Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Nhân chuyện cá ở miền Trung lại chết ở mấy tỉnh. Trong lúc đó nước biển ở Đà Nẵng đã đổi màu do.

THỦY NGÂN  Nhân chuyện cá ở miền Trung lại chết ở mấy tỉnh. Trong lúc đó nước biển ở Đà Nẵng đã đổi màu do...tảo, xin viết mấy dòng về thủy ...

THỦY NGÂN 

Nhân chuyện cá ở miền Trung lại chết ở mấy tỉnh. Trong lúc đó nước biển ở Đà Nẵng đã đổi màu do...tảo, xin viết mấy dòng về thủy ngân, để đỡ nghi ngờ cán bộ nước ta. Thủy ngân là gì, tại sao nó có trong nước thải luyện gang thép? Nó gây ngộ độc như thế nào. Mời quý vị đọc cho...vui.

1. Thủy ngân là gì?
- Thủy ngân là một kim loại dạng lỏng ở điều kiện thường. Tiếng Hy Lạp gọi là hydrargyrum (nước bạc, bạc dạng nước), chính vì vậy ký hiệu hóa học của Thủy ngân là Hg, bắt nguồn từ tên Hy Lạp đó. Tiếng Anh, tên của Thủy ngân là Mercury, tên một vị thần. 
- Là kim loại nặng, rất linh động, dễ bay hơi ở nhiệt độ thường. Thủy ngân lỏng độc, nhưng hơi Thủy ngân còn độc hơn.

2. Thủy ngân trong tự nhiên
- Trong tự nhiên, hầu như không có thủy ngân ở dạng nguyên chất, mà tồn tại dưới dạng hợp chất. Các loại quặng như chu sa, thần sa (chủ yếu chứa HgS: Thủy ngân sunphua), và một số quặng khác.

3. Lịch sử
- Ai đã xem phim cổ trang hay đọc kiếm hiệp Tàu, thấy mấy môn phái nhiều nữ hay dùng "thủ cung sa" hay dấu chu sa để thử trinh tiết con gái. Con thằn lằn (thạch sùng) được nuôi nhốt, cho ăn khoảng 7 cân chu sa (cân Tàu thời xưa not cân =kg). Sau đó con thạch sùng được sấy khô tán nhỏ, hòa với mấy thứ gì đó nữa, chấm lên cổ tay các bé gái. Màu đỏ thủ cung sa không bao giờ phai hay mất, trừ khi các thiếu nữ lôi kéo các chàng thiếu hiệp vô phạn điếm, nằm qua đêm để họp chi bộ.
- Người Trung Quốc thời trước cho rằng, thủy ngân có thể chế ra thuốc trường sinh. Chính vì vậy, các ngự y đã chế khá nhiều loại tiên đơn diệu dược cho Tần Thủy Hoàng uống. Đó là lí do mà Doanh Chính chết ở tuổi 49. Sau khi chết, mộ của Tần Thủy Hoàng còn được đào rất nhiều "con sông" để đổ thủy ngân xuống đó, với hy vọng sẽ sống lại và ...bất tử.
- Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530 - 1564)  của Nga đã bị điên loạn, giết cả con trai, loạn luân với con dâu, chém giết loạn trong cung đình. Nguyên nhân được nhiều sử gia ghi chép lại là: do các ngự y đã kê thuốc chữa bệnh đau nhức xương, có chứa rất nhiều thủy ngân cho ông ta uống.
- Trước đây, thời cổ trung đại, thủy ngân được dùng để chữa tắc, xoắn ruột.
- Trước thế kỷ 20, thủy ngân còn được dùng để chữa bệnh giang mai.

 4. Thủy ngân và các vụ thảm họa môi trường thời hiện đại
- Đầu những năm 1950, nhiều người dân ở khu vực Minamata - một khu vực chuyên về đánh bắt thủy sản ở phía Nam Nhật Bản bị mắc những chứng bệnh lạ như run rẩy chân tay, bại liệt, mất trí nhớ, một số trường hợp bị tử vong. Chất thải chứa thủy ngân của công ty hóa chất Chisso là thủ phạm. Trên 3000 người dân khu vực này đã nhiễm độc.
- Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata, Nhật Bản. Cũng nhiễm độc thủy ngân, lần này thủ phạm là một công ty khai khoáng ở địa phương.

5. Thủy ngân - luyện thép- Formosa
- Thủy ngân tại sao lại sinh ra trong luyện thép? Trong quá trình luyện thép, có 2 giai đoạn sinh ra thủy ngân. Thứ nhất là giai đoạn luyện cốc (than đá được nung nóng và chưng khô), thứ 2 là trong giai đoạn làm mát thép bằng nước. Quy trình và cơ chế cụ thể xin nhường cho các giáo sư tiến sĩ nước nhà. (Nếu không ai viết, nông dân tôi sẽ đọc tài liệu để viết).
- Tất cả các ngành công nghiệp sử dụng than đá, (bao gồm cả nhiệt điện chạy than, đang được Trung Quốc đầu tư chi chít trên đất nước ta), đều sinh ra lượng lớn thủy ngân khi hoạt động. 
- Trong luyện thép, đáng lo ngại nhất là khâu làm mát. Để có 1 tấn thép, các nhà máy thải ra khoảng 80 mét khối nước thải. Loại nước thải này chứa rất nhiều chất độc như: phenol, xyanua, ammonia, dầu, kim loại nặng (nhiều nhất là Chì, Cadimi và Thủy ngân). Nước thải này rất khó tái sử dụng, lại càng khó tách các chất độc, do cả yếu tố kỹ thuật và kinh tế. Cách kinh tế nhất là... thải hết ra biển. 
- Với công suất 20 triệu tấn thép/năm sau khi hoàn thành. Formosa sẽ tạo khoảng 1 tỷ 600 triệu mét khối nước thải. Con số này tương đương với trữ lượng nước của hồ Dầu Tiếng.

6 Cơ chế nhiễm độc của Thủy ngân
- Thủy ngân có thể nhiễm vào cơ thể qua hô hấp, qua thức ăn hoặc qua da. (Nhớ mấy quan chức cởi truồng tắm biển trong giai đoạn Formosa vừa gây ra thảm họa môi trường, chỉ muốn phì cười).
- Thủy ngân là chất độc dạng tích lũy. Tức là nếu hàm lượng tích lũy chưa đủ thì vẫn thấy... cuộc đời vẫn đẹp sao. Đó là lý do, sau thảm họa Minamata xảy ra, vẫn có hàng nghìn người Nhật vùng xảy ra ô nhiễm chết trong vòng mấy chục năm sau đó. 
- Thủy ngân dạng vô cơ ít độc hơn thủy ngân hữu cơ (dạng muối vô cơ và hữu cơ của thủy ngân). Cá tôm, hải sản sống ở vùng biển bị nhiễm độc, thủy ngân sẽ xâm nhập vào cơ thể các loại sinh vật đó và biến đổi thành thủy ngân hữu cơ. Thủy ngân hữu cơ độc nhất là dạng muối methyl của thủy ngân. (Đimethyl thủy ngân- Hg(CH3)2, là chất siêu độc, khoảng 1/10 củ một giọt rơi vào da là đã lấy được mạng người khỏe mạnh). Methyl thủy ngân - HgCH3 đỡ độc hơn, nhưng lại là dạng chính mà cơ thể con người thu nạp qua ăn các loại hải sản bị nhiễm độc. Đây là nguồn nhiễm độc thủy ngân chủ yếu, ở các vùng biển bị ô nhiễm. Trong số 2.200 người chết trong thảm họa Minamata, Nhật Bản, có khoảng 1.700 người chết vì nhiễm độc thủy ngân qua việc tiêu thụ hải sản ở vùng biển xảy ra thảm họa.
- Khi vào cơ thể, thủy ngân tác động đến hệ thần kinh (não, các dây thần kinh), các cơ quan nội tiết (gan, thận...). Ngoài ra, thủy ngân có thể gây ra các rủi ro với thai nhi (xảy thai, khuyết tật...). Chính vì vậy, các nạn nhân thảm họa Minamata hay bị run tay chân, tóc rụng do thần kinh và gan bị nhiễm độc. Sa hoàng Nga bị điên loạn do thần kinh trung ương bị tổn thương.

7. Một số lưu ý nhỏ
- Hầu như toàn bộ các mỏ vàng từ quốc doanh đến vàng tặc, đều dùng thủy ngân để thu và tinh luyện vàng. Do đặc tính của Thủy ngân: hòa tan vàng bạc rất dễ để tạo thành "hỗn hống". Sau đó, hỗn hống được đun nóng, thủy ngân bay hơi cờn lại vàng. Do đó, quý vị sống gần nguồn nước các mỏ vàng cũng cần lưu ý.
- Khoảng 90% các loại mỹ phẩm, kem trộn làm trắng da có chứa muối thủy ngân. Các chị em cũng hết sức liêu ý.
- Thủy ngân có trong các loại nhiệt kế (not điện tử), các loại bóng đèn huỳnh quang, bóng siêu sáng. Khi bị vỡ nhiệt kế, xin đừng quét,hay cố hốt, vì thủy ngân sẽ càng vỡ nhỏ, lăn lung tung do không bám bụi, ít ma sát. Hãy dùng lưu huỳnh bột để gom thủy ngân rơi. Không có lưu huỳnh, có thể dùng tạm bột ở đầu que diêm.
 

Tạm dừng ở đây đã, với tư cách một nông dân, tôi chỉ có thể viết  như trên. Việc đưa ra các con số, lập luận logic mang tính khoa học, các nghiên cứu sâu và chi tiết... xin nhường lại cho các giáo sư, tiến sĩ đông nhung nhúc của nước nhà. Nếu bị nhiễm độc thủy ngân do Formosa xả thải, quý vị đừng lo, mọi việc đã có đảng và nhà nước lo. Không liên quan lắm, nhưng hôm qua báo chí đưa tin: Một xã ở Quảng Bình đã lấy 100 triệu, tiền bồi thường thảm họa Formosa, để đưa cán bộ đảng viên đi du lịch. 

Ảnh sưu tầm
Ảnh 1,2,3,4: Lãnh đạo tắm biển, ăn cá 
Ảnh 5: Thủ cung sa

Bui Van Thuan












Không có nhận xét nào