Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Về thành Điện Hải có là biểu tượng của lòng yêu nước và đức hy sinh của nhân dân Đà Nẵng không ?

Về thành Điện Hải có là biểu tượng của lòng yêu nước và đức hy sinh của nhân dân Đà Nẵng không ? Vì theo bài viết trên báo Đà Nẵng, tác giả ...

Về thành Điện Hải có là biểu tượng của lòng yêu nước và đức hy sinh của nhân dân Đà Nẵng không ?

Vì theo bài viết trên báo Đà Nẵng, tác giả đã chạy tít như trên.

Bài viết này tại đây >> http://baotangdanang.vn/thanh-dien-hai-la-bieu-tuong-cua-long-yeu-nuoc-va-duc-hy-sinh-cua-nhan-dan-da-nang.html.

Mình vốn không nghiên cứu nhiều về trận Đà Nẵng, nhưng từ hôm đã việt hóa được bức bản đồ chiến sự Đà Nẵng năm 1858 (https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1979855455598740), rồi đọc lại sách tiếng Pháp, thì mình xin có ý kiến như sau qua sử kiện:

1. Vào sáng ngày 1 tháng 9 năm 1858 lúc 7 giờ 45 sáng, quân Pháp đưa thư cho quân Việt đòi giao các đồn trại cho quân Pháp.

2. Hai tiếng sau, vào lúc 9 giờ 45 sáng, quân Pháp tấn công các đồn quân Việt ở bán đảo Sơn Trà do không nhận được thư trả lời.

3. Bốn mươi lăm phút sau, vào lúc 10 giờ 30 sáng, tàu pháo hạm Mitraille của quân Pháp bắn nổ kho đạn của thành An Hải (là thành đối diện với thành Điện Hải).  Và vì sự nổ kho đạn thành An Hải, mà quân Việt đã không còn nổ súng (chắc là không còn nổ đại bác) chống lại quân Pháp nữa (đây là đoạn cuối trang 98 trong sách tiếng Pháp - A dix heures et demie, la Mitraille fait sauter la poudrière du fort de l'Est. Les Annamites, terrifiés par cette formidable explosion, cessent le feu.).

4. Rồi quân Pháp bắt đầu đổ bộ xâm chiếm khu bán đảo Sơn Trà dễ dàng mà không hề gặp sự kháng cự nào.  

5. Rồi chiều hôm đó, quân Pháp đóng lại cách thành An Hải khoảng 4 cây số.

6. Sáng hôm sau, tức là ngày 2 tháng 9 năm 1858, quân Pháp hành quân lúc 4 giờ sáng, rồi lấy thành An Hải lúc 6 giờ 30 sáng.  Lúc 8 giờ 30 sáng, tàu pháo hạm Dragonne bắn nổ kho đạn của thành Điện Hải.  Đến 10 giờ sáng, thì quân Pháp cho quân sang sông lấy thành Điện Hải và phát hiện ra là quân Việt đã rút từ hôm qua khi kho đạn của thành An Hải bị nổ.  Đây là đoạn trang 102 trong sách tiếng Pháp - A dix heures, la section du génie, soutenue par un détachement de marins, traverse la rivière sur des canots et s'empare sans coup férir du fort de l'Ouest, abandonné, paraît-il, dès la veille après l'explosion du fort de l'Est.).  Như vậy là sau vụ nổ kho đạn thành An Hải, quân Pháp lấy cả 2 thành An Hải lẫn Điện Hải khá dễ dàng, chứ không hề gặp sự kháng cự mạnh mẽ nào của quân Việt cả.

7. Rồi vào ngày 4 tháng 9 năm 1858, "Tại thành Điện Hải, những người lính làm công việc thu dọn chiến trường đi thu lượm đạn dược và thu giữ những khẩu đại bác bằng đồng. Họ đóng đinh vào họng những khẩu súng bằng gang sau khi đã đập vỡ các trục quay nòng súng. Công binh đào những lỗ đặt mìn dưới chân các ổ hỏa lực tại những góc lồi để chuẩn bị làm nổ tung tòa thành." (http://baotangdanang.vn/bai-3-cuoc-tan-pha-thanh-dien-hai-va-lan-thoai-bo-dau-tien.html).

8. Và 2 ngày sau, tức là ngày 6 tháng 9 năm 1858, thành Điện Hải đã bị người Pháp đặt thuốc nổ và cho phá hủy (đây là đoạn trang 106 trong sách tiếng Pháp - Le fort de l'Ouest est complètement évacué; à onze heures du matin on le fait sauter, après avoir brûlé les cases environnantes. Des obusiers, des munitions sont envoyés au fort de l'Est; les puits environnants sont reconnus, l'eau est d'assez).  Người Pháp đã phá thành Điện Hải, rồi họ rút qua sông cố thủ bên thành An Hải.

Như vậy khi ta đọc lại đoạn sử này, được viết bởi một vị đại tá người Pháp đã tham gia trận này, thì ta thấy rõ là khi kho đạn của thành An Hải bên này sông Hàn bị nổ, quân Việt đã rút lui, và ngày hôm sau, người Pháp vào thành Điện Hải bên kia sông Hàn mà không gặp sự chống cự của quân Việt nào cả vì quân Việt đã rút đi hết từ tối qua.

Và quân Pháp đã cho đặt thuốc nổ để phá luôn thành Điện Hải, và lui về cố thủ bên thành An Hải.

Như vậy, làm thế nào mà thành Điện Hải có thể là biểu tượng của lòng yêu nước và đức hy sinh của nhân dân Đà Nẵng ? 

Ít ra ở Sài Gòn, trận thành Sài Gòn còn có sự giao tranh đánh tay đôi giữa quân Việt và quân Pháp.

Ít ra ở Hà Nội, trận thành Hà Nội cũng có sự giao tranh đánh tay đôi giữa quân Việt và quân Pháp.

Còn ở trận Đà Nẵng năm 1858, quân Việt sau 1 tiếng rưỡi đồng hồ bị Pháp nổ pháo đùng đùng, đã rút đi và để lại cả 2 ngôi thành An Hải và Điện Hải cho quân Pháp vô lấy dễ dàng.

Để rồi quân Pháp cho đặt thuốc nổ phá nổ thành Điện Hải (còn phá nổ hết tòa thành hay không thì đó lại là một chuyện khác).

Thành Điện Hải mà mình đọc trong quyển sách này, trong những ngày đầu quân Pháp tấn công, hoàn toàn không hề có hình ảnh "đấu tranh anh hùng" nào của nhân dân Đà Nẵng cả.

Mà ngược lại, thành Điện Hải bị hoàn toàn  bỏ rơi bởi quân Việt.

Và phải đến tháng 2 năm 1859, quân Việt mới bắt đầu xây lại các pháo đài, đồn lũy để chống trả lại quân Pháp.  Nhưng có hay không việc quân Việt xây lại thành Điện Hải thì mình không biết vì chưa đọc hết.  Nhưng fast forward (http://baotangdanang.vn/bai-cuoi-cuoc-di-tan-cua-quan-vien-chinh-o-da-nang.html):

****

"Ngày 21-3-1860, trong đêm, quân An Nam đặt một quả nổ trong công sự ở các góc, pháo hạm Alarme trả đũa bằng hai phát đại bác.

Chúng tôi sắp ngựa xuống tàu. Đến giữa trưa, công binh đánh sập những kho thuốc súng ở thành Điện Hải và công sự ở các góc. Ngọn lửa bao phủ tất cả những túp lều phía bờ trái sông Hàn. Các toán quân rút khỏi thành An Hải bằng đường bộ, trở lại với các tiền đồn trên eo đất của Đà Nẵng.

Lúc 3 giờ chiều, kho thuốc súng ở thành An Hải bị công binh thổi tung. Họ đốt luôn những lều ăn ở khu vực pháo đài. Đến 3 giờ rưỡi chiều, cuộc di tản trên dòng sông Hàn đã kết thúc.

Việc xuống tàu của liên quân được bắt đầu với lính Tây Ban Nha, những người vừa rời khỏi sông Hàn. Chúng tôi củng cố các tiền đồn. Vào 11 giờ đêm, quân An Nam như chào mừng sự ra đi của chúng tôi, bắn về trạm chuyển tiếp một loạt gần 40 quả đạn đá. Các vị quan An Nam bây giờ có thể tuyên bố rằng họ đã đánh đuổi chúng tôi bằng những phát đại bác. Đó là sự thật. Than ôi! Chúng tôi đã trao cho họ phần tốt đẹp.

Ngày 22-3-1860, di tản khỏi Đà Nẵng. Từ lúc mặt trời mọc đến tận hoàng hôn, âm thanh những vụ nổ thật lớn, tất cả các pháo đài ở Đà Nẵng bật tung lên từ chỗ này tiếp nối chỗ khác, lửa bao trùm khắp nơi, sức nóng của ngọn lửa thật kinh khủng đến nỗi có thể cảm thấy nó ngay cả khi đứng trên boong tàu.

Đại đội của tôi lãnh nhiệm vụ bảo vệ cuộc rút quân, lên tàu Marne lúc 5 giờ chiều. Đôi mắt nhòe đi, tôi từ biệt Đà Nẵng lần cuối. Tôi trải qua cả đêm trên boong tàu. Như câu chuyện cổ tích, Đà Nẵng mãi mãi bằng lửa rực sáng nói chung."

****

Như vậy, chắc là thành Điện Hải chưa bao giờ là nơi mà quân Việt chống lại quân Pháp cả.  Mà đáng ra, là nơi quân Việt cố đánh bật quân Pháp ra khỏi sau sự rút lui khỏi thành 2 năm trước.

Thế thì làm thế nào mà cả trăm năm sau, thành Điện Hải lại trở thành "biểu tượng của lòng yêu nước và đức hy sinh của nhân dân Đà Nẵng" nhỉ ?

Mà đáng ra nếu ta đọc theo quyển sách tiếng Pháp, thì thành Điện Hải đúng là "biểu tượng của sự ngoan cường của quân Pháp" mới đúng, đúng không ? 

Nếu ta nhận định "lòng yêu nước" là sự quyết chí lấy lại thành Điện Hải của quân Việt, thì hoàn toàn không đúng, vì trận này đánh đủ nơi cả, và quân Pháp đốt và phá nổ tất cả.

Mà đáng buồn hơn, là quân Việt ban đầu đã bỏ thành Điện Hải mà rút lui để người Pháp dễ dàng lấy, rồi sau này quân Việt cố đánh cũng chả lấy lại được.

Vậy mà ngày nay, thành Điện Hải lại trở thành "biểu tượng của lòng yêu nước và đức hy sinh của nhân dân Đà Nẵng". 

Bạn có biết là thành Điện Hải đã bị người Pháp cho nổ tung trước khi họ rút qua bên kia sông giữ thành An Hải không ? 

Bạn có biết là quân Việt bỏ rơi thành Điện Hải rồi quân Pháp cho thuốc nổ để phá thành Điện Hải tới 2 lần không ? 

Và đã bao giờ mà một ngôi thành bị quân Việt bỏ rơi lại trở thành "biểu tượng của lòng yêu nước và đức hy sinh của nhân dân Đà Nẵng" bạn nhỉ ? 

Bạn đã đọc thật kỹ về trận Đà Nẵng 1858 chưa ? 

Bạn tìm đọc sách:

1. Quyển sách tiếng Pháp này tên là Indo-Chine : souvenirs de voyage et de campagne, 1858-1860, được viết năm 1896 bởi đại tá Henri de Ponchalon, người đã tham gia trận đánh Đà Nẵng này.  Trận Đà Nẵng bắt đầu từ trang 97 trong sách.  Bạn tải sách này tại đây >> http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5836219d.

2. Bạn đọc các bài dịch phần trận Đà Nẵng của quyển này bởi tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến tại đây:

. Bài 1: http://baotangdanang.vn/bai-1-ngay-dau-tien-cua-cuoc-chien-o-da-nang-1-9-1858.html

. Bài 2: http://baotangdanang.vn/bai-2-cuoc-danh-chiem-hai-thanh-hai-va-dien-hai.html

. Bài 3: http://baotangdanang.vn/bai-3-cuoc-tan-pha-thanh-dien-hai-va-lan-thoai-bo-dau-tien.html

. Bài 4: http://baotangdanang.vn/bai-4-su-chong-tra-kien-cuong-cua-nguoi-nam.html

3. Bạn tải bức bản đồ việt hoá Đà Nẵng 1858 tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1979855455598740.

Mình đang đọc tiếp.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian






Không có nhận xét nào