Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Một băn khoăn khi mình đọc các bài phân tích sử Việt của các thầy cô người ngoại quốc

Một băn khoăn khi mình đọc các bài phân tích sử Việt của các thầy cô người ngoại quốc Ví dụ như bài viết Nguyen Truong To - A Catholic Refor...

Một băn khoăn khi mình đọc các bài phân tích sử Việt của các thầy cô người ngoại quốc

Ví dụ như bài viết Nguyen Truong To - A Catholic Reformer at Emperor Tu-Duc's Court của thầy Mark McLeod.



Mình công nhận với bạn, mình thích đọc các bài viết tiếng Anh của các thầy cô ngoại quốc hơn là đọc các bài viết tiếng Việt.

Có thể vì mình đã quen với việc viết chuẩn xác (chứ không là phóng đại rồi biện hộ là viết văn phải như vậy) lẫn cách các thầy cô ngoại quốc trình bày vấn đề rất có bài bản.

Nhưng một điều mà mình băn khoăn, là ở Việt Nam ngày nay, người ta "rất tự do" mà đặt điều viết về sử, ai cũng cho giả thuyết mình là đúng, chả ai coi mình có nghĩa vụ bảo vệ sử (ngoại trừ sử Đảng của chế độ đương thời), thì liệu sự "tự do quá trớn" này nó có phải là viên đạn bọc đường bắn chết sử Việt trên con đường bước ra thế giới không ?

Ví dụ như trong bài viết tiếng Anh này, thầy McLeod chắc là dựa vào điều mọi người Việt xem như là "có thật trong lịch sử 100%", ấy tức là sự CÓ THẬT ngài Nguyễn Trường Tộ đã viết các bài di thảo này vào thời vua Tự Đức lúc Pháp xâm lược Việt Nam.

Nhưng mình không hiểu là thầy Mark McLeod đã đọc các bản văn gốc Hán của các bài di thảo này chưa ? Thầy có thấy các bản di thảo này có vấn đề về văn phong lẫn logics như mình nêu lên tại đây không >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1994750844109201 ?

Nếu mình mà không đọc bản Hán văn, mình cũng không hẳn đã hiểu là các văn bản Hán văn di thảo này KHÔNG THỂ NÀO là văn bản dâng lên triều đình cả.  Vì chúng có văn phong bạch thoại và cận đại quá, làm sao mà ai dám dâng lên vua Tự Đức một bài tấu này ?  Đây rõ ràng là văn phong của các nhà cách mạng đầu thế kỷ XX viết cho dân, chứ không thể nào là văn phong của một thần dân cúi đầu mà viết cho hoàng đế con trời thời quân chủ những năm 1860s cả.

Ấy thế mà sao chưa ai phân tích về điều này nhỉ ? Hay là người ta có viết mà mình chưa đọc ? 

Như vậy, nếu không ai lên tiếng về những sự kỳ quặc hoặc nghi vấn này, thì làm sao thầy McLeod hiểu để suy nghĩ trước khi chấp bút viết bài ?

Xin bạn đừng nói là thầy McLeod phải có trách nhiệm tìm hiểu và hiểu điển lễ nhà Nguyễn trước khi viết bài này. 

Vì bạn nói vậy, thì mình xin hỏi là, các bạn là các nhà nghiên cứu Việt đã ngồi đó cả chục năm ở Việt Nam, đã làm gì để sử Việt ngày nay hóa ra như vậy ?  Chúng ta cần chấm dứt việc ỷ lại người khác hay cho rằng thế giới phải có trách nhiệm với sử Việt.  Người Việt phải có trách nhiệm gìn giữ sự trong sạch trong sử Việt. 

Mình nghĩ bạn đồng ý với mình, là sự ác độc nhất trong sử chính là việc cả nước tin vào sử kiện nào đó, mặc dù chả ai lên tiếng là sử kiện ấy có đúng là có thể chứng minh được hay không từ sử liệu.

Và sự ác độc thứ 2, là do dốt hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có thể do rất nhiều nguyên do, người ta thờ ơ, bỏ đó luôn, và họ cứ để ai muốn viết sao cũng được. Chính điều thứ 2 này sẽ làm các học giả ngoại quốc thất vọng và nản lòng về sử Việt vì ai sẽ bảo vệ họ, ít nhất là để họ an tâm là khỏi phải thắc mắc về sử liệu trước khi phân tích về sử Việt ? 

Vì họ đến với sử Việt là một điều quý, và chính chúng ta cần dọn rác cho họ trước chứ.

Vì ở Mỹ, chả bao giờ có việc một bậc đại thụ ngôn ngữ mà dịch bậy sử học đâu bạn ạ.  Chỉ có ở Việt Nam mà thôi.

Vì ở Mỹ, cũng không có trình trạng nhà nhà người người cứ viết đại, viết gi đó cũng được, mà không có một cơ quan nhà nước nào thấy mình có trách nhiệm phải bảo vệ sử.

Vì sử mà ta cứ để mọi người tha hồ mà viết bậy, mà chả ai lên tiếng đúng sai, ấy là ta đang giết chết sử đấy chứ.

Và kỳ trước, mình có viết về việc thầy McLeod đã sai khi thầy dẫn sử kiện ngài Phan Thanh Giả quỳ trước xe vua Minh Mạng vì sử kiện này hoàn toàn không có trong sử Việt, mà nó đã bị chính các sử gia và những tiểu thuyết gia Việt Nam viết bậy vào đó, vì họ đã quen thói phóng đại và viết bậy vào sử, và tự họ lừa dối cả dân tộc về sử kiện này để tô hồng cho ngài Phan Thanh Giản.  Đó là sự xấu hổ của chúng ta đấy chứ.

Những sự tô hồng bậy về sử kiện và cho phép đủ thứ giả thuyết về sử Việt  mọc lên như nấm này, làm mình có cảm giác như chúng ta đang cho phép những con sâu róm bò nhung nhúc lên trên một mâm cơm.  Đây là sự ác độc của tất cả chúng ta đối với sử Việt đó chứ.

Nếu chúng ta cứ vậy hoài, và các học giả Tây phương bị dính "bẫy" sử Việt dạng này, chắc là chính các học giả Tây phương này, với danh tiếng của họ trên thế giới, sẽ là những người bắn thật mạnh vào sử Việt và giết chết sử Việt trên thế giới, vì họ không còn gì để tin vào tất cả chúng ta, nhất là khi danh tiếng của họ bị dơ vì bị dính "bẫy" sử Việt vài lần.

Hãy bảo vệ sử Việt và lên tiếng về những điều bạn không đồng ý, ít nhất là khi bạn đọc về sử thời Nguyễn.

Và trong bài di thảo số 1 của ngài Nguyễn Trường Tộ, ngài có viết một câu nói của ngài Hàn Dũ mà mình nghĩ rất đúng cho tất cả chúng ta suy gẫm. Đó là câu "Biết mà không nói là bất nhân.  Nói mà không nói hết là bất nghĩa".  Câu nói này đúng là rất chính xác khi ta bàn về tình trạng sử Việt ở thế kỷ 21.

Mình đọc những bài viết thầy McLeod, mình thấy rất rõ việc băn khoăn như trên.  Mong thầy ở đâu đó đừng buồn Brian phê bình các bài viết của thầy.  Sử Việt rất đẹp, và người Việt cảm ơn các thầy cô như thầy McLeod đã đưa sử Việt ra thế giới. 

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Brian

Không có nhận xét nào