Thật đáng buồn khi những phiên tòa kệch cỡm, nỗi nhục của quốc gia, chà đạp lên công lý vẫn hàng ngày diễn ra trên đất nước này. Người dân c...
Thật đáng buồn khi những phiên tòa kệch cỡm, nỗi nhục của quốc gia, chà đạp lên công lý vẫn hàng ngày diễn ra trên đất nước này. Người dân chưa quên phiên toà đáng nguyền rủa xử tên dê già Nguyễn Khắc Thủy, hay phiên toà đầy nỗi oan ức của bác sĩ Hoàng Công Lương thì tới đây ngày 28/5 phiên toà xử Huyền Như, Vietinbank liệu có trở thành huyền thoại, là nỗi nhục của ngành ngân hàng không??? Tất cả phụ thuộc vào những người thực thi song cần phải hiểu rằng một khi công lý bị chà đạp, lòng dân phẫn uất thì thiên hạ khó thái bình!!!
Mất 210 tỷ trong Đại án ngân hàng Huyền Như, bà Josephine Yei Pheck Joo, Tổng giám đốc Công ty Saigonbank – Berjaya SBBS - người phụ nữ xinh đẹp đã mất 1/10 cuộc đời miệt mài đi đòi số tiền vốn dĩ thuộc về mình và các đồng nghiệp. 7 năm ròng rã với chất chồng những áp lực, khủng hoảng tinh thần.
Người phụ nữ này cho hay, 7 năm rồi chưa đêm nào được ngủ ngon vì nỗi lo về khoản tiền 210 tỷ đồng vẫn thường trực.
"7 năm rồi, vị giác của tôi đã không còn hoạt động! Tôi không thể cảm nhận mùi vị của bất cứ món ăn nào cả, không thể ăn tròn một bữa cơm ngon miệng. Trong giấc ngủ của tôi, số tiền 210 tỷ và những uất ức, khuất tất không còn chỗ để tôi có thể mơ một giấc mơ hay có một đêm ngon giấc.
Tôi hoàn toàn bị ám ảnh! Ảm ảnh hơn 2.500 ngày kể từ khi vụ án xảy ra”, bà Yei chia sẻ.
Đắng cay, uất ức là vậy nhưng bà Josephine Yei Pheck Joo khẳng định sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Bà sẽ cùng các đồng nghiệp và luật sư bảo vệ đi đến tận cùng, cho đến khi VietinBank không còn dửng dưng đứng ngoài cuộc, phủi tay chối bỏ trách nhiệm với luận cứ rất sắc bén:
"Tài khoản của tôi mở tại ngân hàng – đó là tài khoản thực. Tiền tôi gửi vào tài khoản của ngân hàng, đó là giao dịch thực. Tôi gửi tiền vào ngân hàng, nay tiền mất thì ngân hàng phải có trách nhiệm đền lại cho tôi. Còn Huyền Như giả chứ ký rút ra thì đó là việc nội bộ của ngân hàng, sao lại có thể bắt Huyền Như đền tiền cho tôi được mà ngân hàng lại phủi tay. Cho đến khi nào tôi còn sức, tôi còn đi được thì tôi vẫn sẽ đấu tranh để giành lẽ phải về mình”.
Phán quyết của phiên toà ngày 28/5 tới đây có lẽ sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành ngân hàng Việt. Liệu rằng phán quyết sẽ gây dựng niềm tin cho người gửi tiền hay tiếp tục tạo ra một tiền lệ xấu - cán bộ ngân hàng kiêm luôn quân ăn cướp tiền của khách hàng, còn ngân hàng thì phủi tay. Cách hành xử của phường lưu manh đó có lẽ nào nó lại được pháp luật Việt Nam bao che, đồng thuận.
Tại thời điểm 31/12/2017, Vietinbank có vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 63.765 tỷ đồng. Ngân hàng có 3 cổ đông lớn là Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam (64,46%), Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (19,73%), IFC (5,39%). Cổ đông lớn toàn là các tổ chức nội và ngoại có uy tín, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước. Tôi tin rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không đập vỡ niềm tin cuối cùng của người gửi tiền, ủng hộ cho phường lưu manh, tạo án oan cho người gửi tiền.
Bà Yei với cương vị nạn nhân của Đại án cho biết phán quyết trong phiên toà cuối cùng ngày 28/5 tới đây có ảnh hưởng khủng khiếp đến tâm lý của hàng chục triệu người ở Việt Nam - những người đã từng xem ngân hàng là kênh đầu tư ổn định, nơi quản lý, trú ẩn an toàn nhất cho dòng tiền của họ. Nếu Vietinbank được đứng ngoài, phủi tay bỏ mặc khách hàng thì tới đây, liệu sẽ còn ai ngu ngốc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng Việt nữa.
Bà Yei và SBBS là một nhà đầu tư nước ngoài, việc mất tiền trong vụ việc còn ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư, niềm tin của nhà đầu tư ngoại vào hệ thống ngân hàng Việt.
Tác Giả: Bạch Huệ
Không có nhận xét nào