Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về sự khó hiểu trong cuộc hội thảo lịch sử Hùng Dõng Tướng Nguyễn Công Nhàn năm 2016

Về sự khó hiểu trong cuộc hội thảo lịch sử Hùng Dõng Tướng Nguyễn Công Nhàn năm 2016 Mình đã coi video clip về cuộc hội thảo này tại đây >...

Về sự khó hiểu trong cuộc hội thảo lịch sử Hùng Dõng Tướng Nguyễn Công Nhàn năm 2016

Mình đã coi video clip về cuộc hội thảo này tại đây >> .



Mình xin có ý kiến là những gì các nhà nghiên cứu nói trong video clip chỉ là hearsay tức là đoán bóng đoán gió, nói cho xong chuyện, chứ chưa bao giờ là tranh luận học thuật gì cả.  Vậy mà không hiểu tại sao bài viết trên Wikipedia về ngài Nguyễn Công Nhàn lại cho rằng trong cuộc hội thảo này, các nhà nghiên cứu đã "minh oan" cho ngài Nguyễn Công Nhàn tội mất thành ở Định Tường.

Bài Wikipedia về ngài Nguyễn Công Nhàn tại đây >> https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_C%C3%B4ng_Nh%C3%A0n.

Mình thấy trong hội thảo này, 99% những người phát biểu toàn người già, và họ nói chung chung, nên không hiểu những nhà nghiên cứu này có thật sự tra cứu dữ liệu Hán Nôm hay tiếng Anh / tiếng Pháp không, hay họ chỉ nói hoặc viết như bao nhiêu người khác đã làm xưa nay ?

Nghe nói ở Việt Nam, sau mỗi một cuộc hội thảo, thường có một quyển kỷ yếu được in ra.

Mình rất muốn được đọc quyển kỷ yếu này, để biết các nhà nghiên cứu trên đã viết được gì để mà "minh oan" cho ngài Nguyễn Công Nhàn.

Vì theo mình xem video clip, thì cách mà các nhà nghiên cứu này tranh luận, rất đặc trưng từ các sử gia Việt Nam không có sử liệu hoặc lười, là họ đem những công lao trước đây của ngài, như đánh Xiêm, như xây kênh Vĩnh Hà, rồi nêu lên đây là các cống hiến của ngài, chứ chả có nhà nghiên cứu nào thử phân tích phản luận ngon lành về sự mất thành và ngài đã làm gì sau khi mất thành cả.  Tức là chiêu bài mà các sử gia Việt Nam thường sử dụng là cả vú lấp miệng em, hơn là tranh luận học thuật xoay quanh vấn đề cần tranh luận hoặc phản luận.

Làm thế nào mà công lao trước đó của 1 vị quan lại có thể "minh oan" cho sự mất thành mà vị quan này được trao nhiệm vụ trấn giữ ? 

Nó cũng tức cười và ấu trĩ như vụ người ta tung hô ngài Đỗ Thúc Tịnh là nhà yêu nước chỉ vì ngài làm quan lo cho dân, chứ không liên quan gì đến việc ngài đi vào miền Nam làm được gì cả, ngoại trừ 1 đoạn văn rất ngắn khen ngài.

Dùng sự tranh luận này, nó cũng tựa như bọn người nói vì họ sinh ra ở Việt Nam, nên họ mới đúng là con Rồng cháu Tiên, còn người Việt ở Mỹ, thì chả hiểu gì về bản sắc người Việt là gì cả, mặc dù những người ở Việt Nam, một chữ Hán Nôm bẻ ra cũng không biết và kiến thức về sử thì như 0 (zero).  Đó là sự cả vú lấp miệng em.  

Mình ở Mỹ khi tham gia một cuộc hội thảo mà bắt gặp sự cả vú lấp miệng em, mình thường cười hô hố rồi bỏ đi, vì đó cho thấy người ta nghèo về chứng liệu, nghèo về sự nghiên cứu, lẫn làm mất thời giờ quý giá của người tham gia hội thảo.

Nghe nói các nhà nghiên cứu còn đem cả sự "bà con vùng này" thờ ngài để mà đem ra làm chứng cớ là ngài có công với đất nước nữa.  Vâng, mình nghĩ là ngài Nguyễn Công Nhàn có công với đất nước Việt Nam mình đó, nhưng ngài vẫn còn đó cái tội bỏ thành mà chạy, bỏ quan quân và lính ở lại thành chống giặc mà đúng hôn ?  

Nên đâu, bạn nếu có quyển kỷ yếu cuộc hội thảo này, bạn cũng share cho tất cả xem thử.  Vì quyển kỷ yếu đó đâu có bao nhiêu tiền đâu, đúng hôn bạn ?

Nhưng không chừng, khi nó vô tay một người mê sử như mình, mình đọc xong sẽ viết luôn cho bạn sự đánh giá của mình lên các nhà nghiên cứu Việt Nam và những gì họ viết cho cuộc hội thảo này.

Có khi mình sẽ học được rất nhiều từ quyển kỷ yếu, hoặc rất có thể mình khuyên bạn quăng nó vô thùng rác và cập nhật lại Wikipedia.  Và dĩ nhiên, mình thích ai đó cứ tranh luận học thuật.  

Vì mình có đọc vài kỷ yếu của hội thảo lịch sử bên Việt Nam và mình thường cười ầm lên, vì 90% các bài trong kỷ yếu đều viết tựa như nhau cả.  Có nghĩa là như người ta được trả tiền để viết hồng lên, chứ không phải viết để nâng cao kiến thức cho người dân, cho người mê sử.  Nên đọc 1 bài thì 10 bài khác cũng như nhau mà thôi.

Mình thấy trong video clip, các nhà nghiên cứu nói là họ chứng minh bài thơ chê ngài Nguyễn Công Nhàn là từ Hà Nội mà ra, chứ không từ cụ Học Lạc, mình rất muốn đọc bài đó xem nhà nghiên cứu nào đó đã dùng lập luận nào và ra sao.  Vì mình cũng rất muốn biết, là những bài ca dao ở khu mộ ngài có ngày nay, là có đúng do người dân làm ra không, hay là do ai đó đặt ra vì dụng ý gì đó.

Và ở phút 25:30 trở đi trong video clip, có đoạn nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường bàn về ngài Nguyễn Công Nhàn.  Thầy Trương Ngọc Tường phân tích sai hơi nhiều và tùm lum hết trơn.  Ví dụ:

1.  Ngài Nguyễn Công Nhàn chưa bao giờ giữ cả 3 chức như thầy Tường nhấn mạnh cả, mà theo Đại Nam Thực Lục " Cho Chưởng vệ hộ lý Tổng đốc An - Hà là Nguyễn Công Nhàn đổi đi lĩnh Tổng đốc Định Tường. (Việc phòng bị ngoài biên tỉnh An Giang do Tuần phủ Phan Khắc Thận, lĩnh Đề đốc Ngô Đĩnh trông coi làm). Vua dụ rằng : Hiện nay việc đánh giặc ở An Giang đã bớt, mà khống chế nước Cao Miên cũng dễ hơn người Tây dương. Tỉnh Định Tường đều quan văn, lại gần liền với giặc Tây dương, ngươi nên đốc cùng với bọn Nguyễn Hữu Thành trù nghĩ mưu kế ngăn chặn giặc, để trấn tĩnh lòng dân mà nghiêm việc phòng bị. (Lệ trước, đặt Tổng đốc Long Tường, bây giờ nhân có việc, đặt thêm Tổng đốc Định Tường).".  Vậy khi đi lĩnh chức Tổng đốc Định Tường, ngài Nguyễn Công Nhàn chỉ giữ 1 chức, chứ không giữ cả 3 chức như thầy Tường phân tích.

2. Ngài Huỳnh Mẫn Đạt chưa bao giờ đốt dinh thự kho súng thành rồi rút đi cả như thầy Tường nêu, mà theo Đại Nam Thực Lục "Công Nhàn đi đến giữ Thủy Trường (giang phận mặt sau tỉnh thành) chế làm cách đánh hỏa công, bị thuyền của Tây dương ngăn chặn ... Công Nhàn bèn ngồi thuyền nhỏ chạy đi nơi khác ; Mẫn Đạt liền cũng chạy ra thành chạy trốn ; Hữu Thành, Đặng Đức vẫn đóng cửa thành để giữ. Quân của Tây dương đến Thủy Trường (ngày mồng 3) đem súng lớn bắn vào thành. Những kho chứa và dinh thự trong thành đều bị cháy, binh dõng trốn tan gần hết. Hữu Thành bèn đốt hành cung, cùng với Đặng Đức mở cổng thành chạy. Bọn Duy Quang và Tuấn thấy thành không giữ được cũng đem lính bản bộ về Vĩnh Long.".  Như vậy, là ngài Nguyễn Công Nhàn khi dùng kế hỏa công không xong, ngài giong thuyền đi luôn, còn quan Huỳnh Mẫn Đạt thì từ trong thành chạy trốn luôn, cả 2 quan để lại các quan quân khác trong thành đối địch đấy bạn ạ, nên thầy Tường sai be bét.

Mình chả buồn xem hết đoạn nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường phân tích vì lại không muốn tiếp tục tra bộ Đại Nam Thực Lục.

Và cuối cùng, mình rất muốn biết, đã có nhà nghiên cứu nào trong cuộc hội thảo này chứng minh ngược lại với những gì Đại Nam Thực Lục viết chưa ? Tức là có thể chứng minh rằng ngài Nguyễn Công Nhàn đã không giong thuyền chạy trốn ?  Đã có chứng liệu nào ngài tập hợp binh đánh Pháp vài trận khác chẳng hạn ?

Làm tướng giữ thành mà giong thuyền chạy trốn là hèn, chỉ vậy.  Tướng giữ thành đầu hàng đâu có gì là xấu.  Nhưng bỏ cả thành mà chạy trong khi trong đó còn bao nhiêu quân lính, đó là hèn và đáng chê.  Điều này cũng tựa như thuyền trưởng con tàu mà nhảy xuống thuyền nhỏ trước vậy.

Nên nếu ta muốn minh oan cho ngài Nguyễn Công Nhàn, ta cần nghiên cứu về sự giong thuyền khó hiểu này, chứ không phải là cả vú lấp miệng em với những gì ngài đã làm trước đó.  Hùng Dũng Tướng mà bỏ cả thành mà giong thuyền đi mất tiêu, đó là một sự không thể tha thứ được.

Và Đại Nam Thực Lục còn viết rành rành đó, khi ngài Nguyễn Công Nhàn lừa người Pháp không xong với mưu hỏa thuyền, ngài giong thuyền bỏ chạy luôn, chứ không quay vô thành cố thủ. Chính vì ngài làm tổng đốc mà bỏ thành chạy, rồi vị phó Hữu Thành giữ thành, mới đốt hành cung rồi chạy, nên mới xảy ra cớ sự "Hữu Thành chạy đến trạm Biên Long, dâng tờ tâu đợi tội (nói kèm việc Công Nhàn thừa cơ trốn trước). Chuẩn cho giáng Hữu Thành làm Chủ sự, Đặng Đức làm Đội trưởng, đều theo quân thứ giúp việc. Còn bọn Công Nhàn sẽ xét xử sau. Công Nhàn sau đi đến huyện Kiến Đăng, cùng làm tờ tâu xin nhận tội (nói kèm việc Hữu Thành không cùng bàn tính công việc). Vua thấy 2 tờ tâu nói khác nhau, cho là đun đẩy nhau làm lỡ việc. Chuẩn cho các quan tỉnh ấy đều cách chức, để xét rõ trị tội rất nghiêm, nhưng bắt phải lẻn về lỵ sở cũ, chiêu tập dân dõng để mưu báo hiệu về sau.".

Đó là tội của ngài Hùng Dõng Tướng theo sử, và đó là điều mà các nhà nghiên cứu cần phản luận, chứ không phải đem các chiến tích của ngài Nguyễn Công Nhàn có trước trận mất thành ra mà bàn, hoặc mời nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường phân tích mà lại giảng sai cả sử kiện.

Mình thì nhận xét coi video clip xong chỉ thấy các nhà nghiên cứu cuộc hội thảo này phát biểu cho xong chuyện.  Họ phát biểu mà hoàn toàn không đủ tính tranh luận học thuật.  Không hiểu những nhà nghiên cứu này có biết tra mạng, có đọc được Hán Nôm, có đọc được tiếng Anh hay tiếng Pháp để mà minh oan cho ngài Nguyễn Công Nhàn không ? 

Lại có cả một vị mặc áo dài khăn đống cảm ơn ban lãnh đạo nữa.  Mình cảm thấy ngạc nhiên và hy vọng vị ấy không là nhà nghiên cứu, chỉ là người ai đó mướn mặc áo dài khăn đống lên cảm ơn ban lãnh đạo cho có lệ.

Vâng, anh hùng dân tộc là của cả nước, chứ không phải chỉ là một nhóm nhà nghiên cứu tài tử hay các vị nào có bằng cấp tiến sĩ mà một chữ Hán cũng không đọc được mà lại đòi viết lại sử.

Nên mình đồ nếu các nhà tổ chức những cuộc hội thảo này nghĩ rằng họ đã lôi kéo được các nhà nghiên cứu đủ khả năng, và đã có trong tay các bài viết phân tích rất đáng thuyết phục, đâu, mình muốn họ cứ cho các bản kỷ yếu này ra miễn phí, và để chúng ta, những người mê sử đọc và góp ý kiến cho họ luôn.  Vì xem ra, thầy Trương Ngọc Tường, nghe nói là một thầy "Nam bộ học" mà phân tích về sử có đủ thứ sai như vậy, về một nhân vật địa phương mà đáng lẽ thầy phải biết rõ hơn ai hết, thì rất có thể, sự "minh oan" cho ngài Nguyễn Công Nhàn, được viết trong bài viết Wikipedia, chỉ là trò đùa và nó chỉ là một nỗi buồn cho cái gọi là ngành sử học tại Việt Nam vậy.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks 

Brian




Không có nhận xét nào