Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NỀN GIÁO DỤC MỤC NÁT

Mục đích của giáo dục là gì? Đối với cá nhân thì mục đích là tạo cho con người có nhân cách và một người có chuyên môn. Đối với quốc gia thì...

Mục đích của giáo dục là gì? Đối với cá nhân thì mục đích là tạo cho con người có nhân cách và một người có chuyên môn. Đối với quốc gia thì mục đích của nó là tạo ra một xã hội nhân bản và một đất nước có nguồn lao động chất lượng.

Trên hết hãy xem nhân cách con người Việt Nam như thế nào? Dối trá, tham lam lừa đảo, trộm cắp, vô tâm, thiếu ý thức, vô trách nhiệm nó hiện diện trong đại đa số. Đến nỗi nước ngoài họ phải ghi Tiếng Việt nơi công cộng để cảnh cáo những thói quen đáng khinh bỉ đó của người Việt. Còn chuyên môn của người Việt thế nào? Thế giới không thừa nhận bất cứ bằng cấp chuyên môn nào được cấp bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Với 24.000 tiến sĩ không có bằng sáng chế nào ở tầm thế giới là một sự chứng thực, người ta không công nhận là đúng.

Hãy xem xã hội Việt Nam thực tại. Đạo đức xuống cấp, học sinh đánh nhau, trò đánh thâỳ, kẻ lừa đảo lừa kẻ tham lam, con đánh cha mẹ, người bán hại người mua. Đấy, nền đạo đức xã hội thế đấy.Về đạo đức đã thế, còn về khoa học thì sao? Là con số zero tròn trĩnh. Mở cửa 32 năm Việt Nam chưa làm nổi một chiếc xe máy cho thị trường chứ đừng nói đến ô tô. Tệ đến nỗi làm con ốc cho Samsung còn không làm nổi.

Đấy là một thực tế minh chứng cho một nền giáo dục quá kém cỏi. Thế nhưng hệ thống giáo dục này ép học sinh học như điên dại để làm gì? Nó có xây dựng nên xã hội tốt đẹp và một nền khoa học tiên tiến cho Việt Nam đâu mà ép học sinh học như lao động khổ sai vậy? Học cho nhiều để tạo thành một xã hội thối nát về đạo đức và không thúc đẩy được đất nước phát triển thì rõ ràng, trong nền giáo dục này đang chứa những thảm họa.

Không phải ngẫu nhiên mà trong dân gian xuất hiện từ "tị nạn giáo dục". Có lửa mới có khói, có họa trong giáo dục thì trong nhân dân mới hình thành nên câu  nói này. Tị nạn nghĩa là bỏ xứ ra đi nhằm trốn thoát khỏi hiểm nguy. Vậy mà, người ta dùng từ "tị nạn" cho việc giáo dục, thì điều đó có nghĩa là, nền giáo dục XHCN đang tiềm ẩn những mối nguy tai hại đang đổ lên đầu học những học sinh non nớt.

Nhìn lại hình ảnh gần đây ta thấy gì? Học sinh đâm thầy vì thầy giáo kì thị hình xăm của học trò. Học trò đánh nhau, thầy đánh trò nhan nhản. Nghĩa là nền giáo dục đã tạo ra những lớp người hư đốn ngay khi còn chưa trưởng thành. Nếu học sinh không hư đốn, cũng rất có thể các em này bị guồng máy hám thành tích nghiền nát các em trong những lớp phụ đạo, học luyện thi suốt ngày suốt đêm. Áp lực học như điên, lúc nào cũng chiến đấu với con  chữ  để nhét nó vào đầu  như những cuộc tử chiến với quân thù, thế mà cuối cùng cũng chẳng nâng được tầm của đất này, mà thậm chí còn tụt hậu so với họ. Như thế thì há chẳng phải nền giáo dục này là sự đày đọa hay sao?

Kẻ có học ở Việt Nam đa phần là kẻ lắm chiêu nhiều trò để kiếm chác hoặc để bò lên địa vị cao. Thủ đoạn, chiêu trò, nịnh bợ, gian dối là những thói xấu trong xã hội bẩn, nó gặp phải kẻ tâm không thiện thì nó phát triển. Hiện nay, kẻ chuyên môn kém luồn lách giỏi ở Việt Nam là một mẫu người hợp thời. Vậy cuối cùng giáo dục Việt Nam đã tạo được gì trong những con người loại này? Chẳng còn gì cả, nhân cách thấp và chuyên môn kém thì xem như nền giáo dục này là thảm họa.

Ngày này, hễ ai giàu có là đưa con cái thoát khỏi nền giáo dục thổ tả này. Nó tốt sao được khi một bộ trưởng đạo văn mà lại vẫn được bảo kê ngồi vào ghế điều hành nền giáo dục đất nước. Nó tốt sao được khi nó đày đọa học sinh nói sự thật và bảo kê vị trí vững chắc cho giáo viên sai phạm. Nát lắm, với đà lao dốc của nó, liệu nó còn xứng với từ "giáo dục" mà nó đang mang hay không nữa? Như sâu đục thân, cái gọi là XHCN nó có mặt nơi nào thì nơi đó mục nát, nó tham gia lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó cũng bị đục khoét đến mục rỗng. Khiếp!

Nguyễn Hưng Việt





Không có nhận xét nào