Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Về 3 tiếng "công tử bột"

Về 3 tiếng "công tử bột" Mà thầy An Chi, trong bài viết của thầy, đã nhận định rằng "ý nghĩa và xuất xứ của mấy tiếng đó đã đ...

Về 3 tiếng "công tử bột"

Mà thầy An Chi, trong bài viết của thầy, đã nhận định rằng "ý nghĩa và xuất xứ của mấy tiếng đó đã được Đỗ Văn Đáp nêu gọn và đúng như sau: Con quan, đẹp bề ngoài, bề trong không có ý.  Tên Bột, con chư hầu đời Xuân Thu không làm được sự nghiệp gì (Việt Hán thông thoại tự vị.  Nam Định, 1933, tr 146).".

Bài này của thầy An Chi tên là Xuất xứ của mấy tiếng "công tử bột", nằm ở trang 179 trong quyển Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm.

Nhưng mình đọc và suy gẫm lại, thì thấy lời đề nghị của thầy như vậy là có vấn đề, ở những điểm sau đây:

1. Khác với những lần khi thầy giảng giải từ nguyên, không hiểu tại sao trong bài này, thầy An Chi chẳng viết "công tử Bột" bằng Hán ngữ.  Không hiểu có phải do đây là thầy không kiếm được chữ Hán của cụm từ công tử Bột nên thầy không viết ra chăng ? Vì khi ta bàn về chữ Hán và văn hóa Hán, mà ta lại không viết từ nguyên Hán ngữ, thì coi bộ không đúng rồi.

2. Theo ngữ pháp Hán ngữ, công tử Bột cần được đọc và viết là Bột công tử.  Và chắc là nếu người Việt ta có lấy từ tên công tử Bột nào đó bên Tàu, chắc là người Việt sẽ dùng cả 2 danh từ Hán ngữ Bột công tử và Việt ngữ Công tử Bột.  Đây cũng như là ta dùng cụm từ Hán ngữ Ngưu Lang hoặc Việt ngữ chàng Ngưu chẳng hạn.  Nhưng bạn để ý, trong trường hợp này, người Việt mình chỉ dùng danh từ Công tử Bột, chứ chưa bao giờ dùng danh từ Bột công tử cả.  

Như vậy ý kiến cho rằng công tử Bột xuất xứ từ bên Tàu của thầy An Chi rất đáng ngờ vì nếu đúng là tên này xuất xứ từ bên Tàu, chắc chắn người Việt ta có dùng cả 2 danh từ Bột công tử và công tử Bột, chứ không chỉ giới hạn vào 1 danh từ Việt ngữ là công tử Bột.

3. Rồi ví dụ mà thầy An Chi đưa ra về vị công tử Quí Trát lại càng không đúng.  Vì theo sử, vị công tử này tên là Ngô Quý Trát 吳季札 và có giai thoại ngài hối hận vì không cho vị vua trước mượn kiếm.  Nhưng trong văn học dân gian người Việt lẫn Tàu, chưa bao giờ có ai dùng danh từ công tử Quý Trát 季札公子 để mà diễn tả một người hối hận điều gì sau này cả.  Ví dụ, mình chưa bao giờ nghe ai nói hoặc ai viết "Brian là một công tử Quý Trát" cả.  Vì nếu có chắc chỉ là "Brian giờ giống như công tử Quý Trát thời xưa" chẳng hạn, tức là người ta dùng phép so sánh, chứ không ai đem luôn cả cụm danh từ "công tử Quý Trát" ra như một thành ngữ tựa Sở Khanh trong truyện Kiều để mà thay thế cho cụm từ "hối hận" cả.

Cho nên, thầy An Chi đưa ra ví dụ công tử Quí Trát, thì thầy chỉ đúng về việc người đời nhớ về giai thoại công tử Quí Trát, như nhớ về giai thoại công tử Trùng Nhĩ chẳng hạn, chứ chắc chưa hề có người đời nào dùng luôn cụm danh từ "công tử Quý Trát" để thay thế cho cụm từ "hối hận" cả. 

Vậy ví dụ công tử Quí Trát của thầy An Chi đưa ra hoàn toàn không liên quan gì đến việc có hay không tên 1 vị công tử được người đời dùng để thay thế cho một cụm danh từ như công tử Bột cả.  Nên thầy cho ví dụ như vậy cũng bằng không.

4. Rồi ví dụ kế tiếp mà thầy An Chi đưa ra là "Trong Kim thạch kỳ duyên của Thủ Khoa Nghĩa có bài hát thằng Bột ... Cậu Ái Lang chữ đặt ... muốn con gái nguyên.  Cậu chơi hoàng hoàng ...".  

Ôi, câu này mà thầy An Chi trích đoạn, đúng là tả một vị công tử playboy chính hiệu.  Mà ở đây ngài Thủ Khoa Duyên viết thằng Bột không hẳn là tên vị công tử nào bên Tàu cả (bạn xem phần mình giải thích ở đoạn 6).  

Và đáng ngờ hơn, là nếu đây đúng là một vị công tử playboy, thì trong Hán ngữ, người ta đều dùng cụm danh từ 花花公子 hoa hoa công tử.  Mình chưa thấy hoặc biết trong Hán ngữ có cụm danh từ Bột Công Tử nào để chỉ cho một anh chàng playboy cả.  Nếu có, mời thầy và bạn share để mình nâng cao kiến thức.

5. Vậy với 4 điều trên mà mình phân tích, mình cho rằng cả thầy An Chi lẫn ngài Đỗ Văn Đáp đều không đúng cả, và cả 2 thầy đều giải thích rất mơ hồ, không thỏa mãn về việc giảng nghĩa rành rẽ từ phương diện Hán ngữ.

6. Còn mình dò lại bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, thì ở từ Bột, mình thấy rõ ràng cụ Huỳnh Tịnh Của còn viết là "𥹸 Bột - Người không biết đều mà hay nói phách, hay ỷ thị cũng gọi là thằng bột.".

Như vậy trong bộ Kim thạch kỳ duyên, chắc là ngài Thủ Khoa Nghĩa viết "thằng bột" chứ không là "thằng Bột" với Bột mà tên người như thầy An Chi nghĩ đâu.  Thằng bột ở đây chính là một anh chàng ỷ thị lại như thầy Huỳnh Tịnh Của giải tích đa.

Và mình chịu khó tra hết chữ bột trong Hán ngữ, thì đây nè, chữ bột 悖 này trong Khang Hy từ điển giảng nghĩa là 《說文》亂也。《玉篇》逆也。《周語》是以事行而不悖 tức (tính từ) hôn loạn, hoặc loạn, (động từ) làm trái, vi bối >> http://hvdic.thivien.net/whv/%E6%82%96.

Như vậy trước nhất, cụm danh từ công tử bột chắc không là từ tên một vị công tử nào tên Bột cả, mà chữ bột ở đây là một tính từ, nên ta cần viết là "công tử bột" chứ không là "công tử Bột".  

Thứ hai, nếu ta giải thích theo bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, thì "công tử bột" 悖公子 là một gã công tử không biết đều mà hay nói phách, hay ỷ thị (lại cha mẹ hoặc gia đình).  Và sau này, cụm từ công tử bột này đã bị hiểu trệt đi thành công tử bột 茀公子 này, mà trong đó chữ bột 茀 này đồng nghĩa với chữ phước 福 tức may mắn.

Vậy xưa chữ Nôm công tử bột 公子悖 là một anh chàng không biết đều hay ỷ thị, rồi sau này chữ Nôm công tử bột 公子茀 trở thành một anh chàng may mắn, tức là được sinh ra trong sự chìu chuộng của gia đình, của cha mẹ.

Nên ngày nay, khi ta nghe danh từ công tử bột 公子茀, là ta nghĩ tới một anh chàng công tử được chiều chuộng, không làm gì nặng nhọc cả.  Công tử bột chưa bao giờ chỉ cho một vị công tử không làm được sự nghiệp gì (người vô tích sự) như thầy Đỗ Văn Đáp nêu ra và thầy An Chi đồng ý cả.

Ví dụ, ngày nay ở Việt Nam, ta có thể nói chàng Cường Đô La là một chàng công tử bột, bởi vì chàng chả đụng gì đến việc nhà cả, nhưng có ai dám nói là chàng Cường Đô La công tử bột không giỏi kiếm tiền không ? Nên bạn thấy đó, công tử bột không liên quan gì đến người không làm được gì cả như 2 thầy Đỗ Văn Đáp và thầy An Chi nêu ra.

Vậy mình xin nêu ra về giả thuyết của mình cho cụm danh từ "công tử bột" vì lý do mình đọc bài viết này của thầy An Chi, suy gẫm, tra mạng, rồi nhận định những gì thầy An Chi nêu lên là không đúng.  Bài viết của thầy An Chi đã có từ năm 1991.

Còn ở trên mạng mà nêu giả thuyết cụm từ "công tử bột" từ nhà văn Nguyễn Công Hoan cho rằng liên quan đến vị công tử đi ăn cắp đồ gì đó, thầy An Chi đã chứng minh giả thuyết đó là bậy.  Nhưng không hiểu tại sao trên mạng bài nào cũng dựa vào giả thuyết của nhà văn Nguyễn Công Hoan cả ?  Chẳng lẽ những tác giả bài báo này chưa ai bao giờ đọc sách của thầy An Chi sao ? 

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks 

Brian









Không có nhận xét nào