Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về sử kiện khởi nghĩa Ba Đình theo bản tấu của ngài Đinh Công Tráng lên vua Hàm Nghi

Về sử kiện khởi nghĩa Ba Đình theo bản tấu của ngài Đinh Công Tráng lên vua Hàm Nghi  #khoi_nghia_ba_dinh **** CẬP NHẬT  Thứ tư ngày 11 thán...

Về sử kiện khởi nghĩa Ba Đình theo bản tấu của ngài Đinh Công Tráng lên vua Hàm Nghi

 #khoi_nghia_ba_dinh

**** CẬP NHẬT 

Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2018 - nhờ Minh Thuc Tran dịch, mình cập nhật lại đây là bản tấu và đoạn về Đề đốc Trần Xuân Soạn yêu cầu phải tiêu diệt mọi đồn luỹ đã bị giặc chiếm, chứ không là cách chức các nghĩa quân.

****

Bản tấu này nằm ở trang 60 tập san Bulletin Du Comitte de L'Asie Francai ngày 27 tháng 1 năm 1931 mà bạn có thể tải tại đây >> https://drive.google.com/file/d/1c2K81FtrXbmP5MOq46FBvYSVuEA8u5r8/view.

Bạn nên tìm hiểu thêm về sự thật có hay không bản tấu này.  Nhưng có một điều mình ngạc nhiên, là cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã nổi tiếng ở Việt Nam hơn cả trăm năm nay, chắc là từ người lớn đến con nít đều biết cái tên Ba Đình, vậy mà khi lên trên mạng để tìm dữ liệu, đều hoàn toàn mờ mịt, và các bài báo đều viết rất chung chung.  Chung chung đến mức độ mình ngờ là người ta ngụy tạo ra các sử kiện hoặc chỉ viết đại khái kiểu "anh dũng hy sinh" cho xong chuyện.  

Mình chịu khó ngồi dò bản tiếng Pháp này qua Google Translate lẫn nhờ bạn Minh Thuc Tran tóm tắt lại, xin cung cấp cho bạn thêm dữ liệu về cuộc khởi nghĩa Ba Đình từ ngòi bút của chính ngài Đinh Công Tráng.

Còn tại sao mà viện Sử Học và ban Tuyên Giáo Việt Nam cả chục năm qua không hề viết hoặc cho ta biết về những điều rất chi tiết này, thì mình xin nhường lại cho bạn đi hỏi các cán bộ của hai cơ quan trên.  Vì một cuộc khởi nghĩa oai hùng đến vậy mà cả nước Việt Nam chả có gì để viết, thì ta nên đánh một dấu hỏi rất lớn cho nền sử học bao nhiêu năm nay của nước nhà. 

Mời bạn tham khảo 

Brian 

****

1. Ngài Đinh Công Tráng viết rằng ngài lúc này 53 tuổi (trang 62 đoạn Je suis déjà vieux de cinquante-trois ans, tardif, je n'ai point d'enfants).  

Như vậy nếu tháng 9 năm 1887 ngài Đinh Công Tráng 53 tuổi ta, thì có nghĩa là lúc này ngài 52 tuổi tây.  Vậy điều này cho ta biết, là ngài Đinh Công Tráng sinh năm Ất Mùi 1835, chứ không là năm Nhâm Dần 1842 như các sách vở tiếng Việt xưa nay đã viết vậy.

Không hiểu năm sinh Nhâm Dần 1842 của ngài Đinh Công Tráng mà các sách vở Việt viết là lấy từ nguồn sử liệu nào ? 

****

2. Ngài Đinh Công Tráng xưng ngài có hàm "premier assesseur de gauche du ministre des travaux publics" và "grand mandarin et commandant les troupes des provinces de Ninh-binh, Thanh-hoa, Nghé-an et Ha-tinh", chắc có nghĩa là "Công bộ Tả Tham tri sung kiêm đốc chư tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh quân vụ đại thần". 

Điều này cho ta thấy, trong cuộc kháng chiến, ngài được triều đình vua Hàm Nghi phong hàm Tả Tham tri bộ Công.  Như vậy, với chức hàm này, ngài Đinh Công Tráng giữ trật tòng nhị phẩm, và khi mất, được cáo thụ là Trung phụng Đại Phu, thụy Trung Khải.

Các chức hàm / cáo thụ / thụy hiệu này của ngài Đinh Công Tráng cả hơn trăm năm nay, trong giới sử gia Việt Nam chưa ai viết cả.  Người ta chỉ viết chung chung ngài là Chánh Tổng rồi chỉ có vậy.  Có lẽ do các sử gia Việt Nam không có trong tay bản tấu này chăng ? 

Và bạn để ý, là hàm Tham tri bộ Công trật tòng nhị phẩm của ngài Đinh Công Tráng chỉ thấp hơn hàm Tổng đốc trật chánh nhị phẩm của ngài Phan Đình Phùng sau này một bật.  Nhưng ngài Phan Đình Phùng là Đình Nguyên, có thời giữ chức Khoa Đạo (Ngự Sử) trật Chánh ngũ phẩm thời vua Tự Đức. Còn ngài Đinh Công Tráng trước đó chỉ giữ chức Chánh Tổng, mà chức này chắc chỉ có trật là Tòng cửu phẩm hay có thể không có cả trật, lại nhảy lên hàm Tham Tri, tòng nhị phẩm, là một sự thăng cấp đáng nể, từ sự không có gì hoặc không là ai cả mà nhảy 1 bước lên đến tột đỉnh danh vọng văn giai trên con đường hoạn lộ quan lại, dường như sự thăng tiếng như vậy chỉ có trong phong trào Cần Vương này. 

***

3.  Sự khởi nghĩa Ba Đình chưa bao giờ là sự tự bộc phát như các sử gia Việt Nam xưa nay viết để ca tụng cuộc khởi nghĩa này vậy.  Mà theo bản tấu này:

. Vào tháng 8 năm 1886 âm lịch (tức tháng 9 năm 1886 dương lịch), ngài Đề Đốc Trần Xuân Soạn viết cho ngài Đinh Công Tráng đem quân cứu viện việc binh Thanh Hóa.  Ngài Đinh Công Tráng đem 50 quân đến đóng ở thôn Phúc Sơn huyện Thụy Nguyên phủ Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa.  

. Và ngày 8 tháng 9 năm 1886 âm lịch (tức là ngày 5 tháng 10 năm 1886 dương lịch), ngài Đinh Công Tráng chính thức đụng độ quân Pháp qua 2 trận đánh.  Trong 2 trận này, nghĩa quân giết 17 lính Pháp, trong đó có 3 sĩ quan, cùng 40 lính tập.

. Vào ngày 6 tháng 9 năm 1886 âm lịch (tức ngày 3 tháng 10 năm 1886 dương lịch nghĩa là 2 ngày trước ngày 8 tháng 9 ở bên trên), ngài Đinh Công Tráng đã được ngài Đề đốc Trần Xuân Soạn ra lệnh hợp quân (liên minh) cùng với quân của 2 ngài Bố Chính Thanh Hóa là Phạm Bành và ngài Án Sát Thanh Hóa là Tống Duy Tân.  Rồi cả 3 ngài được lệnh đem quân đi đánh quân Pháp ở phủ Quảng Hóa và phủ Hà Trung.  Tại đây, quân ngài Đinh Công Tráng đụng độ quân Pháp và ngài có bắn chết 2 lính Pháp.  Tối hôm đó, quân của ngài Đinh Công Tráng và quân của 2 ngài Phạm Bành và Tống Duy Tân tách biệt nhau.  Sau đó, thì ngài Đinh Công Tráng đóng quân ở Tach-bang (mà mình cho rằng Tach-bang là tổng Thạch Thành, phủ Quảng Hóa).

. Vào thời gian ngày 6 tháng 9 âm lịch này, theo ngài Đinh Công Tráng, ngài Án Sát Thanh Hóa Tống Duy Tân đã bí mật cho người tên Cung báo tin cho tỉnh thành Thanh Hóa (theo phe người Pháp) để họ đem 5 đội quân đến đánh úp quân ngài Đinh Công Tráng.

. Và chỉ đến ngày 13 tháng 9 năm 1886 âm lịch (tức là ngày 10 tháng 10 năm 1886 dương lịch), tức là khoảng 1 tuần lễ sau ngày 6 tháng 9 âm lịch, ngài Đinh Công Tráng và ngài Phạm Bành mới phát hiện ra sự phản bội của ngài Tống Duy Tân và ngài Tống Duy Tân khi đó đã dẫn vợ và binh của ngài này đi mất và không cho 2 người biết ngài (Tống Duy Tân) đi đâu.  

. Và ngay trong đêm 13 tháng 9 năm 1886 âm lịch, ngài Đinh Công Tráng và ngài Phạm Bành đến Phu Ha huyện Ngha-thon (mà mình nghĩ là huyện Nga Sơn) bàn bạc với thự tuần phủ và tú tài Pham-Thuan về việc lập căn cứ Ba Đình.

. Vào ngày 20 tháng 9 năm 1886 âm lịch (tức là ngày 17 tháng 10 năm 1886 dương lịch), có khoảng 500 quân Pháp đến đánh căn cứ.  Lúc này, khu đồn lũy chưa được đắp xong và quân trong Ba Đình chỉ có khoảng 200 binh.  Ngài Đinh Công Tráng đã kêu gọi các nghĩa quân chiến đấu và trong trận này, giết 10 binh Pháp và quân Pháp vào ban đêm đã rút lui.

. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1886 âm lịch (tức là ngày 20 tháng 10 năm 1886 dương lịch), trong lúc khu đồn lũy vẫn chưa được đắp xong và trong đồn có khoảng 400 quân, người Pháp đem hơn 1 ngàn quân chia ra làm 3 đội tấn công vào chính diện cổng khu căn cứ.  Trong trận này, ngài Đinh Công Tráng và ngài Phó Đề Đốc Khê giết hơn 20 vị quan binh Pháp, cùng rất nhiều lính tập, và 2 ngài cắt đầu 6 vị quan binh Pháp.  Cũng trong trận này, có ngài Vo-Canh-Tac (?) và những người con của ngài này thuộc phủ Hà Trung bị chết.

. Rồi sáng hôm sau, tức ngày 24 tháng 9 năm 1886 âm lịch (tức là ngày 21 tháng 10 năm 1886 dương lịch), người Pháp lại tấn công một lần nữa, và quân Ba Đình giết hơn 90 vị quan binh Pháp.  Đến tối, quân Pháp đem xác quân của họ đi nhưng ngài Đinh Công Tráng không thể đánh đuổi vì quân ngài ít quá, ngài cần giữ khu căn cứ.  Ngài Đinh Công Tráng đã gởi tin thắng trận báo cho Đề đốc Trần Xuân Soạn và ngài Đề đốc báo lại là đã đem tin thắng trận này báo lên cho vua Hàm Nghi và cho thông báo đến các tỉnh thành về sự thắng trận này.

. Đến ngày 7 tháng 12 năm 1886 âm lịch (tức là ngày 31 tháng 12 năm 1886 dương lịch), nghĩa quân lúc này có khoảng 600 quân.  Quân Pháp bất thình lính kéo đến với ít nhất là 5 ngàn (người / quân ?) (câu gốc tiếng Pháp là Ils étaient très nombreux, au moins cinq mille).  Họ mang thêm 8 súng đại bác, hơn 40 con lừa ngựa thồ.  Và các quân "quy thuộc" (tức theo Pháp) của triều đình nhà Nguyễn đã tham gia giúp quân Pháp tấn công quân Ba Đình trong trận này.

. Ngày hôm sau, tức ngày 8 tháng 12 năm 1886 âm lịch (tức là ngày 1 tháng 1 năm 1887 dương lịch), quân Pháp và triều đình Nguyễn tấn công quân Ba Đình từ 6 giờ sáng đến trưa nhưng họ thất bại và rút lui với hơn 200 quan binh Pháp Việt bị giết.  Rồi quân Pháp và triều đình Nguyễn lại tiếp tục bắn phá đại bác ngày và đêm không nghỉ.

. Trong lúc quân Pháp bao vây chiến khu Ba Đình, thì Đề Đốc Trần Xuân Soạn đem 300 quân đến Tach-bang (mà mình cho rằng Tach-bang là tổng Thạch Thành, phủ Quảng Hóa (câu gốc tiếng Pháp là à Tach-bang, territoire du phu de Quang-hoa) hỗ trợ quân Ba Đình.  Nhưng quân Đề Đốc Trần Xuân Soạn chỉ bắn từ xa yểm trợ mà tổng Thạch Thành thì cách đồn Ba Đình đến 1 hoặc 2 tổng nên đối với người Pháp thì không có vấn đề gì phải lo (Brian chú - theo các tài liệu khác, người Pháp lo quân Việt đánh theo kiểu ngoại xâm nội xuất tức là từ ngoài đánh ép  vô, từ trong đánh ra, nên người Pháp họ dè dặt cả 2 mặt ngoài và trong trong trận đánh chiến khu Ba Đình).  Ngài Đinh Công Tráng than phiền là sự giúp đỡ bất lực từ xa như vậy của Đề đốc Trần Xuân Soạn thì làm sao mà quân Ba Đình từ trong và quân Đề đốc Trần Xuân Soạn ở ngoài có thể cùng nhau đánh bật được quân Pháp ?

. Rồi Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã cho người gởi mật thư đến khuyên ngài Đinh Công Tráng rút lui giữa sự bao vây trùng điệp của người Pháp.  Ngài Đinh Công Tráng biết là mình không thể nào còn nhờ vả được Đề đốc Trần Xuân Soạn, nên ngài và ngài Phạm Bành tính đường thoát.

. Đêm 27 tháng 12 năm 1886 âm lịch (tức là ngày 20 tháng 1 năm 1887 dương lịch) khoảng 10 giờ đêm, ngài Đinh Công Tráng và ngài Phạm Bành mở đường máu trốn thoát khỏi vòng vây chiến khu Ba Đình của quân Pháp.  Ngài Đinh Công Tráng phàn nàn về Đề đốc Trần Xuân Soạn "phí giờ lắng nghe những người thuộc nhóm văn thân và cựu quan lại, thay vì dẫn quân đi đánh bọn tấn công, lại còn gửi đi những bản văn và giấy tờ đầy dẫy sự ngu xuẩn, rằng phải tiêu diệt mọi đồn luỹ đã bị giặc chiếm, phải gieo rắc hỗn loạn trong đội ngũ chúng để khiến chúng mất hết quyền hành. Bằng những lời tầm phào như thế, chẳng thể nào làm được chuyện gì ra hồ".

. Đến ngày 10 tháng 1 năm 1887 âm lịch (tức là ngày 2 tháng 2 năm 1887 dương lịch), quân Đề đốc Trần Xuân Soạn đang đón tại đồn Lac-ngoc, phu Thieu-hoa (mà mình nghĩ chắc tiếng Việt là đồn Lạc Ngọc phủ Thiệu Hóa), đụng độ với quân Pháp.  Chỉ ít hơn 1 giờ, 2 ngàn quân Đề đốc Trần Xuân Soạn đã tháo chạy.  

. Lúc này, ngài Đinh Công Tráng còn 30 người lính.  Ngài muốn cùng họ đi về Nam Định (Brian chú - chắc là để mộ thêm binh lính) nhưng do lệnh của Trần Xuân Soạn mà ngài không thể đi được.  Rồi cùng với ngài Đề đốc Trần Xuân Soạn đến phủ Thọ Xuân, ngài Đinh Công Tráng được ngài Đề đốc Trần Xuân Soạn cho 300 quân, nhưng vị Phó lý tỉnh Thanh Hóa là Lé-Nghu-Dang đã cự tuyệt cung cấp lương thực cho đội quân ngài Đinh Công Tráng, nên ngài đành phải giải tán nhóm quân này và tạm thời ngụ tại tổng Tham-long (?).

. Vào ban đêm ngày 6 tháng 2 năm 1887 âm lịch (tức là ngày 28 tháng 2 năm 1887 dương lịch), quân Pháp chia ra làm 5 đội khác nhau đến tổng Tham Long để bắt ngài.  Ngài cũng quân bảo vệ đã đánh trả và đến 10 giờ sáng hôm sau, rồi ngài chạy qua châu Thường Xuân trốn tạm.

.  Ngài Đinh Công Tráng phàn nàn về vị "phó lý" Thanh Hóa là Lé-Nghu-Dang, người đã cự tuyệt cung cấp lương thực cho ngài để nuôi quân, là người đã bị người dân đuổi đi khi giữ chức tuần phủ Ninh Bình (Brian chú - theo Đại Nam Thực Lục tập 9, "Cho Hồng lô Tự khanh là Lê Văn Duyên (trước bị giáng và mất chức, mới được khai phục hàm ấy, đợi bổ) ; quyền lĩnh Tuần phủ Ninh Bình (Tuần phủ trước là Đồng Sĩ Vịnh, hiện bị quân Pháp bắt giam).".  Như vậy vị quan Lé-Nghu-Dang ở đây có thể là quan Lê Văn Duyên.

.  Và ngài Đinh Công Tráng cũng phàn nàn về việc ngài Tống Duy Tân, vị cựu [Chánh sứ] Sơn phòng Thanh hóa, là vị quan "hai mang", tức là ngài Tống Duy Tân ngoài thì theo quân khởi nghĩa, nhưng bên trong thì [Brian chú - khi trước ngài Tống Duy Tân báo Pháp để đánh úp ngài Đinh Công Tráng, còn nay thì] bắt vị thủ lãnh Mao [Brian chú - theo tiếng Pháp là vị thủ lãnh người Mường, nên chắc đây là ngài Hà Văn Mao] cùng với mẹ ngài Mao giao cho người Pháp.  

. Và ngài Đinh Công Tráng cũng phàn nàn về sự trì trệ và cơ hội của các vị quan triều đình, khi họ gia nhập cuộc khởi nghĩa chỉ để có lợi cho mình.  Theo ngài Đinh Công Tráng, chỉ có Tú Tài Phương, Phạm Bành và thự tuần phủ Phạm Thuận và Tan-Thuong-Toai [Brian chú - chắc là Tán Thượng Toại] là những người thật sự kháng chiến.  Ngài Đinh Công Tráng cho rằng sau những cuộc đánh thắng của mình, Đề đốc Trần Xuân Soạn có trong tay nhiều vũ khí lấy từ người Pháp, nhưng ngài Đề đốc chỉ giữ cho ngài (Đề đốc).

. Cuối cùng, ngài Đinh Công Tráng nêu lên lý do về việc cần giữ lại binh quân để tiếp tục kháng chiến, và ngài mong rằng vua Hàm Nghi sẽ ban lệnh cho ngài "quyền hành cần thiết" để ngài có thể sắp xếp các việc tại Nghệ An và Hà Tĩnh, có lẽ vì ngài cần sự "danh chính ngôn thuận" để tiếp tục cuộc khởi nghĩa chống Pháp chăng ?

Bản tấu viết ngày 17 tháng 7 năm 33 (?) Hàm Nghi [Brian chú - Le dix-septième jour du septième mois de la trentetroisième année de Ham-Nghi - theo lời chú trong sách là ngày 4 tháng 9 năm 1887 dương lịch]

****







Không có nhận xét nào