Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về địa danh Bà Điểm ở Sài Gòn

Về địa danh Bà Điểm ở Sài Gòn Mà cho tới nay theo Wikipedia có 2 thuyết: 1. Năm 1868, nhóm người di cư từ Quảng Bình vô, gặp quán nước bên đ...

Về địa danh Bà Điểm ở Sài Gòn

Mà cho tới nay theo Wikipedia có 2 thuyết:

1. Năm 1868, nhóm người di cư từ Quảng Bình vô, gặp quán nước bên đường tên là Điểm nên họ dùng tên Điểm để gọi cuộc đất này.

2. Nghĩa quân ngài Trương Định thời chống Pháp đặt trạm liên lạc tại nhà bà Điểm nên cuộc đất này có tên là Bà Điểm.

Mình thì không biết 2 nguồn tài liệu trên lấy từ sử liệu nào, hay lại do từ những cuộc thực địa "ông bà khi xưa nghe kể lại".

Còn trong bộ Hoàng Việt quyển VII phần dinh Phiên Trấn trang 289 sách (trang 292 PDF) có viết khu vực Hóc Môn này như sau:

"2.982 tầm, hai bên đường đều là ruộng đồng rộng rãi và rừng thưa xen nhau, đến điếm Mụ Tre (?), quán có bán hàng điểm tâm, khách đi đường có thể nghỉ chân, tục gọi là quán Mục Tre, có nhà cửa dân cư nhưng thưa thớt ... 611 tầm .. đến ngã ba .. 1.970 tầm .. đến cầu ngang Tham Lương ... 3.606 tầm .. đến cầu ngang Hóc Môn ..."

Vì không biết chữ Nôm trong quyển Hoàng Việt tên là gì, nên dịch giả Phan Đăng đã dịch Mụ Tre và đánh dấu hỏi.

Chữ Nôm này có 3 chữ từ trái sang phải là Mộc  木 + Thỉ 矢 + đấu / đẩu 斗 , tức là [木矢斗].  Theo mình, nếu ta có chữ Tre 椥, thì không hiểu có phải chữ  [木矢斗] nên đọc là Trẩu / Đẩu / Đấu không ? 

Có khi tên địa danh này là Bà Đẩu rồi sau này đọc lại Bà Điểm chăng ?

Ta có thể hỏi các học giả Hán Nôm chữ [木矢斗] đọc Nôm là gì.

Nhưng ít nhất là tên địa danh Bà ? này ở khu Hóc Môn đã được viết trong bộ Hoàng Việt những năm 1806.

Còn 2 nguồn kia thì mình đồ người ta nghĩ ra cho vui vậy.  Nhưng hình như chúng đã được nhiều bài viết cọp dê lại.  Nên không chừng để lâu cứt trâu hóa bùn, người ta lại "tưởng tượng hóa" là nghĩa quân ngài Trương Định có đặt địa điểm chống Pháp ở Bà Điểm rồi xây cả khu tưởng niệm Bà Điểm.

Vậy mình xin đưa dữ liệu này ra, để bạn mà có ý muốn tìm hiểu về địa danh Bà Điểm, lại có thêm một dữ liệu viết để tra, chứ không phải là từ nguồn "ông bà khi xưa kể lại".

Mời bạn tham khảo.

Thanks

Brian






Không có nhận xét nào