Học thuyết chính trị ra đời để làm gì? Là để áp dụng trong quản trị đất nước. Mục đích là đưa đất nước tiến bộ. Ta phân biệt, mong muốn cho ...
Học thuyết chính trị ra đời để làm gì? Là để áp dụng trong quản trị đất nước. Mục đích là đưa đất nước tiến bộ. Ta phân biệt, mong muốn cho đất nước tiến bộ là một suy nghĩ mang tính chủ quan, muốn không có nghĩa là được. Để đạt được thì chủ thuyết đó nó phải có tính khoa học và tính ứng dụng.
Một nghiên cứu sinh đúng nghĩa, họ phải tra cứu tham khảo nhiều đề tài khoa liên quan mới cho ra một luận án. Nghĩa là chẳng có một sản phẩm khoa học có tính ứng dụng nào nào chỉ dựa vào trí tưởng tượng. Một sản phẩm khoa học thực sự nó luôn có 2 phần, thứ nhất tính kế thừa làm nền tảng, thứ nhì là cái mới được sinh ra từ nền tảng đó.
Học thuyết chính trị có nhiều nhưng tạm phân thành 2 luồng tư tưởng. Loại có tính khoa học và tính ứng dụng cao và loại chỉ đơn thuần nó là sản phẩm của trí tưởng tượng. Những học thuyết khoa học và có tính ứng dụng nó dựa trên nghiên cứu bài bản những mô hình đã và đang tồn tại để cho ra đời sản phẩm. Sản phẩm loại này có thể kể ra như Tinh Thần Pháp Luật của Montesquieu, Khế Ước Xã Hội của Rousseau, Đường Về Nô Lệ của Frederick Von Hayek vv.. Sản phẩm tưởng tượng là triết học Marx Lenin.
Những điều các tác giả viết ra trong Tinh Thần Pháp Luật, trong Khế Ước Xã Hội, trong Đường Về Nô Lệ thể hiện sự đúng đắn thấy rõ. Tinh Thần Pháp Luật là bản thiết kế nhà nước tam quyền phân lập, được các nước áp dụng, và đã đưa những nước đó phát triển. Là mô hình mà những nước độc tài nhắm tới để đưa đất nước ra khỏi đói nghèo và dốt nát.
Khế Ước Xã Hội là nền tảng của những cuộc ngã giá để đi đến bản cam kết chung. Thực ra các cuộc họp của Quốc hội dân chủ là những cuộc ngã giá giữa các đại diện cho nhóm quyền lợi để đi đến một thỏa thuận dung hòa, đấy là bản khế ước. Luật của đất nước dân chủ được làm ra từ sự đấu tranh quyền lợi để đưa đến những cam kết dung hòa, thế thôi. Nói là luật cho hay ấy thôi, chứ thực chất nó là một loại khế ước xã hội. Như vậy lý thuyết về Khế Ước Xã Hội là nền tảng để tạo ra những văn bản cam kết làm căn cứ cho luật chơi chung, mà người ta gọi nó là Pháp luật. Muốn có luật pháp chặt chẽ vì dân vì nước trong một nhà nước pháp quyền thì phải bắt đầu từ nguyên tắc đó.
Còn Đường Về Nô Lệ của Federick Von Hayek là một tác phẩm chỉ thẳng vào mặt các chế độ độc tài toàn trị. Khi tước bỏ quyền tự do con người để lùa họ vào một cái rọ áp đặt từ bên trên thì tất yếu đó là con đường về nô lệ. Và thực tế đã chứng minh, XHCN là một con đường không phải "giải phóng" cho con người như những người CS rêu rao, mà nó là Đường Về Nô Lệ đúng nghĩa. Dân Việt Nam bị ĐCS cướp hiếp giết mà vẫn cứ phó cho Đảng và Nhà nước lo. Dân tộc đã hóa thành nô lệ thật sự.
Chủ Nghĩa Marx Lênin là một sản phẩm khơi mào bằng sự tưởng tượng. Một xã hội hoàn hảo "làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu". Dựa vào đó Lenin vẽ thêm con đường để đến với thiên đường đó bằng sự giết chóc (tức bạo lực cách mạng, hay chuyên chính vô sản). Muốn xã hội tốt đẹp mà lại dùng giết chóc để đạt được. Đấy là con đường lụi tàn cho phận làm dân trong xã hội chứ chẳng có sự "giải phóng" gì cả.
Rồi sau đó, sau thời 2 ông tổ Marx và Lenin là những "bộ óc vĩ đại" hay "những bộ óc kiệt xuất" khác cũng xuất hiện. Nào Stalinism, Maoism ra đời và cái thứ "tư tưởng Hồ Chí Minh" ba láp ra đời tiếp tục trút những thứ bất hạnh lên nhân dân. Marx là một nhà văn viết chuyện viễn tưởng đúng hơn là nhà khoa học chính trị. Nhưng bất hạnh thay, bộ chính trị Việt Nam hiện nay vẫn lấy thứ hoang đường đó làm kim chỉ nam, và dân Việt đang tiếp tục con đường về với phận nô lệ cực thấp hèn của mình.
Có ai thấy, ĐCS đang trên đường về với phận nô lệ ngoại bang và dân Việt đang cam phận làm nô lệ cho Đảng. Tương lai, dân Việt sẽ là nô lệ của nô lệ. Không thức tỉnh khó mà thoát khỏi phận này.
Đỗ Ngà
Không có nhận xét nào