Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TẠI SAO CÓ NHỮNG NỀN DÂN CHỦ THẤT BẠI ?

Dân chủ là một hành trình dài, gian khó. Không phải tiến hành một cuộc cách mạng đánh đổ một chế độ độc tài thành công là có ngay dân chủ. G...

Dân chủ là một hành trình dài, gian khó. Không phải tiến hành một cuộc cách mạng đánh đổ một chế độ độc tài thành công là có ngay dân chủ. Giai đoạn này chính là giai đoạn quan trọng và ở thời điểm giao thời mang tính quyết định . Nói trên lý thuyết thì rất dễ dàng nhưng trên thực tế đòi hỏi phải có những lãnh đạo dân cử có tài , có trí và thực tâm không tham vọng quyền lực. Nếu không chỉ hình thành nên những nền dân chủ giả hiệu và sớm muộn cũng sẽ quay lại độc tài. Bởi lẻ những lý do sau :

- Các thế lực độc tài sẽ ra sức chống phá, tuyên truyền trong dân lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để tiến hành khủng bố , ám sát, chiến tranh du kích, kích động biểu tình , bạo loạn để phá hoại nền dân chủ. Chúng sẽ lợi dụng quyền con người, quyền tự do ngôn luận để nói xấu thể chế và các lãnh đạo dân cử, dùng thơ văn, âm nhạc để xây dựng hình tượng lãnh tụ, suy tôn một đảng phái nắm quyền duy nhất và lôi kéo , tập hợp các tầng lớp nhân dân để khi có thời cơ thuận lợi là ra tay đảo chính các chính quyền dân bầu.

- Thể chế chính trị đa đảng nhưng không coi trọng cơ chế kiểm soát quyền lực. Hiến pháp không chú ý thiết chế để tạo ra hai chính đảng đối lập thay nhau nắm quyền. Và vì thế rất dễ tạo ra hình thức đối lập cuội. Các đảng phái tuy bên ngoài tách biệt lẫn nhau nhưng bên trong vẫn thông đồng bắt tay lẫn nhau để chia chác quyền lực và lợi ích. Bởi vậy có nhiều nước tuy đa đảng nhưng thực chất vẫn chỉ là một đảng bởi các đảng phái nhỏ vẫn là những tổ chức ngoại vi của một đảng lớn.

- Bầu cử chỉ là hình thức. Tuy có bầu cử nhưng lại gian lận trong việc ứng cử, gian lận trong hình thức mua phiếu, đếm phiếu. Và vì sự tuyên truyền của một đảng phái mạnh nên đa số phiếu đều tập trung vào một đảng duy nhất tạo ra tình trạng chưa bầu đã biết kết quả.

Xét trên các nền dân chủ thất bại như Phillippines, Pakistan, một phần nào đó là Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Myanma và bây giờ là cả Nga... ta thấy có một điểm chung là quyền lực vẫn bị thao túng bởi một đảng phái hoặc các nhà tài phiệt , các dòng họ gia thế.

Nguyên nhân chính là vì các nước này không thể tạo ra cơ chế lưỡng đảng đại diện cho sự đa nguyên thiên tả và thiên hữu như Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ đã khiến hai chính đảng này thay nhau nắm quyền chứ không rơi vào tình trạng một đảng nắm quyền quá lâu. Hình thức bầu cử tính theo cử tri đoàn cũng đã triệt hạ việc mua phiếu, bởi lẻ mua phiếu là vô ích. Hình thức này cũng khiến những đảng phái và cá nhân tranh cử không thể tập trung vận động chú trọng vào những thành phố đông dân mà phải rải đều các tầng lớp các vùng sâu vùng xa của đất nước.

Bên cạnh đó là quyền con người và quyền sử dụng súng của dân cũng là những cơ chế để hạn chế sự lạm quyền, khiến các đảng phái không thể bắt tay với nhau để vi hiến.

Việc tổ chức một hệ thống phân quyền với tam quyền phân lập, hai viện, tòa bảo hiến , tòa án tối cao... cũng rất quan trọng để tránh một đảng nắm trọn quyền lực, nắm trọn túi tiền của nhân dân để chi tiêu và nắm luôn cả luật pháp.

Đây là một hành trình dài để đi đến hoàn thiện. Và thế giới ngày nay đã đưa ra các chỉ số dân chủ để đánh giá một nền dân chủ đang ở mức độ nào ? Hoàn thiện hay chưa  hoàn thiện, thành công hay thất bại.

Nhưng có lẻ với Việt Nam chỉ khi nào bước vào vạch xuất phát của quá trình này họ mới thấy và đánh giá đúng mức công lao của cả một thế hệ trí thức thuộc đệ nhị VNCH đã làm được chỉ trong 8 năm từ 1967- 1975. Còn bây giờ họ sẽ chẳng bao giờ coi 8 năm đó ra gì.

Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào