Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn : " ĐỪNG CHÔN TÔI GẦN NGƯỜI CỘNG SẢN " Chiến tranh Việt Nam kết thúc, dù được đồng đội tôn vinh và đối...
Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn : " ĐỪNG CHÔN TÔI GẦN NGƯỜI CỘNG SẢN "
Chiến tranh Việt Nam kết thúc, dù được đồng đội tôn vinh và đối phương nể trọng ông vẫn luôn tự nhận mình là một con người bình thường - Phạm Xuân Ẩn (1927-2006) thiếu tướng tình báo Quân đội Bắc Việt. Người được bên thắng cuộc ca tụng như một trong những nhà tình báo chiến tranh thành công bậc nhất của thế kỷ 20.
Đã có hàng chục cuốn sách và hàng ngàn bài báo viết về cuộc đời tình báo được cho là hiển hách của ông. Những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại về một “Điệp viên hoàn hảo” như đúng tên gọi của một quyển sách cùng tên được viết về ông bởi Larry Berman.
Ông được sinh ra tại Đồng Nai và trải qua phần lớn thời niên thiếu ở Sài Gòn. Được nuôi dưỡng và dạy dỗ bởi một nền giáo dục khai phóng, tự do và nhân bản của miền Nam.
Được nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt cử đi học ngành báo chí tại Quận Cam từ năm 1957-1959. Nhờ tài năng vượt trội, không lâu sau đó ông trở thành một ký giả lừng danh của các tờ tạp chí danh tiếng: New York Herald Tribune, Reuters, Time... một vỏ bọc hoàn hảo cho công tác tình báo của mình.
Ông tự nhận mình là người tiếp thu gần như tất cả những giá trị của Văn hóa Mỹ. Trên hết, ông ngưỡng mộ và tôn sùng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà người Mỹ đã dạy cho ông.
Giúp quân Bắc Việt có được những thông tin tình báo quan trọng nhờ vào mối quan hệ sâu rộng không chỉ với các tướng lĩnh và quan chức cấp cao miền Nam mà còn cả với các nhân vật chủ chốt của CIA tại Sài Gòn.
Những báo cáo, những phân tích mang tầm chiến lược của ông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng cuối cùng của quân Bắc Việt.
Chưa đầy một tuần sau khi tận mắt chứng kiến chiếc xe tăng húc đỗ cổng Dinh độc lập, đánh dấu sự sụp đỗ của Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975 với một nụ cười “khó hiểu”, theo như miêu tả của một người bạn thân, người di tản khỏi Sài Gòn chỉ vài phút sau đó. Ông một mình ở lại điều hành văn phòng tạp chí Time bất chấp vợ con ông và tất cả các phóng viên đã được di tản khỏi Sài Gòn.
Bài báo cuối cùng của ông viết cho tờ Time được gửi đi kèm với tấm hình chụp ông với vẻ mặt ngạo nghễ, đầy vẻ thách thức với điếu thuốc lá được ngậm chếch ngược lên trời.
Các điệp viên chiến tranh thường có một mẫu số chung là một cái kết không có hậu, ông Ẩn cũng không nằm ngoài qui luật đó.
Nhưng chắc có lẽ ông không thể ngờ rằng, sau ngày chiến thắng của quân Bắc Việt, một cuộc sống rắc rối và đầy ngờ vực vây phủ lấy mình theo cách tồi tệ nhất mà ông phải chịu đựng từ chính những người cùng chiến tuyến với ông. Hơn cả là những băn khoăn về mặt đạo đức, những dằn vặt lương tâm theo cách cay nghiệt nhất.
Gần một năm sau khoảnh khắc ngạo nghễ trước Dinh Độc Lập, danh tính ông được tiết lộ, ông được phong danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Ba năm sau, ông được chính quyền Cộng sản triệu tập để tham gia một lớp học tập chính trị dành cho cán bộ cao cấp. Thật trớ trêu, danh hiệu, sự thừa nhận công trạng và sự nễ phục, thậm chí yêu mến từ chính những người bên kia chiến tuyến vẫn không đảm bảo cho ông một cuộc sống thoải mái, tự do căn bản nhất của một con người.
Ông bị nhà cầm quyền Cộng sản quản thúc tại gia, bị mật vụ theo dõi nghiêm ngặt, họ tách biệt ông với thế giới bên ngoài, cấm ông xuất ngoại và không được tiếp xúc với truyền thông quốc tế hàng chục năm cho tới khi ông Ẩn qua đời.
Ông đã tuyệt vọng khi chứng kiến những gì nhà cầm quyền Cộng sản đã làm sau cuộc chiến, người dân bị tước bỏ những quyền căn bản nhất của một con người. Ông chán ghét cái chế độ chính trị mà ông đã góp công lớn để cướp chính quyền. Hai lần ông đưa gia đình vượt biên nhưng đều thất bại.
Sự tuyệt vọng và chán ghét đã theo ông tới cuối đời bằng lời yêu cầu trước khi ông trút hơi thở cuối cùng, được tiết lộ bởi David Devoss: “Đừng chôn tôi gần Cộng sản”.
Lời trăn trối sau cùng đầy cay đắng đó liệu có làm cho những người dân miền Nam, nhất là những người Việt tị nạn Cộng sản tha thứ cho những việc làm của ông?
Không, lời trăn trối đó chỉ làm dày thêm những tranh cãi về cuộc đời đầy hư thực của ông.
Minh Minh phan
Không có nhận xét nào