Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về nha Thương Bạc - tập 1 - tên Thương Bạc theo cách đọc phiên thiết

Về nha Thương Bạc - tập 1 - tên Thương Bạc theo cách đọc phiên thiết Nếu bạn đọc sử nhà Nguyễn, nhất là thời Pháp Việt giao tranh, chắc có đ...

Về nha Thương Bạc - tập 1 - tên Thương Bạc theo cách đọc phiên thiết

Nếu bạn đọc sử nhà Nguyễn, nhất là thời Pháp Việt giao tranh, chắc có đọc về một ty hoặc nha, gọi là nha Thương Bạc.  

Và nếu bạn là người Huế, thì chắc đã quen với cái tên Thương Bạc này.

Nhưng Thương Bạc viết chữ Hán và đọc phiên thiết ra sao, thì mình chưa thấy ai viết cả trăm năm nay cả.

Đây, mình dò các nguồn về danh từ Thương Bạc là như sau:

1. Theo bộ Đại Nam Thực Lục tập 2 thời Minh Mạng, thì Thương Bạc viết chữ Hán là 商舶.  

2. Theo bộ Khang Hy Tự Điển, thì chữ 舶 đọc phiên thiết là Bạch, tức là 簿陌切,𠀤音白Bạ Mạch Thiết, âm tựa Bạch >> http://www.zdic.net/z/22/kx/8236.htm.

3. Theo Từ Điển Trung Việt của NXB KHXH năm 2006, thì chữ 舶 đọc là Bách.

4. Theo bộ Tự điển Thiều Chửu, thì chữ đọc 舶 là Bạc.

Như vậy, chữ 舶 chưa bao giờ đọc là Bạc trong bộ Khang Hy Tự Điển và Từ Điển Trung Việt cả.  Nên đáng lẽ, đọc đúng tên của cơ quan này theo bộ Khang Hy và Từ Điển Trung Việt thì cần là nha Thương Bạch (hoặc gượng ép và rất có thể sai là nha Thương Bách), chứ chưa bao giờ là nha Thương Bạc cả.

Còn tại sao ngài Thiều Chửu lại dịch chữ 舶 Bạch thành ra chữ Bạc thì mình thật không biết.  

Kỳ trước, có bạn Nguyễn Việt Long cho ý kiến rằng là chữ Hán Việt nhiều khi phiên âm khác với cách phiên thiết trong bộ Khang Hy.  Điều này là đúng.  Nhưng mình chưa thấy ai đặt lại câu hỏi ngược lại là các học giả xưa lẫn nay đã dựa vào nền tảng học thuật nào để chỉ cho người Việt ta cách đọc phiên thiết đúng và đủ theo tiếng Việt ? Hay là ta nên 100% tin là các học giả này già đời, có bằng cấp và có tiếng nên chắc là phiên âm chữ Hán đúng và đủ ?  Và ta cần đợi ai đó chứng minh các học giả này sai ?  

Ví dụ, mình rất muốn biết, tại sao bộ Khang Hy Tự Điển ghi rõ ràng chữ 舶 đọc là 簿陌切,𠀤音白Bạ Mạch Thiết, âm tựa Bạch, tức đọc là Bạch.  Thế mà khi phiên âm chữ 舶, ngài Thiều Chữu làm thế nào mà đọc qua đoạn 簿陌切,𠀤音白 trong bộ Khang Hy, lại phiên âm chữ 舶 Bạch thành ra Bạc nhỉ ? Mặc dù ông đã phiên âm cả hai chữ 陌 và 白 theo âm ạch, chứ không là ạc, tức là cả hai chữ 陌 và 白 đều đọc là Mạch và Bạch cả trong quyển Tự ĐiểnThiều Chữu đó bạn.

Theo bạn là tại sao có sự phiên âm Bạch / Bạc hơi lạ lùng này ? 

Mình thì có 1 giả thuyết.  Đó là, do chữ Thương Bạc đã được các người thời Pháp mới đến viết vào những năm 1880s, nên sau này, vào thế kỷ 20, các học giả như thầy Thiều Chửu, dẫu biết phiên thiết Khang Hy đọc là Bạch, nhưng lại ngại không muốn chỉnh sửa cách phiên âm Bạc thời Pháp mới đến, nên các thầy cứ để vậy luôn, để đến nay chúng ta cứ tưởng là người Việt xưa có cách đọc khác với phiên thiết Khang Hy chăng ?

Nhưng chắc không thể nào như vậy đâu, đúng không bạn ?  Vì các thầy là học giả mà, có phải là con bò trong những con bò đâu ? 

Nếu bạn có kiến thức, xin share.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian
















Không có nhận xét nào