Hợp đồng là gì? Là bản cam kết giữa hai bên, nó thể hiện tất cả các điều kiện ràng buộc sau khi đã bàn luận và đi đến nhất trí nhằm thực t...
Hợp đồng là gì? Là bản cam kết giữa hai bên, nó thể hiện tất cả các điều kiện ràng buộc sau khi đã bàn luận và đi đến nhất trí nhằm thực thi thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật. Để cho dễ hiểu, hợp đồng có 3 phần chính, bên A là bên giao việc, bên B là bên thực hiện, và công cụ chế tài nếu hợp đồng vi phạm- đó là pháp luật.
Điều quan trọng bậc nhất để hợp đồng được tôn trọng là gì? Đó là công cụ chế tài. Nếu không có điều kiện này bảng hợp đồng chỉ là một tờ giấy lộn không hơn không kém. Bên A sẽ vi phạm vì thấy điều nào không bất lợi cho mình. Hay bên B cũng thế.
Nói đến hợp đồng thì ai cũng hiểu, nhưng nói đến dạng khác của hợp đồng không được bao nhiêu người hiểu. Đó là khế ước xã hội.
Vậy khế ước xã hội là gì? Khế ước xã hội cũng là một bản cam kết, nó là bản cam kết giữa Nhà nước và Nhân dân. Nhân dân bên A, Nhà nước là bên B. Công cụ chế tài vẫn là pháp luật. Vậy cụ thể khế ước xã hội là tờ giấy nào và nó ghi điều kiện ràng buộc là gì? Đó chính là bản Hiến Pháp. Lấy ví dụ bản hiến pháp Hoa Kỳ. Trong đó ghi quy định thành lập bộ máy nhà nước tam quyền phân lập và những tu chính án mang sứ mệnh quan trọng trong công tác điều hành của nhà nước.
Câu hỏi đặt ra là, công cụ chế tài cho bản Khế Ước Xã Hội vẫn là luật pháp, mà luật pháp được sinh ra từ Hiến Pháp - Bản Khế Ước Xã Hội. Pháp luật là bản triển khai chi tiết hơn của hiến pháp, vậy pháp luật rõ ràng là đứa con của bản khế ước nhưng nó lại được xem là công cụ chế tài cho những điều khoản trong khế ước. Đâý điểm yếu nhất trong Khế Ước Xã Hội.
Ở bản hợp đồng thông thường, chúng ta thấy công cụ chế tài có sẵn, nó là sức mạnh vô địch và cơ bản nó không phải là đứa con được sinh ra từ bản hợp đồng. Rõ ràng công cụ chế tài cho bản hợp đồng có trước bản hợp đồng, nhưng công cụ chế tài cho bản Khế Ước Xã Hội lại có sau bản khế ước. Nếu không có biện pháp tổ chức bộ máy nhà nước cho thật khoa học để đảm bảo pháp luật được thượng tôn, thì luật pháp sẽ thành công cụ phục vụ lợi ích cho một bên - bên B - bên nhà nước và đảng phái, chứ nó không phải là công cụ để phụng sự cho sự công bằng như đã cam kết trong khế ước.
Như vậy làm sao cho luật pháp- đứa con của hiến pháp lại làm nhiệm vụ chế tài cho mọi nhánh quyền lực nhà nước? Bài toán cho vấn đề này chính là phân quyền. Vậy phân quyền là gì?
Để hiểu cho đơn giản thì tôi xin giải thích thế này. Một nhà có 2 đứa, một thằng chân tay khoẻ mạnh nhưng đui mù, một thằng chân tay cụt nhưng có đôi mắt sáng. Để thực hiện công việc thì thằng sáng mắt quan sát rõ rồi hướng dẫn cho thằng mù thực hiện. Nếu một trong 2 đứa bị thiệt thòi thì nó sẽ tẩy chay và đứa kia cũng chẳng làm gì được. Như vậy, để làm bất cứ việc gì cho trôi chảy thì cả 2 đứa đều tuân thủ nguyên tắc chung đã được thỏa thuận từ trước, thế là luật được thượng tôn. Đấy là nguyên lý đảm bảo sự thượng tôn pháp luật cho bản Khế Ước Xã Hội.
Mà phân quyền trong bộ máy nhà nước người ta gọi là tam quyền phân lập. Tức là 3 quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập nhau. Thằng lập pháp viết luật nhưng không buộc được người ta thực thi. Hành pháp buộc người ta thực thi bằng thanh kiếm sắc bén - lực lượng điều tra và lực lượng cảnh sát, nhưng họ không thể tự ra luật và không thể xử án. Tư pháp xử án nhưng không thể ra luật và cũng không có thanh kiếm trong tay để đe doạ. 3 nhánh Hành-Lập-Tư pháp luôn lăm le lẫn nhau, nếu có nhánh nào phạm luật thì 2 nhánh kia trừng trị. Từ đó pháp luật được thượng tôn, khi đó nó sẽ là công cụ chế tài hữu hiệu để thực thi bản Khế Ước Xã Hội.
Tam quyền phân lập là một cấu trúc cần thiết để đảm bảo tính thượng tôn pháp luật. Sự phân chia quyền lực trong 3 nhánh cho cân bằng thì mới đảm bảo dân chủ và pháp luật thượng tôn. Đó là vấn đề soạn ra bản khế ước - hiến pháp sao cho tránh bên trọng bên khinh trong 3 nhánh này. Nếu có khinh có trọng, lập tức tam quyền phân lập sẽ bị phá vỡ và đất nước sẽ là độc tài. Ví dụ như, nước Nga, điều 80 Hiến Pháp nước này quy định rằng, tổng thống có quyền giải tán Duma. Thế là cán cân quyền lực giữa 3 nhánh lệch hẳn về hành pháp, như vậy thấy nước Nga có cấu tạo bộ máy nhà nước tựa tam quyền phân lập của Pháp nhưng là độc tài. Cho nên để có dân chủ, chất lượng bản Khế Ước Xã Hội là cực kỳ quan trọng.
Còn Việt Nam thì khỏi bàn, hành pháp, lập pháp, tư pháp dồn một cục cho ĐCS giữ lấy. Đấy là vì sao luật pháp không thượng tôn và bản Khế Ước Xã Hội của xứ này chỉ là tờ giấy lộn vì pháp luật thành công cụ phục vụ lợi ích ĐCS nên chẳng có gì chế tài được bên B cả. Nhưng khổ nỗi, đất nước hàng triệu kẻ hiểu về bản hợp đồng nhưng hoàn toàn mù tịt về bản khế ước xã hội. Đấy là nguồn gốc của sự chậm tiến đất nước này vì nó đảm bảo cho độc tài toàn trị tồn tại thời gian rất lâu nữa.
Đỗ Ngà
Không có nhận xét nào