Về sự phạm húy trong tờ Dụ Cần Vương Nếu bạn đọc quyển Chữ Húy của GS Ngô Đức Thọ, Chương V trang 156, thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy, là ...
Về sự phạm húy trong tờ Dụ Cần Vương
Nếu bạn đọc quyển Chữ Húy của GS Ngô Đức Thọ, Chương V trang 156, thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy, là vào năm Tự Đức 14 (1861), có tới 47 chữ kỵ húy.
Mà không hiểu sao, khi vua Hàm Nghi viết hoặc ai đó viết tờ Dụ Cần Vương năm 1885 này, nó lại phạm tới 3 chữ kỵ húy.
Đây, ba chữ kỵ húy này nè bạn:
1. Chữ Thì 時. Chữ kỵ húy này thì quá nổi tiếng, vì là tên húy của vua Tự Đức.
2. Chữ Quyền 權 (chữ 34 trong bảng liệt kê). Chữ kỵ húy này là tên húy của bà Tống Thị Đặc, vợ cả của chúa Nguyễn Phước Chu.
3. Chữ Tông 宗. Chữ kỵ húy này là tên húy của vua Thiệu Trị và cần viết bớt một nét.
4. Và chữ kỵ húy ngầu nhất chính là chữ Cần 勤 (chữ thứ 6 trong bảng liệt kê).
Nên tờ dụ này phạm 3 chữ húy #1, #2, #3. Và cái cụm từ mà các học giả Việt Nam đặt ra cho tờ Dụ này, tức là tên Lệnh dụ thiên hạ cần vương, đã có chữ Cần 勤 phạm húy rồi đó bạn.
Lẫn nếu bạn để ý, là trong các chiếu dụ triều đình, cách viết ngày tháng thường dùng chữ số đếm như 壹 貳 叄 肆 伍 陸, v.v. chứ không là 一 二 三 四 五 六 như trong tờ Dụ Cần Vương này.
Bạn đọc tờ Chiếu Cần Vương này tại đây >> https://vi.wikisource.org/wiki/Chi%E1%BA%BFu_C%E1%BA%A7n_V%C6%B0%C6%A1ng.
Mà nếu tờ Dụ Cần Vương này có tới 3 chữ kỵ húy, chắc là ta có thể gọi nó là tờ Dụ giả mạo do các nhà cách mạng hoặc học giả sau này thế kỷ 20 ngụy tạo, đúng hôn bạn ?
Hay là bạn biết các học giả Việt Nam nào biết về những điều kỵ húy này, như GS Ngô Đức Thọ chẳng hạn, cũng nên hỏi họ xem đều mình nêu ra có đúng không ?
Vì có khi bạn cũng cần biết các học giả Việt Nam có thật sự hiểu rõ về Dụ Cần Vương không, hay là họ chỉ đọc Quốc Ngữ mà suy đoán ầm lên về sự yêu nước gì trong đó.
Vì có khi Dụ Cần Vương là có thiệt đó, nhưng tờ Dụ ấy chắc là hoàn toàn không viết như tờ Dụ đầy yêu nước và dài ngoằng này.
Mà tại sao khi người Tây, họ làm giả Chiếu Cần Vương để bán, họ làm đẹp thế nhỉ ? Và hình như các học giả việt Nam khi thấy tấm chiếu này, thì họ rất mau mắn nhảy vô phân tích sự thật giả.
Còn ở nước ta, tờ dụ như tờ giấy nháp bỏ thùng rác này, tệ hơn cả tờ truyền đơn xưa, đã có cả chục năm, mà không thấy có học giả Việt Nam nào phân tích đúng sai nhỉ ? Dù sự tra chữ kỵ húy khá dễ dàng. Ngược lại, các học giả Việt Nam dường như ôm tờ giấy nháp này như của báu.
Và tờ dụ giấy nháp này đang được trưng bày trang trọng trong Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia tại Việt Nam luôn đây bạn ạ >> http://www.baotanglichsu.vn/portal/vi/Trang-chu/Kien-thuc-lich-su---van-hoa/2016/07/3A924BC0/.
Mời bạn suy gẫm. Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào