Trước hết tôi trích dẫn vài số liệu phân tích của một số bài báo mà độc giả gửi tôi đường link, và tôi cũng cố lướt qua nó, đó là tờ Tuổi Tr...
Trước hết tôi trích dẫn vài số liệu phân tích của một số bài báo mà độc giả gửi tôi đường link, và tôi cũng cố lướt qua nó, đó là tờ Tuổi Trẻ có bài "3 đặc khu kinh tế mang lại lợi ích gì cho đất nước?": https://tuoitre.vn/3-dac-khu-kinh-te-mang-lai-loi-ich-gi-cho-dat-nuoc-20180416101446594.htm , và tờ Vneconomy có hai bài liên tục có lời tựa: "Chủ tịch Quốc hội: Phải bàn để ra được luật đặc khu": http://vneconomy.vn/chu-tich-quoc-hoi-phai-ban-de-ra-duoc-luat-dac-khu-20180416130046666.htm , "Lập ba đặc khu sẽ thu được gì?": http://vneconomy.vn/lap-ba-dac-khu-se-thu-duoc-gi-20180416102041073.htm
Tức là những bài báo này họ chỉ trích dẫn những phát biểu lảm nhảm của nhưng kẻ não thì ngắn mà mơ tưởng thì nhiều, họ hay mơ vào chuyện ảo giác là quan chức Vietnam hay mắc chứng bệnh megalomania, megalomaniac - thích làm lớn, mắc chứng hoang tưởng tự đại, người mê sảng. Mà dẫn đầu là cái Bộ Chính trị, là những người am hiểu giáo điều giáo lý kinh tế chính trị Chủ nghĩa Marx-Lenin và kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là nó đang mâu thuẫn và rất rủi ro để những người thao túng quyền lực này không am hiểu kinh tế thị trường tư bản thì lập ra đặc khu kinh tế là chuốc thất bại dễ hơn là thất bại của Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, Lâm Đồng mà VN đã trả giá quá đắt khi sập bẩy nợ và bẫy hủy hoại môi trường và văn hóa bản địa của các vùng đó thì cái Bộ Chính trị này vô can, dù nó là chủ trương của bộ này ra.
Trở lại cái chuyện hồ sơ các "đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong", thì nó đang là nơi mà tôi gọi là "đặc khu đầu cơ kinh tế", tức nó rất rối loạn bán nháo và không có bất cứ giá trị kinh tế nào cả mà còn đang tạo ra gánh nợ quả bom nợ công quá cao của VN cũng như thuế má quá lớn đang diễn ra ở xứ này.
Hãy nói về chuyện bên ngoài trên thế giới thì hãy nhớ rằng những hình thức ưu ái "đặc khu kinh tế" của nhiều nước trước đây áp dụng thì bây giờ nó đã lỗi thời và lạc hậu, nó không còn thích ứng với sự thay đổi của các nghiệp vụ kinh tế hiện đại nữa. Thậm chí là ở Thượng Hải thì nay Bắc Kinh đã và đang thu hồi dần dần cái đặc khu kinh tế Thượng Hải này,…
Chuyện rất chuyên môn khi nói về đặc khu kinh tế thì có lẽ VN đang đi học cái thứ phế thải mà còn gặp rủi ro về nợ mà ít ai chú ý. Đó là trước đây thì hãy nhớ rằng các đặc khu kinh tế ở TQ như Thẩm Quyến, hay Thượng Hải, rồi bên Hồng Kông (có lẽ Hồng Kông là khu tự trị liên bang thì đúng hơn),… thì khi họ lập ra đặc khu kinh tế thì quả nhiên ban đầu vốn vay đầu tư của chính phủ dành ưu đãi rất lớn vào các đặc khu kinh tế đó, tức là lấy tiền ngân sách làm mồi góp vốn cho tư nhân và nước ngoài châm vốn vào đó thì ta gặp vấn đề thuận lợi của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, Thượng Hải như sau, đó là ban đầu tỷ lệ nợ của TQ là rất thấp, gọi là siêu thấp mà cao trào là từ những năm 90 của thế kỷ trước, đó là nợ của chính phủ TQ chỉ duy trì dưới ngưỡng 12% của GDP, cái tỷ lệ nợ công cũng thế. Chính vì thế nhà nước Bắc Kinh mới hỗ trợ tạo ra nợ tung vào các dự án đầu tư mạnh cho các đặc khu kinh tế ở Thẩm Quyến, Thượng Hải mà vẫn không sợ rủi ro về nợ cao của quốc gia. Và cái may nó đón đầu mà các đặc khu kinh tế của TQ bùng phát đó là mấy năm sau thì Trung Quốc được gia nhập WTO ngày 10/12/2001 và họ trở thành công xưởng chế biến toàn cầu của thế giới khi nhiều công ty Mỹ, Âu châu, Nhật họ lập nhà máy đầu tư vào đó, cũng như đầu tư vào các nghiệp vụ thị trường vốn hay chứng khoán vào TQ,…
Cái nổi bật gặp may của các đặc khu kinh tế của TQ là họ có sẵn nền móng giáo dục ảnh hưởng từ Tâp phương, Hồng Kông, nhất là Thượng Hải. Vì Thực tế Thượng Hải họ đã là còn Rồng kinh tế tư bản sống trong lòng chế độ cộng sản TQ từ lâu rồi cái Thượng Hải này nó là đầu máy kinh tế đưa TQ thành cường quốc về kinh tế từ hơn 1,5 thế kỷ trước rồi, vì Thượng Hải nó đã có sẵn nền móng ảnh hướng nếp sống và kinh tế tư bản từ rất sớm, và Thượng Hỉa đã có thị trường chứng khoán đầu tiên của Trung Quốc nó đã mở cửa vào những năm 1860 ở rồi, và những năm đó thì ở TQ cực kỳ giàu sang và hiện đại như Tây phương du nhập vào. Sản lượng kinh tế thời đó nếu có thống kê thì cũng đã rất lớn do lãnh đạo cộng sản cực đoan ở TQ lên cầm quyền họ có những chính sách sai lầm y như VN vậy là quốc hữu hóa tài sản tư nhân và thậm chí đóng cửa thị trường chứng khoán ở TQ khiến cho quốc gia này lụt bại về kinh tế, và mãi tới năm 1990, thì Bắc Kinh cho phép Thượng Hải mở của lại Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Stock Exchange – SSE), nó được biết tới hai chỉ số chứng khoán chính là Shanghai Composite Index, Shanghai Shenzhen CSI 300 Index (và đặc cách Chỉ số CSI 300 là chỉ số trọng số tự do thả nổi cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến). Trong khi Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (Shenzhen Stock Exchange: SZSE) nó cũng được thí điểm lập ra năm 1990. Nó được biết qua hai chỉ số chứng khoán chính là Shenzhen Composite Index, Chỉ số ChiNext (của TTCK Thẩm Quyến), cộng thêm vào cuối năm 2001 thì TQ gia nhập WTO như đã nói thì TQ họ đã rất gặp may khi dẹp bỏ những giáo điều bảo thủ kinh tế để thí điểm mô hình đặc khu kinh tế đặc biệt cho Thẩm Quyến và Thượng Hải thì quả nhiên họ rất thành công vì rất nhiều thuận lợi.
Ngày nay thì TQ đang thoái trào vì gặp bất lợi là hết còn là "công xưởng gia công toàn cầu", họ đang phát triển kinh tế bơm lên quả bom nợ quá lớn thì TQ lại đang chuyển qua mô hình kinh tế Liên bang thí điểm nhân rộng là đi theo nền kinh tế pha trộn hỗn hợp tư bản lẫn xã hội chủ nghĩa theo phong cách Trung Hoa.
Nhưng, trong khi VN thì đi nhặt lại cái lỗi thời để thí điểm thì gặp bất lợi là quả bom nợ của VN bây giờ bơm quá to, nền móng đặc khu kinh tế thì chả có cái gì cả ngoài việc đầu cơ đất là chính. Có lẽ họ cần đi theo mô hình thu nhỏ hiệu quả hơn là "khu chế xuất", hay "khu công nghiệp" từng vùng mà VN đang thực thi và có kinh nghiệm chuyện đó, và họ chỉ mở rộng và quản trị tốt là được, và chấp nhận từ bỏ cái đuôi "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" cũng như hạn chế bàn tay can thiệp của nhà nước vào thị trường là được, chuyện đó đã mấy chục năm không làm nổi thì mơ gì đặc khu kinh tế.
Ta cần nhắc lại là mô hình kinh tế đặc khu đặc nó phải làm nghiệp vụ tự thân nó thu hút vốn tài chính qua thị trường chứng khoán, nó phải là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ đủ loại. Thí dụ như Thẩm Quyến, ngành chế tọa chiếm tới 58-61% ở TQ, trong khi ở Thượng Hải là 27-29%, các lĩnh vực tài chính thì tập trung ở Thượng Hải, và đầu tư vận chuyển, dịch vụ, khai thác tài nguyên đưa vào như sắt thép, kim loại, mỏ, đất hiếm và các lĩnh vực khác đầu ngành của TQ đều tập trung ở đây, như viễn thông, tin học, công nghệ cao về tin học ứng dụng,..nhưng hãy nhớ rằng lĩnh vực bất động sản ở đặc khu kinh tế Thượng Hải chỉ 2,8%, Thẩm Quyến là 14%, vì tập trung dân số khắp đất nước dồn vào thì tất nhiên họ cần xây cất bất động sản đáp ứng cho các dịch vụ nhà ở, giao thông hạ tầng cũng như cư trú của người nước ngoài, nhưng đốt xương sống của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến vẫn là lĩnh vực chế tạo chiếm lớn nhất nước như đã nói là tới 61%. Qua đó cho thấy những cái đặc khu kinh tế đặc biệt ở VN vẽ ra nó là cái vỏ trống rỗng mà còn hút tiền ngân sách quá nhiều vào đó khi mà nền móng thì chẳng có gì hết.
Mà quan trọng tại Thẩm Quyến, Thượng Hải, nó tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề rất chuyên nghiệp, nó có nền móng giáo dục tốt nhất nước TQ, nhiều trường đại học chất lượng không kém gì Đại học Thanh Hoa, hay Tsinghua University (THU) ở Bắc Kinh,…
Đối với VN thì nó không có gì phân tích cả, vì có cái gì đâu, nhưng tôi trích dẫn câu nói rất đáng ngại của Chủ tich Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi nói về kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc rằng: "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật,…". Tức là trong đầu bà này cũng chưa biết và cũng chưa hình dung đặc khu kinh tế là gì luôn. Đúng là quá liều lĩnh và dựa hơi vào tập thể Bộ Chính trị.
Ôi thôi, có lẽ chủ đề sau nếu tôi ghé lại tôi sẽ phân tích chi tiết rõ hơn, nhưng tôi kết luận vội vàng là ở VN tốt nhất là họ cần dẹp hay cái mô hình kinh tế đặc biệt "đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong", vì mô hình này hiện nay nó đã không còn thích hợp nữa, nhất là VN, họ chưa có bất cứ nền móng nào cả để đeo đuổi mô hình kinh tế lỗi thời này. Vì nó siêu tốn kém tiền bạc ngân sách ném vào đó. Cái đặc khu kinh tế đặc biệt thì ở đâu nó cũng có trên đất nước này cả mà ít cần tiền ngân sách, đó là nhà nước VN này cần chia quyền cho người dân họ, cần bớt cái giáo điều "kinh tế thị trường định hướng XHCN", cần giảm vai trò các quả đấm thép thu hút tài nguyên quá lớn của quốc gia vào kinh tế kém hiệu năng, cần xóa bỏ các hội đoàn, đoàn viên đông đảo ngốn ngân sách quá lớn để dồn tiền đầu tư cho tri thức và giáo dục thực tiến, cần có tự do cởi mở về chính trị, tôn giáo, cần có công đoàn độc lập bảo về người lao động, cần có sự bầu chọn lãnh đạo tỉnh thành do người dân họ bình chọn và chịu trách nhiệm bầu người tài,...thì tự nó sẽ hình thành các đặc khu kinh tế mỗi vùng thôi.
Được đăng bởi Phuong Thơ-Tạp Chí Kinh tế, Tài chính, Chứng khoán
Không có nhận xét nào