là sức tiêu dùng của TQ là quá kém đã không thể làm đầu máy kinh tế để gia tăng ngoại thương cho các nước làm tăng GDP của nhóm mà trái lại TQ lại còn tạo ra gánh nặng cho nhóm BRICS khi tiêu dùng của người dân TQ mà người ta kỳ vọng quá nhiều khi nói tới 1,4 tỷ dân TQ này có thể tạo ra đột phá nhờ họ kỳ vọng số dân đông, và ảo giác nhà giàu TQ mới nổi sẽ chi tiêu lớn, kết quả là trái lại là TQ lại bị phụ thuộc vào sức tiêu dùng của các nước BRICS, và hậu quả là mất cân đối dẫn đến nhiều nước bị mất thị trường tiêu dùng khiến họ mâu thuẫn và rút lui các thỏa hiệp ngoại thương, và dựng hàng rào thuế quan bảo hộ để chống lại hàng hóa xuất khẩu quá rẻ của TQ phá hủy nền kinh tế của họ, và nhóm BRICS gần như đã tan rã. Nó cho thấy số dân TQ rất đông đảo kia thực tế là dân TQ còn rất nghèo thu nhập còn quá thấp nên không đủ khả năng tiêu dùng nhập khẩu hàng hóa và họ cần xuất khẩu để nuôi sống nhiều trăm triệu dân TQ.

Cái thước đo dễ thấy nhất là kể từ khi mở cửa kinh tế từ những năm 1990 thì nền kinh tế TQ chưa khi nào họ bị thâm hụt tài khoản vãng lai, tức là họ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai. Đó là mối nguy hiểm cho TQ, dù rằng về lý thuyết kinh tế nghe có vẻ đạt thặng dư tài khoản vãng lai là tốt, nhưng đối với TQ nó vô cùng xấu, Bởi vì nó cho thấy cái nền kinh tế TQ này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, và cũng chỉ ra tử huyệt của TQ là nó cho thấy tỷ lệ tiết kiệm quá cao của dân TQ nó vẽ lên bức tranh là thị trường tiêu dùng nội địa của TQ còn rất yếu và mong manh.

Vì đối với một nền kinh tế gọi là cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới của TQ như vậy mà vì sao đồng Yuan, hay RMB của TQ không được đánh giá cao, thậm chí là xếp sau đồng JPY của Nhật, và kém xa đồng EUR,….

Lý do giải thích cũng dễ hiểu, đó là tôi giải thích cho bạn đọc về tài chính như thế này mà í tai thấy ra, đó là vì sao đồng USD có giá trị chi phối quá lớn và lưu hành tràn ngập thị trường của thế giới. Bởi vì Mỹ nhập khẩu mạnh, vì tiêu dùng nội địa lớn, do nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nên Mỹ họ trả ra bằng đồng USD thì các nước xuất khẩu lấy đồng USD về nhà mà, và tiền Mỹ lưu hành nhiều là vậy, đó là tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản thôi, dù so sánh đó hơi thiếu xót và khập khiễng, nhưng để giải thích bình dân cho ai cũng có thể hiểu được vài phần dễ thấy thay vì cứ đi đọc trộm tài liệu kinh tế học cao mấy trăm thước mà chả thấm được.

Hiệu ứng ngược lại là TQ, vì sao cái nền kinh tế to xác của Tàu và dân số chiếm gần như bằng 20% dân số thế giới, và mỗi người dán TQ chỉ cần cầm đồng RMB của họ chi tiêu thì cũng đủ để đồng tiền RMB của TQ lưu hành lớn hơn đồng EUR. Đó là bởi vì TQ xuất khẩu dựa vào ngoại thương quá lớn, nên họ chỉ xuất khẩu để thu về đồng USD, EUR và các ngoại tệ khác thay vì họ cần nhập khẩu hàng hóa của thế giới nhưu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và trả ra bạc mặt là đồng RMB cho thế giới tích trữ thì TQ chưa thể làm được chuyện này, vì số dân của họ quá đông và quá nghèo, lợi tức thu nhập quá kém nên không thể chi tiêu hàng hóa có giá cao được.

Chuyện thứ nữa là hệ thống tài chính của TQ quá kém. Tăng trưởng kinh tế dựa vào đầu tư và in tiền quá lớn lưu hành trong nước họ thì nếu có nhập khẩu nhiều hàng hóa của thế giới bằng việc tạo ra nợ thì TQ sẽ bị vỡ nợ ngay vì đồng tiền sụt giá mạnh, vì bây giờ nợ nần của TQ đang cao hơn Mỹ rất nhiều nếu so với GDP. Hãy nhớ rằng TQ đang là quốc gia đứng số 1 là dẫn đầu thế giới về việc in tiền bơm bạc đưa vào kinh tế. Đó là tăng trưởng tín dụng cho vay bằng đồng RMB của TQ là cao nhất thế giới,…Đó là rủi ro rất cao, và nó cũng giải thích phần nào là cái đồng RMB của TQ rất kém, kể cả quốc tế cũng chẳng mấy hào hứng khi TQ mới đây đưa ra nghiệp vụ giao dịch dầu thô tương lai về kỳ hạn niêm yết bằng đồng RMB thì cũng chẳng có tác động nào cả đến giao dịch dầu lửa bằng đồng USD.

(*) Nền kinh tế TQ xưa nay họ quen luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai, nếu bây giờ bất ngờ bị thâm hụt tài khoản vãng lai thì ta sẽ chứng kiến một sự khủng hoảng kinh tế đến từ TQ, vì trước đây vào giữa năm 2015 thì thị trường cổ phiếu TQ bị xì bong bóng khi nền kinh tế TQ xuất khẩu yếu đi vì đạt thặng dư tài khoản vãng lai dù ở con số dương, nhưng thấp hơn so với nhiều năm thì cả nền kinh tế TQ rơi vào hỗn loạn là GDP sụt giảm mạnh. Đó là chuyện bi kịch cho TQ mà ta cần chú ý trong phân tích kinh tế.

Phương Thơ






Không có nhận xét nào