Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUY CƠ CỦA CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP VỚI THẾ GIỚI.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế được điều hành theo quy luật cung và cầu. Ở nền kinh tế này vai trò của chính phủ càng giảm thiểu thì càng...

Kinh tế thị trường là nền kinh tế được điều hành theo quy luật cung và cầu. Ở nền kinh tế này vai trò của chính phủ càng giảm thiểu thì càng có lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh khi các rào cản thương mại được giở bỏ. Nếu thể chế chính trị can thiệp mạnh sức cạnh tranh của doanh nghiệp suy yếu và khi ra giữa đại dương mênh mông, con thuyền của họ có nguy cơ bị lật úp theo quy luật "cá lớn nuốt cá bé".

Kinh tế thị trường luôn lâm vào khủng hoảng có tính chu kỳ. Bởi lẻ khi hàng hóa sản xuất ra quá dư thừa nhưng sức mua không theo kịp thì sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa. Khi thị trường vốn, đất đai , nhà cửa ,tài sản công ty bị đẩy lên quá cao so với giá trị thật thì nó sẽ tạo ra bong bóng...Và những quả bong bóng này sẽ phát nổ khi nó căng cực đại để trở về với giá trị thật.

Thế giới từ khi áp dụng kinh tế thị trường đã trải qua 5 cuộc đại khủng hoảng lớn. Nhưng tham gia vào ngôi nhà chung này hầu hết là các nước có thể chế chính trị dân chủ. Chính quyền là của dân nên khi suy thoái kinh tế không ảnh hưởng lắm đến chính trị. Bởi lẻ khi thất nghiệp , đói kém ,phá sản do khủng hoảng kinh tế không một người dân ở các nước dân chủ lại đổ trách nhiệm cho chính quyền và cho dù họ có thay một đảng phái cầm quyền này bằng một đảng phái khác thì chính quyền ấy vẫn là của họ, do họ bầu nên.

Nhưng với các chế độ độc tài đảng trị hay độc tài cá nhân thì lại khác. Tham gia vào kinh tế thị trường là một con dao hai lưỡi.Nếu cộng sản giữ mô hình kinh tế tự cung, tự cấp như Triều Tiên thì sóng to gió lớn của khủng hoảng thế giới chẳng tác động gì đến nó. Nhưng lại ngặt là dân làm ra bao nhiêu ăn bấy nhiêu không kinh doanh buôn bán gì được nên suốt đời nghèo đói. Do vậy một số nước cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam đánh bài liều cởi trói hy vọng hội nhập bằng một chân sẽ có của ăn của để vừa dễ mị dân vừa huyênh hoang với thế giới.

Trong cuộc chơi này các doanh nghiệp của những chính phủ như Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn bất lợi với các doanh nghiệp của các nước tự do. Họ chỉ có một lợi thế là lợi dụng được nhân công lao động giá rẻ bởi không có các phúc lợi xã hội đi kèm và có thể tùy tiện phá giá đồng tiền để cạnh tranh.

Nhưng lợi thế nhân công không tồn tại được lâu bởi lực lượng lao động sẽ già đi theo thời gian mà chính sách sinh đẻ không theo kịp để bổ sung, lợi thế phá giá thao túng tiền tệ sớm muộn cũng bị phát hiện.

Một đặc điểm nữa chính là sự tăng trưởng kinh tế giả tạo , sự bất bình đẳng trong thu nhập giàu nghèo đã khiến thị trường vốn(chứng khoán), bất động sản ở các nước này phình to. Do vậy tài sản của các nền kinh tế này một phần rất lớn là tài sản ảo. Chúng đến từ các nhà đầu tư ở nước ngoài. Một khi các nhà đầu tư bán tháo cỗ phiếu và bất động sản các công ty ở các nước này sẽ chỉ còn lại cái xác ve.

Khi mà hàng trăm ngàn ,hàng triệu công ty lớn nhỏ bị thoái vốn tất nhiên chúng không thể hoạt động được nữa .Điều tất yếu là phải sa thải công nhân, tạo ra thất nghiệp. Khi công nhân thất nghiệp thì hàng hóa khan hiếm và xảy ra lạm phát. Có khi một xe tiền mới mua nổi một ổ bánh mì.

Công nhân nông dân đói kém không có việc làm thì sẽ dẫn đến việc nhắm vào thể chế chính trị độc tài, độc quyền để lật đổ nhằm thay đổi thể chế, tạo ra chén cơm cho họ.

Trung Quốc chỉ mới gia nhập WTO vào năm 2001 nên cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 chỉ gãi ngứa họ. Việt Nam cũng thế. Nhưng nếu nổ ra lần nữa thì khủng hoảng cung cầu của thế giới sẽ làm cả hai nước này điêu đứng. Bởi lẻ hai nên kinh tế này đang vay mượn các đồng tiền từ các nhà đầu tư thế giới quá sâu.

Khi họ rút vốn , bán tháo cỗ phiếu cả Trung Quốc và Việt Nam không chết cũng bị thương trầm trọng.

Dương Hoài Linh

Không có nhận xét nào