Thử tưởng tượng một trận đấu bóng đá mà không có trọng tài thì sao? Thì chắc chắn sẽ không có công bằng. Không phải đội chơi hay hơn thắng m...
Thử tưởng tượng một trận đấu bóng đá mà không có trọng tài thì sao? Thì chắc chắn sẽ không có công bằng. Không phải đội chơi hay hơn thắng mà là đội nào đầu gấu hơn sẽ thắng. Trọng tài là bên thứ 3 giám sát cuộc thi đấu để đảm bảo tính công bằng cho cuộc chơi. Nguyên tắc đó không thể thiếu trong bất kì cuộc đối đầu mang tính hợp pháp nào.
Nghi phạm là kẻ bị nghi ngờ phạm tội. Mà bị nghi ngờ thì cũng có thể họ phạm tội thật, cũng có thể không. Như vậy trong nguyên tắc điều tra của các nước tự do họ mới đưa ra "nguyên tắc suy đoán vô tội". Nguyên tắc này là gì? Tức là điều tra viên phải xem bị can là vô tội cho đến trước khi tòa tuyên án. Chỉ có chứng cứ khách quan mới buộc tội họ chứ ý muốn chủ quan của điều tra viên không thể buộc tội bị can. Chính vì thế nó ra đời bộ môn Tâm Lý Tội phạm. Đó là cả một chuyên ngành về tội phạm học, nhân viên điều tra dùng nó để moi cho bằng được chứng cứ đúng cho vụ án chứ không thể khủng bố nghi can để ép nạn nhân nhận.
Giữa cơ quan điều tra và cá nhân bị can là 2 đối thủ không cân sức, bên quá hùng hậu và bên đơn độc. Nếu chỉ để cho cơ quan điều tra và bị can đối mặt nhau trong phòng kín thì điều gì xảy ra? Thì như đã nói ban đầu, kẻ mạnh hơn sẽ đạt được mục đích nhờ cưỡng bức bên yếu hơn chứ không có chuyện kẻ sở hữu sự thật thắng thế. Như vậy quá trình điều tra mà thiếu bên thứ 3 giám sát thì kết quả điều tra chỉ là sự áp đặt của thế lực áp đảo, nghĩa là bản án sẽ do cơ quan điều tra vẽ ra chứ thực chất nó không phản ánh bản chất thật của vụ án. Mà bên thứ 3 là ai? Đó chính là luật sư bảo vệ cho bị can. Họ phải có mặt ngay từ đầu và giám sát chặc chẽ quá trình điều tra mới đảm bảo công bằng. Nhưng với luật CS, công an tùy tiện ý cấp phép luật sư bào chữa. Nghĩa là quyền cho phép luật sư tham gia tố tụng là trong tay kẻ mạnh chứ đó không phải là thuộc quyền hiển nhiên. Lúc luật sư bào chữa chưa được cấp phép thì lúc đó là khoảng trống, ai sẽ giám sát? Khi không có sự giám sát thì lúc đó nhục hình được tung ra để ép người vô tội phải nhận tội, chắc chắn là vậy
Rõ ràng, luật sư không có mặt suốt quá trình điều tra bị can thì đấy sẽ tạo ra khoảng trống. Chính khoảng trống thiếu vắng luật sư là lúc cực kỳ nguy hiểm cho bị can. Đó là lúc chính quyền dùng nhục hình để ép bị can nhận tội theo ý họ nhằm khoả lấp sự yếu kém của cơ quan điều tra. Đây là điểm mấu chốt gây ra oan sai cho bị can. Ở Việt Nam, công lý sẽ không thể tồn tại ở bất kỳ vụ án nào với cơ chế điều tra kiểu này. Hệ thống luật CS, là hệ thống quy định nhằm đảm bảo cho bản chất côn đồ nhà nước được thực thi chứ hoàn toàn không bảo đảm an toàn cho dân, và cũng chẳng đảm bảo công lý cho nạn nhân.
Nguyên tắc của giới xã hội đen để buộc đối thủ nhận lời là gì? Là nguyên tắc khủng bố. Đó là đặt nạn nhân vào thế hoảng sợ vì đang đối mặt với cái chết mà bất đắc dĩ phải gật đầu nhận lời. Nguyên tắc này không hề có lẽ phải. Có thể họ đánh gần chết để nạn nhân sợ chết gật đầu theo yêu sách của họ. Hoặc họ đem tính mạng con cái vợ chồng ra đe doạ. Hoặc họ tùng xẻo các bộ phận trên cơ thể nạn nhân cho đau đớn để nạn nhân hoảng sợ gật đầu vv... Thực tế, có nạn nhân cứng đầu không chịu nhận lời thì bị hành quyết luôn cho đến chết.
Những nguyên tắc được nêu trên là nguyên tắc của bọn tội phạm chứ không phải nguyên tắc của cơ quan điều tra. Nguyên tắc của cơ quan điều tra phải là khoa học hình sự. Phải bảo đảm sự an toàn cho bị can, vì nếu họ vô tội thì sao? Phải trả họ về với xã hội như lúc chưa là nghi can. Đấy mới là công việc của công an điều tra chứ không phải trò hành hình gây áp lực nạn nhân phải gật đầu nhận tội bừa. Với một chính quyền, cần phải loại bỏ nguyên tắc của bọn tội phạm và chỉ trung thành với những nghiệp vụ có tính khoa học để đảm bảo sinh mạng cho công dân.
Mới đây, trong một bài báo khoe thành tích ông tướng Phan Văn Vĩnh rằng, thành tích phá án của ông ta là cho đốt nhà nghi can để công an viên nhào vô lục tìm tang vật của nghi can. Đây rõ ràng là một hành động đe doạ đến tính mạng nghi can - người chưa chắc có tội. Nếu bị can chết cháy thì sao? Đây là việc làm mà CS họ gọi là "biện pháp nghiệp vụ". Biện pháp của họ rặt một phường côn đồ, khủng bố và xem thường sinh mạng dân. Đem sinh mạng của nghi can ra làm giải pháp cho quá trình phá án. Tởm! Bà con hãy nghĩ xem? Nếu nghi can vô tội nhưng bị chết cháy thì sao? Khi đó ai đền mạng cho nạn nhân?
Nhìn lại, tình trạng hàng năm, có gần trăm nghi can bị giết chết trong quá trình tạm giam là kết quả của cái gọi là "biện pháp nghiệp vụ". Đặt nạn nhân vào thế có thể bị giết bất cứ lúc nào nhằm buộc họ nhận tội là việc làm của nhóm khủng bố hoặc bọn tội phạm cướp của giết người hoặc của bọn bắt cóc tống tiền chứ không phải là thứ "biện pháp nghiệp vụ" của công an điều tra. Các "biện pháp nghiệp vụ" kiểu này cần phải loại bỏ. Trong tình thế hoặc chết ngay nếu không nhận bừa, hoặc chết sau đó vài tháng, thì nạn nhân đành nhận tội bừa để sống thêm vài tháng rồi sau chịu tử hình oan còn hơn. Phương pháp ấy của công an điều tra CS đã giết oan không biết bao nhiêu người, và buộc tội oan bao nhiêu người.
Nỗi đau của thảm họa gây oan trái của công an CS không bao giờ bị khui ra nếu không có đấu đá ở thượng tầng chính trị. Năm Cam ư? Ông ta chỉ trừng phạt dân xã hội đen trong giới ông ta. Nhưng công an CS là những tên dùng cách giết oan mạng dân để kiếm thành tích và cũng để đe dọa. Nói trắng ra là nó dùng đảng luật để hoạt động mafia, dùng quyền lực nhà nước để thực hiện hành vi xã hội đen hoặc để sai khiến xã hội đen phục vụ cho nó. Nó là mafia hợp pháp.
Cho nên, hãy nhìn kỹ lực lượng chấp pháp CS. Nó là một lực lượng mang màu sắc tổ chức tội ác, chỉ biết dùng sinh mạng dân để tạo thành tích cho chế độ chứ không mang dáng dấp của lực lượng chấp pháp. Còn chức năng bảo vệ nhân dân như xứ tự do ư? Không có đâu. Công an CS, là một lực lượng tội phạm nhân danh luật pháp để bóp chết sự tiến bộ của đất nước. Cần loại CS để đất nước phát triển.
Đỗ Ngà
Không có nhận xét nào