Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về chuyện LAN TỎA

Chuyện kể rằng, ở nước Ấn Độ thời cổ đại, có một nhà thông thái đã phát minh ra bàn cờ vua, một trò chơi rất trí tuệ. Để tưởng thưởng cho nh...

Chuyện kể rằng, ở nước Ấn Độ thời cổ đại, có một nhà thông thái đã phát minh ra bàn cờ vua, một trò chơi rất trí tuệ. Để tưởng thưởng cho nhà phát minh, nhà vua cho phép anh ta đưa ra yêu cầu cho phần thưởng của mình. Nhà thông thái yêu cầu rằng: trên bàn cờ có 64 ô, bệ hạ cứ cho vào ô thứ nhất 1 hạt thóc, ô thứ 2 là 2 hạt thóc, ô thứ 3 là 4 hạt thóc, ô thứ tư là 8 hạt thóc... Cứ như thế, theo quy tắc ô sau gấp đô ô trước mà lắp đầy 64 ô bàn cờ. Kết thúc, anh ta nói, phần thưởng của thần chỉ có thế thôi.

Nghe xong, nhà vua bậc cười vì một trò chơi trí tuệ thuộc loại vô tiền khoáng hậu như thế, đáng để thưởng những thứ có giá trị hơn nhiều, nhưng nhà thông  thái này lại  chọn phần thưởng quá nhỏ nhoi. Thế nhưng khi phát thưởng, nhà vua lục hết thóc lúa trên toàn Ấn Độ cũng không đủ.

Qua câu chuyện này người ta nuốn nói cho chúng ta biết vấn đề gì? Đó là sự phát triển theo cấp số nhân. Với cơ số 2 mà tăng lên lũy thừa đến con số 63 và cộng sum giá trị 64 ô lại là lớn vô cùng. Cũng tương tự là cách tính tổng giá trị của 1 cấp số nhân của quỹ BHXH mà một người phải đóng trong 40 năm làm việc cho tới ngày về hưu, một giá trị rất lớn. Do đó lương hưu được lãnh từ nguồn BHXH mình đóng rất nhỏ so với tiền lãi hằng tháng của số tiền đã đóng. Từ đó mới thấy tính ăn cướp của chính quyền.

Quay trở lại vấn đề tăng theo cấp số nhân. Nếu tôi có 4.000 bạn trong friendlist và followers thì một status của tôi sẽ được 4.000 người thấy. Giả sử 20% trong đó đọc thì có 800 người đọc. Nếu như có 10% like và share thì 400 người đem bài tôi lan tỏa trong friendlist của họ. Cứ cho bình quân mỗi người like thì 20 người đọc. Vậy bài tôi chỉ cần qua 1 lần bấm like đã có 4.000 người đọc. Nếu ai đem bài tôi về post lại trên tường họ thì sẽ tạo sức lan tỏa lần thứ 2, lan tỏa lần 3, rồi lan tỏa trong lần thứ n. Nó phát triển như thác lũ mà không ai thống kê được. Tôi chỉ cần biết nó lan tỏa theo quy tắc cấp số nhân.

Vừa rồi trên trang Facebook của tôi, có một kẻ cho rằng, với một trang Facebook chừng ngàn nhân trong friendlist thì chả lan tỏa gì. Ừa, thì hắn cho rằng, chỉ những người trong friendlist tôi là có xem còn sức lan tỏa không có. Hắn đã thiếu suy nghĩ nhưng lại mỉa mai nên tôi đã đáp trả mà không cần nể nang. Nếu muốn xem sự lan tỏa mà bạn cho một giọt nước trong vào ly nước, bạn sẽ không thể ước lượng sức lan tỏa nó vì nó không cho bạn thấy, nhưng sức lan tỏa là có. Nếu bạn cho giọt mực vào ly nước trong, bạn sẽ thấy sức lan tỏa của nó như thế nào. Tương tự như vậy, khi một tin tức về một scandal được post, bạn sẽ thấy sức lan tỏa khủng khiếp của nó. Scandal chính là giọt mực màu đen trong biển thông tin trên internet.

Vậy nên, với người viết dù không nhìn thấy bài mình lan tỏa tới đâu nhưng thực chất là có lan tỏa. Con người ta chỉ nhìn thấy sức mạnh của hành động chứ chẳng ai thấy sức lan tỏa của sự thật nằm sâu trong suy nghĩ. Nước mưa trút xuống khu rừng, phần chảy trên mặt đổ ra sông suối, phần ngấm vào đất tạo nước ngầm để tích trữ trong lòng đất, loại nước ngầm này chẳng ai thấy. Tương tự vậy, suy nghĩ của con người là những gì bên trong, nó lan tỏa như dòng thấm của nước ngầm trong lòng đất. Nếu nói hành động phản kháng là nước mặt, thì sự chuyển biến trong suy nghĩ là loại dòng thấm của nước ngầm. Nước ngầm sẽ chảy ra ngoài khi nó tích lũy quá dồi dào. Đấy là mục đích để có hành động trong tương lai thì hôm nay mọi người phải nói sự thật để lan tỏa trong suy nghĩ người đọc. Nên nhớ nó phát triển theo cấp số nhân chứ không thể suy nghĩ đơn giản như ông vua Ấn Độ kia mà coi thường. Thánh nào chưa hiểu sức lan tỏa của những trang Facebook lèo tèo vài trăm người mà cười khinh, thì nhầm to.

Đỗ Ngà

Không có nhận xét nào