Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về sự dịch thuật mà bỏ sót địa danh rất đau lòng

Về sự dịch thuật mà bỏ sót địa danh rất đau lòng  Vài lần mình đã thấy thầy Lý Việt Dũng dịch bậy bộ Gia Định Thành Thông Chí như sau - Đó l...

Về sự dịch thuật mà bỏ sót địa danh rất đau lòng 

Vài lần mình đã thấy thầy Lý Việt Dũng dịch bậy bộ Gia Định Thành Thông Chí như sau - Đó là khi một danh từ được viết bởi một gạch dọc (vertical line) trong bản chữ Hán, danh từ này cần được hiểu là khi dịch, cần dịch như tên nhơn vật hoặc địa danh.  Nhưng đã vài lần mình bắt gặp thầy Lý Việt Dũng đã không dịch tên địa danh gì cả, ví dụ như như trường hợp dưới đây, nằm ở quyển 2 Sơn Xuyên Chí mục trấn Vĩnh Thanh phần sông Cường Oai (tức Lai Vung).

Bạn thấy đó, cụm danh từ Kinh Thủy 徑氺 được gạch dọc, nên nó là tên một địa danh.

Nhưng thầy Lý Việt Dũng lại dịch thành ra là "mương nhỏ".

Thầy Nguyễn Tạo cũng dịch là "đường mương nhỏ".

Còn nhóm thầy Đào Duy Anh thì không hiểu do đâu mà họ dịch luôn cụm danh từ Kinh Thủy 徑氺 trong bản chữ Hán thành ra là Cai Tắt >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1977061699211449.

Sự dịch thuật đáng ngờ này chắc là đồng nghĩa với việc địa danh Kinh Thủy trên sẽ không bao giờ được người yêu mến địa lý và sử miền Nam biết đến nữa.  Đó là một sự đau lòng.

Và cho mình được viết xíu ngoài lề, đó là khi bạn đọc địa danh Kinh Thủy 徑氺 ở khu trấn Vĩnh Thanh xưa, bạn thật chả hiểu gì cả, vì địa danh Kinh Thủy 徑氺 mà ở một khu hẻo lánh miền Nam, nó tựa như là một cô hoa hậu diện bộ đồ cho thiệt sexy, xức đầy nước hoa mà lại cứ muốn đi ăn bún mắm Hà Tiên vậy.  Bạn ghét lắm (hay nói theo người miền Nam "thấy mà mắc ói").

Còn địa danh Kinh Thủy này là gì ?  Thì khi mình đọc bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, quyển VII trang 328, trong ấy còn viết "Sông Sa Đéc ... 7.129 tầm ...: Nhánh bên phải ... đến ngã ba Nước Xuôi".  Tục danh Nước Xuôi viết Nôm là 渃𣵶, và Nước Xuôi theo phương ngữ miền Nam chắc là nước chảy xuôi dòng.  Nên Nước Xuôi chắc là địa danh đã được Hán hóa thành cái tên rất mỹ miều là Kinh Thủy 徑氺 tức là nước thẳng.

Nên đây lại là câu hỏi số 2, là không hiểu các thầy khi dịch bộ Gia Định Thành Thông Chí, có nghiên cứu kỹ lại bộ Hoàng Việt không ?

Mà một địa danh khi dịch lại bị bỏ xót vậy, như cách dịch của thầy Lý Việt Dũng, chắc là một nhát dao cắt hơi sâu vô trong da thịt người mê địa danh và sử miền Nam.  Nên mình cảm thấy cần viết một status này, để trả lại địa danh Ngã ba Nước Xuôi cho miền Nam vậy.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks 

Brian






Không có nhận xét nào