Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về tên các địa danh thuộc Chân Lạp trong quyển Đông Tây Dương Khảo

Về tên các địa danh thuộc Chân Lạp trong quyển Đông Tây Dương Khảo  Phần Chân Lạp được viết bắt đầu từ trang 63 PDF.  Trong đó có các địa da...

Về tên các địa danh thuộc Chân Lạp trong quyển Đông Tây Dương Khảo 

Phần Chân Lạp được viết bắt đầu từ trang 63 PDF.  Trong đó có các địa danh sau đây mà mình đoán và muốn chia sẻ với các bạn:

1. 婆羅提技城 Bà La Đề Tỷ Thành >> thành Bhavapura ? Trong quyển này, chép địa danh này được viết trong Tùy thư (sử nhà Tùy).  Theo mạng, Bhavapura là thủ đô xưa của vương quốc Chân Lạp (thời kỳ tiền Lục / Thủy Chân Lạp).  Bhavapura nay thuộc khu Kampong Thom phía Đông Bắc Phnom Penh.

2. 伊奢那城 Y Tha Na Thành >> thành Yaśodharapura ? Trong quyển này, chép địa danh này được viết trong Tùy thư (sử nhà Tùy).  Theo mạng, Yaśodharapura tức là khu Angkor Wat ngày nay.

3. 陸伽鈢婆山  Lục Gia Tỷ Bà Sơn >> núi Lingapura  ?  Trong quyển này, chép địa danh này được viết trong Tùy thư (sử nhà Tùy).  Theo Wikipedia, Lingapura là tên xưa của Koh Ker, và "Koh Ker là tên một di tích nằm trong quần thể di tích Angkor, cách thành phố Siêm Riệp 100 km. Đây là kinh đô cũ của đế chế Angkor được xây dựng dưới triều đại vua Jayavarman IV, khởi công từ năm 921 đến năm 944 mới hoàn tất. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự khủng hoảng quyền lực của vương triều Angkor sau khi vua Indravarman I băng hà.  Koh Ker được xem là cố đô của vương triều và được người dân quen gọi với cái tên Kim tự tháp của nền văn minh Angkor."

3. Chân Bồ 真蒲 >> bạn đọc Chân Lạp Phong Thổ Ký đoạn Dẫn nhập "Từ đó, khi thuận gió, trong mười lăm ngày có thể tới Chen-pu [Chân Bồ?, theo LH là Vũng Tàu ngày nay, ND], biên cương của Căm Bốt".

Theo các dịch giả quyển CLPTK, Chân Bồ là khu Vũng Tàu ngày nay, là nơi phân chia biên giới giữa Chân Lạp và Chiêm Thành.

4. 篱木州 Ly Mộc Thành > thành gỗ Ly ? Theo quyển này, chép đây là ngôi thành được tạo dựng bằng gỗ và là nơi mà người Hoa cư ngụ.  Theo cách đọc, chắc đây là Shrestapura.  Shrestapura là một thành cổ của Chân Lạp, nay là khu Wat Phou ở phía nam Lào.  Google Map còn có khu đền Wat Phu >> https://www.google.com/maps/place/Wat+Phu/@14.8485231,105.8232954,15z/data=!4m2!3m1!1s0x0:0x986d341e45572b1c?sa=X&ved=0ahUKEwjQkMzkpaHaAhXpjVQKHZipD74Q_BIIkAEwDg.  

5. 竹坡 Trúc Pha >> bạn đọc Chân Lạp Phong Thổ Ký đoạn Sơn Xuyên "Ở đó các con trâu hoang ngặm cỏ tới cả trăm và nghìn con.  Sau đó đến các luống tre kéo dài đến hàng trăm dặm khác.  Thân của loại tre này có các gai nhọn và các đọt măng của chúng có vị rất chua chát.  Núi cao hiện ra ở chân trời bốn hướng." (野牛以千百成羣,聚於此地。又有竹坡,亦綿亘數百里。其間竹節相間,生刺筍,味至苦。四畔皆有髙山。).  

Theo mạng http://www.world10k.com/blog/?p=1412, thì 竹坡 《真臘記》山川,“又有竹坡,亦綿亘數百里。其竹節間生刺,筍味至苦。四畔皆有高山”。或謂在柬埔寨的奧拉(Aural)山一帶。另見《東西洋考》卷三, vậy 竹坡 Trúc Pha là dãy núi Aural 奧拉, còn được biết đến là Phnom Aural, đỉnh núi cao nhất của Campuchia (theo Wikipedia).   Không biết 竹坡 Trúc Pha có phải là đỉnh Phnom Kravanh cao nhất của núi Phnom Aural không ? 

6. Phật thôn >> bạn đọc Chân Lạp Phong Thổ Ký đoạn Dẫn nhập " Tại Ch’a-nan (Tra-Nam), chúng tôi đổi sang một chiếc thuyền nhỏ hơn, và với dòng nước thuận lợi, chúng tôi đi ngang ngôi làng giữa lộ đường là Pan-lu-tsun [(Bán lộ thôn), không rõ nơi đâu], kế đó làng của Đức Phật, được gọi là Fo-ts’un [Phật Thôn, theo LH là tỉnh Pursat ngày nay, ND] (又自查南換小舟,順水可十餘日,過半路村、佛村).

Theo mạng http://www.world10k.com/blog/?p=1154, thì 佛村 《真臘記》總敘,“又自查南換小舟,順水可十餘日,過半路村、佛村,渡淡洋,可抵其地曰干傍,取城五十里”。在今柬埔寨洞里薩湖(Tonle Sap)的南面或西南面,一般認為指菩薩(Pursat),該地泰文名又作 Pothisat,均源自梵文名 Bodhi-sattva (菩提薩埵,簡稱菩薩),佛村則為意譯,參菩提薩州條。 另見《殊域錄》卷八;《四夷廣記》;《東西洋考》卷三。

Như vậy, Phật thôn nằm ở phía nam hoặc Tây nam Biển Hồ Tonle Sap, tên tiếng Anh là tỉnh Pursat và trong bản đồ nhà Nguyễn gọi là trấn Gò Sặt >> https://vi.wikipedia.org/wiki/Pursat.

7. 魯班墓 Lỗ Ban Mộ >> mộ Lỗ Ban  >> bạn đọc Chân Lạp Phong Thổ Ký đoạn Thành quách "Khi rời từ cổng phía nam chúng tôi sẽ sớm đến gặp một tháp bằng đá [đền Phnom Bakheng, ND].  Tháp này theo tương truyền đã được dựng lên trong một buổi tối bởi một Lu Pan bản xứ (Lỗ Ban). [Bản Dịch của LH có thêm một câu kế tiếp: “Ngôi mộ của ông Lỗ Ban (Angkor Wat) ở ngoài cửa nam lối một dặm, trong một vòng thành gần mười dặm, có hàng trăm căn nhà bằng đá” được JM chua như sau: “ [sự đề cập của Chu Đạt Quan về khu Angkor Vat như là ngôi mộ của Lu Pan (Lỗ Ban), vị thần theo truyền thuyết Trung Hoa là tổ nghiệp các nhà kiến trúc, là phiên bản Trung Hoa về một truyền thuyết địa phương gán việc xây dựng một cấu trúc vĩ đại như thế cho Visnukarman, nhà thủ công và kiến trúc siêu việt của người Ấn Độ.  Pelliot nêu ý kiến rằng sự im lặng của Chu Đạt Quan về Angkor Vat – ông ta chỉ ghi nhận rằng nó bao gồm hàng trăm ngôi nhà bằng đá, nhỏ -- tạo ra cảm tưởng rằng khu Angkor Vat bị cấm đóan đối với người Trung Hoa, JM]."

Như vậy chắc mộ Lỗ Ban là khu Angkor Wat.

8. 銅臺 Đồng Đài >> đài (bằng) đồng >> bạn đọc Chân Lạp Phong Thổ Ký đoạn Thành quách " Cách một phầm ba dặm về phía bắc từ tháp vàng và còn cao hơn nữa là một tháp bằng đồng [đền Baphuon, ND] là nơi mà quang cảnh thực sự đáng nể.  Dưới chân của nó có hơn mười ngôi nhà bằng đá nhỏ.  Một phần ba dặm nữa về phía bắc là nơi cư ngụ của nhà vua và đi kèm bên các nhà ngủ của ông còn một tháp bằng vàng khác.  Chính các đền đài như thế, theo chúng tôi nghĩ, đã là hình ảnh đầu tiên gợi hứng khởi cho các thương nhân Trung Hoa để ca ngợi Căm Bốt, như một đất nước giàu có và cao quý.".

Như vậy chắc Tháp Đồng này là đền Baphuon.

9. 内中金塔 Nội Trung Kim Tháp >> Tháp vàng ở trong khu trung tâm >> bạn đọc Chân Lạp Phong Thổ Ký đoạn Thành quách  "Tại trung tâm của hoàng thành là một tháp bằng vàng [đền Bayon, nguyên bản không ghi tên các ngôi đền, ND] bao quanh bởi hơn hai mươi tháp bằng đá và hàng trăm các căn phòng bằng đá.  Ở tường phía đông, hai con sư tử bằng vàng đứng hai bên hông một chiếc cầu bằng vàng và tám tượng Đức Phật bằng vàng được đặt tại chân các căn phòng bằng đá.".

Như vậy chắc Nội Trung Kim Tháp là đền Bayon.

10.  淡水洋  Đạm Thủy Dương - biển Nước Ngọt >> bạn đọc Chân Lạp Phong Thổ Ký đoạn Canh Chủng (Trồng trọt) >> Vào cuối mùa hè và mùa thu trời mưa mọi buổi chiều và nước của Đại Biển Hồ bị lụt cho đến khi các cây cối cao to bị nhận chìm xuống và chỉ còn các ngọn cây nhô lên.  (自四月至九月,每日下雨,午後方下。淡水洋中,水痕髙可七八丈,巨樹盡没,僅畱一杪耳。人家濵水而居者).

Như vậy chắc Đạm Thủy Dương là Biển Hồ Tonle Sap.

Bạn đọc Chân Lạp Phong Thổ Ký bản dịch của tác giả Gió Bắc tại đây >> http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacChuDatQuanChanLap.htm.  Bạn lưu ý đây không là bản dịch chuẩn mà là dịch đại khái chung chung vì tác giả muốn so sánh các bản dịch khác nhau.

Bạn tải bộ Đông Tây Dương Khảo tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1971950869722532.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian






Không có nhận xét nào