"Nhân viên người Việt tại ĐSQ Nhật bị tố gây khó dễ người xin Visa" ? (báo chí hay mì ăn liền) Báo mạng Zing.vn đã đưa bài viết vớ...
"Nhân viên người Việt tại ĐSQ Nhật bị tố gây khó dễ người xin Visa" ? (báo chí hay mì ăn liền)
Báo mạng Zing.vn đã đưa bài viết với tựa đề là "Nhân viên người Việt tại ĐSQ Nhật bị tố gây khó dễ người xin Visa" Vì tôi là người Nhật, nên bình luận bài viết này theo hướng nào cũng dễ bị đánh giá, nếu bênh ĐSQ thì bị nói là tại ông là người Nhật nên bênh cơ quan nhà nước của tổ quóc mình, không khách quan, nếu nói kiểu xấu với ĐSQ Nhật Bản thì cộng đồng người Nhật hay ĐSQ sẽ có thể nghĩ không tốt về mình.
'Gây khó dễ". Đây là cụm từ quen thuộc đối với chúng ta kể cà tôi. Cụm từ này thường được sử dụng khi mô tả về hành xử của cán bộ, công chức nhà nước làm viêc với người dân hay doanh nghiệp, nhất là trong thủ tục cấp phép, hoăc nói khác là chỗ nào có cơ chế xin - cho thì cụm từ này hay xuất hiện.
Bên cạnh đó, trong hành chính nhà nước, chúng ta có rất nhiều thủ tục mà chúng ta không phải xin, mà nhà nước đương nhiên phải làm việc vì công dân, vì đó là quyền, hay quyền lợi của người dân được hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Nhưng trong các thủ tục như vây, chúng ta biết có những trường hợp, cán bộ, công chức gây khó dễ cho chúng ta.
Đại sứ quán nước ngoài cấp visa cho công dân nước ngoài, đó không hẩn đương nhiên là nghĩa vụ pháp lý của họ, việc cấp visa là việc thực hiện chủ quyền quốc gia, nên họ có thẩm quyền và thẩm lượng rộng, họ có quyền xem xét trên cơ sở nhiều lý do. Tuy nhiên, các quốc gia cũng sẽ thực hiện việc này trên các nguyên tắc của pháp luật quốc te như nguyên tác có đi có lại, hoặc có những trường hợp trở thảnh nghia vụ nhất định theo cam kết quốc tế, hiệp ước đa phương.
Trong tình hình rất nhiều bạn Việt Nam đi đu học, hay đi thực tập sinh ( thực chất là lao động) đến Nhật Bản rất nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt, tháng 4 là thời điểm năm tài chính và năm học mới bất đầu, nên công việc xem xét cấp visa của cơ quan lãnh sự của Nhật Bản tại các nước sẽ rất nhiều. Với hoàn cảnh này, chúng ta dễ đoán rằng, các lãnh sự người Nhật thường trực tại Đại sứ quán Nhật Bản sẽ phải xử lý, xem xét rất nhiều hồ sơ không phân biệt thời gian là ban ngày hay ban đêm.
Trong khi đó, cảm nhận chủ quan tôi cũng đồng ý rằng có thể có những trường hợp thái độ ứng xử của những người tiếp và giải đắp về thủ tục tại quầy làm việc chưa thỏa đáng. Về việc này nên cần làm rõ theo từng trường hợp cụ thể một cách cụ thể.
Bên cạnh đó, phần không ít người đến Đại sứ quán để làm thủ tục visa là những nhân viên của các công ty môi giới du học, các tổ chức cử phái thực tập sinh ( Việt Nam gọi là tổ chức xúc tiến xuất khẩu lao động). Không thể phủ nhận rằng các công ty, các tổ chức này là những đơn vị kinh doanh, kiếm tiền. Với họ, việc xin visa cũng là một trong những việc làm ăn. Nên họ có thể có những động cơ, góc nhìn theo lợi ích của họ,
Một bài báo nếu cho mình làm việc trong ngành báo chí, cần phải đào sâu câu chuyện đến bản chất. Đồng thồi, nên tự xác minh tình tiết khách quan từ những bằng chứng cụ thể để lập luận, chứ không nên chỉ liêt kê những nhận định chủ quan của những người nộp hồ sơ.
Báo chí nên căn nhắc rằng mì ăn liền cũng là sản phẩm đôi khi có tư duy, sáng kiến của sản xuất dù người ăn nấu và thưởng thức được nhanh.
Hirota Fushihara
Phần 2: Hôm qua tôi đã viết bình luận về bái báo của Zing.vn có tựa đề"Nhân viên người Việt tại ĐSQ Nhật bị tố gây khó dễ người xin Visa" ?
Tôi chỉ bình luận về bái bào đó chưa có chất lượng của ngành báo chí. Và tôi đã nói trước rằng " tôi là người Nhật, nên bình luận bài viết này theo hướng nào cũng dễ bị đánh giá, nếu bênh ĐSQ thì bị nói là tại ông là người Nhật nên bênh cơ quan nhà nước của tổ quóc mình, không khách quan, nếu nói kiểu xấu với ĐSQ Nhật Bản thì cộng đồng người Nhật hay ĐSQ sẽ có thể nghĩ không tốt về mình"
Nhưng tôi đã nhận được phần hỏi rằng tôi chỉ " đứng ở gốc cạnh chủ quan để viết stt", "bài viết rất có tinh thần đoàn kết về phía người nhật," và tôi "không có ý hợp tác cải thiện giúp người Việt Nam"
Sáo các bạn đọc hiểu tiếng Việt giỏi vậy.
Trong stt trước, tôi chỉ đề nghị báo chí nên thu thập chứng cứ rõ ràng và mô tả tình tiết khách quan, còn nếu chỉ liệt kê những lời chủ quan của một số người thì không khác gỉ án oan của một số bản án hình sự.
Về logic, tôi viết thế không thể hiểu là tôi đang chủ trương không có những câu chuyện hành xử xấu hay không phù hợp của nhân viên ĐSQ Nhật Bản. Hoặc là tôi đang đoàn kết với người Nhật. ( tôi đoàn kết với người Nhật làm gì !? )
Nếu thật sự có chuyện như vậy thì các bạn tổng hợp chứng cứ rõ rầng rồi lên tiếng cụ thể cho ĐSQ hay báo chí hay cả tôi. vì đó là câu chuyện không tốt cho cả hai bên.
Không có nhận xét nào