Tao kể cho tụi bây nghe biết nơi tao từng sống, nơi mà tụi bây cho rằng " Phồn Vinh Giả Tạo ". Điều đầu tiên khi tụi bây bước vào...
Tao kể cho tụi bây nghe biết nơi tao từng sống, nơi mà tụi bây cho rằng " Phồn Vinh Giả Tạo ".
Điều đầu tiên khi tụi bây bước vào Sài Gòn, tụi bây sẽ thấy cách đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất hay, rất có dụng ý rất có ý nghĩa . Người đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, nếu để ý tụi bây sẽ thấy cả một chiều dài văn minh 4000 năm lịch sử của nước Việt trên từng bước chân.
Khi bước chân vào Sài Gòn, tụi bây đừng quá nhạc nhiên vì sao Sài Gòn đẹp và sạch đến thế, có thể nói miếng rác kiếm đỏ con mắt đấy. Đó là do ý thức của người dân.
Khi chạy xe trước đến các ngã ba ngã tư, tụi bây cũng đừng ngạc nhiên khi dân ở đây dừng đúng và xuất phát đúng theo đèn báo hiệu. Chứ không như bây giờ vượt cả đèn đỏ, hay đi trước cả 1 ,2 s đâu.
Tụi bây biết không, ngày trước Cảnh sát giao thông được gọi là Cảnh Sát Công Lộ , khi tụi bây bị CSCL chặn thì cũng đừng quá ngạc nhiên khi họ sẽ tự động giơ tay chào và xưng danh trước , họ cũng sẽ không rình bắt hay vòi vĩnh người dân như bây giờ đâu.
Khi ra dường tụi bây cũng đừng thắc mắc vì sao phụ nữ ở Sài Gòn mặc áo dài nhiều ? Từ trẻ dến già? Vì nó toát lên sự tao nhã, thanh lịch, quý phái cho người Phụ nữ ? Và là nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Tụi bây sẽ thấy những quán hàng rong, trên lòng đường , vỉa hè, nhưng lại rất trật tự, văn minh. Cảnh sát cũng không làm khó họ như bây giờ đâu ? Vì sao ư ? Do chế độ cả thôi .
Tụi bây cũng đừng ngạc nhiên vì sao ở đây Ô tô lại nhiều hơn xe máy , và những chiếc xe xích lô đạp vòng quanh Sài Gòn.
Tụi bây sẽ cảm thấy thân thương , khi mỗi buổi sáng nghe tiếng rao từ những người bán rong, đẩy xe ,từ ve chai, bánh bao chỉ, chè đậu xanh bột báng nước dừa, kẹo kéo, tàu hủ, đến mì gõ, ... đều có nguời mang đến tận cửa. Có rất nhiều tiếng rao mà bây tụi bây sẽ không hiểu nghĩa, nhưng nghe cái cung nhạc ấy thì biết ngay là họ bán cái gì.
Và người Sài Gòn không chỉ là những người đã ra đi, hay trở về, mà còn là những người ở lại và chưa bao giờ rời xa.
Người Sài Gòn, không chỉ là giới thượng lưu thường xuất hiện quanh những đoạn đường sang trọng khu quận Nhứt, mà còn là phần đông bình dân sống trong những con hẻm nhỏ ở Đa Kao, Thị Nghè, Phú Nhuận hay Chợ Lớn…
Người Sài Gòn, không chỉ là các nghệ sĩ nổi danh thong dong tụ tập trong quán cà phê thời thượng, bàn chuyện thi văn nhạc họa, hay những cô gái xinh đẹp dạo phố trong tà áo lụa, mà còn là những con người không xuất hiện trước đám đông, chỉ lặng lẽ âm thầm dâng tặng đời mình cho thành phố này qua mấy thế kỷ thăng trầm.
Người Sài Gòn không cống hiến tài năng hay công sức của mình cho thành phố như một lý tưởng. Họ cống hiến một cách tình cờ vì đã làm việc tất phải làm đến nơi đến chốn.
Người Sài Gòn, họ không màng thổ lộ cho ai hay mình yêu sâu đậm ra sao và nhớ da diết thành phố của mình như thế nào.
Người Sài Gòn, không để ý đến việc tụi bây viết “Sài Gòn” hay “Saigon”, cũng không quan tâm bạn nói giọng miền nào, miễn hiểu nhau là được.
Người Sài Gòn không nhất thiết bắt tụi bây phải gọi đường phố theo tên mới hay cũ, miễn sao tìm thấy nhà là được. Bởi với họ, chẳng có gì phải cực đoan.
Sài Gòn là thế đó , còn rất nhiều điều tao muốn kể cho tụi bây nghe, cho tụi bây biết,.. nhưng không thể nói hết qua 1 bài. Sài Gòn đã hơn 300 năm tuổi, vùng đất hội tụ nhiều văn hóa, và cũng rất dễ hội nhập... Đó là Sài Gòn ' Thành Phố Ngụy " mà tụi bây chưa biết đến, và chỉ nghe qua tuyên truyền, sách báo thôi... giờ tụi bây đã hiểu sự " Phồn Vinh Giả Tạo " mà tụi bây hay nói 1 cách rậpkhuôn là như thế nào rồi đấy !!!!
Việt Nam Sử Liệu
Không có nhận xét nào