Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về từ Thủ trong các địa danh mang tên Thủ như Thủ Đức hoặc Thủ Thiêm hoặc Thủ Dầu Một ở miền Nam

Về từ Thủ trong các địa danh mang tên Thủ như Thủ Đức hoặc Thủ Thiêm hoặc Thủ Dầu Một ở miền Nam Mà hầu như phần lớn các bài viết trên mạng ...

Về từ Thủ trong các địa danh mang tên Thủ như Thủ Đức hoặc Thủ Thiêm hoặc Thủ Dầu Một ở miền Nam

Mà hầu như phần lớn các bài viết trên mạng mình đọc, đều đưa ra thuyết từ Thủ này là từ chức Thủ Ngự 守禦, tức chức quan trông coi đồn ải.  Theo thuyết này, họ đưa ra ví dụ như địa danh Thủ Thiêm có nghĩa là đồn ải (tức đồn thủ) được đặt theo tên của vị quan Thủ Ngự tên Thiêm chẳng hạn.

Nhưng mình dò lại bộ Hoàng Việt, thì thuyết trên hoàn toàn không đúng.

Mà đơn giản hơn nhiều, là trong địa danh Thủ Thiêm và Thủ Đức, chữ Thủ ở đây được viết là 首, chứ không là 守.  Chữ Thủ 首 này chỉ cho những gì đứng đầu, ví dụ thủ lĩnh, thủ tướng, thủ trưởng, nguyên thủ quốc gia, hay kẻ trùm trưởng.  Còn chữ Thủ 守 này chỉ cho phòng thủ 防守 hoặc tên một chức quan như thái thủ xưa chẳng hạn 太守.

Như vậy, chữ Thủ 首 ở đây nghĩa là chỉ cho tên gọi một người nào đó đứng đầu ở khu địa phương ấy.

Vậy khi các địa danh mang tên Thủ Thiêm 首添 hoặc Thủ Đức 首德, thì các tên này chính là để chỉ một khu vực được lấy tên từ một vị phú hộ hay có tiếng ở vùng ấy.  Chữ Thủ 首 ở đây cho ta biết nhân vật này không hẳn là một người nghèo, làm nghề lái đò hay bán nước chẳng hạn, vì như vậy ta còn các địa danh như Bà Tàng, Lão Nhiêu ở khu vực Sài Gòn Chợ Lớn ngày nay.  Chữ Thủ 首 này chỉ cho một người có tiền hoặc có tiếng hoặc đứng đầu ở nơi đó.

Vậy, 2 địa danh Thủ Thiêm và Thủ Đức chưa bao giờ có nghĩa là đồn ải (thủ 守) mang tên ông Thiêm hay ông Đức nào cả.  Ngược lại, 2 địa danh Thủ Thiêm và Thủ Đức được đặt ra từ tên của 2 nhân vật có tiếng (thủ 首) ở vùng đất này.

Và rất đáng tiếc, chắc là các học giả hoặc cán bộ miền Nam đã không đọc bộ Hoàng Việt, để mà họ ngày nay viết chữ Hán Thủ Đức là 守德 tức đồn ải mang tên ông Đức, thành ra tên Thủ Đức tiếng Hán vô nghĩa và nếu bạn hỏi mình, hơi bậy.  Nó vô nghĩa và bậy bởi vì chắc là thời quân chủ, chẳng ai dám đem tên một ông quan nhỏ nào đó ra mà đặt tên cho đồn ải cả.  

Nhưng ngược lại, nếu bạn đọc chữ Hán Thủ Dầu Một 守油蔑 >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1879900418927578, thì bạn thấy đó, chữ Thủ ở đây viết là 守 tức là đồn ải, nên ở đây Thủ Dầu Một 守油蔑 có nghĩa là đồn ải Dầu Một, chứ không là tên một ông phú hộ hoặc ông có tiếng tên Dầu Một nào cả.

Vậy có thể, nếu bạn là các học giả miền Nam, bạn cần xem lại vụ giải thích địa danh mang từ Thủ.  Vì tùy theo cách viết chữ Hán Thủ xưa ra sao mà giải thích, chứ ta không thể giảng chung chung Thủ là Thủ ngự.  Vì ta có chữ Thủ đứng đầu 首 hay chữ Thủ đồn thủ 守.

Và có thể, nếu truyền thuyết ngài Tạ Duy Minh, tiền hiền làng Linh Chiểu Đông, là giàu có và lập chợ Thủ Đức là có thật, thì đáng ra trên bia của ông, chữ hiệu Thủ Đức cần được viết là 號首德 chứ không là 號守德.  Vì cụm từ hiệu Thủ Đức 號首德 với chữ Thủ đứng đầu 首 có nghĩa là người ta gọi ông là "đại gia" Đức, chứ hiệu Thủ Đức 號首德 không là Thủ đồn thủ 守 có nghĩa là người ta gọi bậy ông là "cán bộ" Đức  như ngôn ngữ thời nay thường dùng vậy.  Như vậy có thể ngay từ thời xưa, những năm 1890, hương chức làng Linh Chiểu Đông đã viết sai chữ Thủ của ông đó bạn ạ.

Vậy Thủ Thiêm viết là 首添, Thủ Đức viết là 首德, Thủ Dầu Một viết là 守油蔑.  Và Thủ đứng đầu 首 hoàn toàn khác với Thủ đồn thủ 守 bạn nhé.

Vậy bạn thấy đó, nếu bạn không đọc Hán Nôm, thì bạn sẽ hoàn toàn không thể nào phân biệt được Thủ trong các địa danh miền Nam là Thủ nào và có ý nghĩa ra sao.

Nên, nếu bạn đọc các bài viết của các vị học giả Việt Nam, cố gắng phân tích địa danh miền Nam, mà họ lại hoàn toàn không viết được một chữ Hán Nôm nào, bạn cứ tin lời khuyên của mình và đánh dấu hỏi thật lớn vào kiến thức của họ về địa danh miền Nam.  Vì phần lớn những gì họ viết, có thể là do họ đoán mò từ chữ Quốc Ngữ, chứ không hẳn họ đọc lại sử liệu Hán Nôm xưa về các địa danh này.

Và rất nhiều địa danh miền Nam xưa, còn đó trong bộ Hoàng Việt, và chúng được viết rất chính xác chứ không tùm lum như bộ Gia Định Thành Thông Chí sau này, hình như bị người ta xào qua xào lại.

Nên nếu có học giả nào giải thích cho bạn về các địa danh miền Nam, bạn cứ hỏi họ đã đọc bộ Hoàng Việt chưa.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks 

Brian








Không có nhận xét nào