Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về nha Thương Bạc - tập 2 - Thương Bạc nghĩa là gì ?

Về nha Thương Bạc - tập 2 - Thương Bạc nghĩa là gì ? Nếu bạn đã đọc về câu hỏi mình nêu cho cái tên Thương Bạc (https://www.facebook.com/bri...

Về nha Thương Bạc - tập 2 - Thương Bạc nghĩa là gì ?

Nếu bạn đã đọc về câu hỏi mình nêu cho cái tên Thương Bạc (https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1971368089780810), thì ở bài này, mình xin nêu một điều khác về nha Thương Bạc này.

Đó là danh từ Thương Bạc 商舶 tiếng Hán nghĩa là gì ?

Vì mình đọc trên Wikipedia >> https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B2a_Th%C6%B0%C6%A1ng_B%E1%BA%A1c, thấy có thầy Quách Tấn suy luận rằng Thương bạc nghĩa đen là đậu thuyền để thương thuyết, và có thầy Nguyễn Đắc Xuân suy luận rằng Thương bạc là cơ quan liên lạc việc buôn bán.

Nhưng từ lý do nào về mặt học thuật mà cả 2 thầy đã suy đoán như vậy thì người ta hoàn toàn không viết.  Mình không biết 2 thầy đã bao giờ xem chữ Hán của cụm từ Thương Bạc là gì chưa ?  Hay là 2 thầy chỉ đọc chữ Hán Việt Thương Bạc rồi đọc sử Đại Nam Thực Lục thời Tự Đức mà suy đoán ?

Vậy hai chữ Thương Bạch 商舶 có nghĩa là gì ? Thì trong đó:

1. Thương 商 có nghĩa là giao thương.

2. Bạch 舶 có nghĩa thứ nhất là chỉ loại thuyền lớn đi biển (海中大船).  

3. Bạch 舶 có nghĩa thứ hai là chỉ loại thuyền hàng hải của các nước Man Di (蠻夷汎海舟曰舶).

Như vậy ở đây, nếu ta hiểu theo nghĩa thứ nhất, thì Thương Bạch 商舶 có nghĩa là thuyền buôn hàng hải dạng lớn.  

Và nếu ta hiểu theo nghĩa thứ hai,  thì Thương Bạch 商舶 có nghĩa là thuyền buôn hàng hải của các nước Man Di, tức là triều đình Nguyễn xem mình là nơi trung tâm văn minh.  Đây là một khái niệm rất thông thường thời Nguyễn, thời mà văn hóa Hán được thịnh sùng,  thời mà người Việt xưng là Hán nhân 漢人.   Và theo ý kiến riêng của mình, nghĩa thứ 2 này chính là nghĩa mà triều Nguyễn dùng.

Vậy nha Thương Bạch 商舶衙 nghĩa đen là thuyền buôn hàng hải đến từ các nước phiên bang, nghĩa bóng là cơ quan quản lý việc giao thương của các thuyền buôn hàng hải ngoại quốc.  

Chính vì liên quan đến việc thuyền buôn hàng hải, mà trong Đại Nam Thực Lục tập 2 thời Minh Mạng năm 1822, mới có sử kiện "Đổi chức cai Tàu vụ làm quản lý Thương bạc sự vụ".

Nên:

1. Cơ quan Thương Bạch đã có từ thời Minh Mạng những năm đầu 1820s như đã chép trong Đại Nam Thực Lục, chứ không vào thời vua Tự Đức năm 1870.

2. Cơ quan Thương Bạch quản lý việc giao thương của các thuyền buôn hàng hải ngoại quốc vào Việt Nam.

3. Cơ quan 商舶 đọc phiên thiết là Thương Bạch, chứ không là Thương Bạc.

4. Sự suy đoán của thầy Quách Tấn rằng là Thương bạc nghĩa đen là "đậu thuyền để thương thuyết" là sai, vì Bạch 舶 chỉ cho một loại thuyền đi biển, chứ chưa bao giờ là đậu thuyền cả.  

5. Sự suy đoán của thầy Nguyễn Đắc Xuân rằng là "đây là cơ quan liên lạc việc buôn bán. Nhưng thực tế nó chỉ là nơi tiếp xúc, bàn bạc giữa đại diện của hai nước Pháp-Việt" có thể đúng nhưng đáng ra, thầy cần giải thích kỹ hơn.  Đó là, cơ quan Thương Bạch ban đầu là cơ quan chuyên quản lý việc giao thương đường biển, và ngoại quốc (do phần lớn việc giao thương thời Nguyễn với thế giới là qua con đường hàng hải).  Sau này vào thời Pháp Việt phân tranh, cơ quan này mới trở nên một cơ quan của triều đình Việt Nam tiếp xúc bàn bạc với người Pháp.  Nhưng cơ quan này chưa bao giờ là một cơ quan "ngoại giao" như ý nghĩa "Bộ ngoại giao" chính thức ngày nay cả.  Một ví dụ, là vị quan ngoại giao nổi tiếng nhất thời vua Tự Đức là ngài Phan Thanh Giản, chưa bao giờ nắm giữ chức Thương bạc nào cả, mặc dù ngài đã được biết là vị đại sứ nổi tiếng nhất của triều Nguyễn khi điều đình với người Pháp.

6. Bạn đừng lầm là chữ Bạc trong Thương Bạc có nghĩa là bàn bạc bạn nhé.  Chữ Bạch 舶 này chỉ cho loại thuyền hàng hải, chưa bao giờ liên quan gì đến sự bàn bạc gì cả.   Và chữ Bạch 舶 này cũng không liên quan đến tiền bạc đâu bạn.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào