Về bài viết Những lịch sử nhỏ ngắn hẹp hay khủng hoảng của sử học Do thầy Vũ Đức Liêm chấp bút mà bạn có thể đọc tại đây >> http://tia...
Về bài viết Những lịch sử nhỏ ngắn hẹp hay khủng hoảng của sử học
Do thầy Vũ Đức Liêm chấp bút mà bạn có thể đọc tại đây >> http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Nhung-lich-su-%E2%80%9Cnho%E2%80%9D-%E2%80%9Cngan%E2%80%9D-%E2%80%9Chep%E2%80%9D-hay-khung-hoang-cua-su-hoc--12408.
Mình biết được bài này do Xuan Tran đăng và 2 bạn khác nói cho biết trong inbox.
Đây là một bài viết khó đọc vì độc giả cần hiểu các khái niệm lịch sử mở rộng, nhỏ, ngắn hẹp là gì để mà có thể hiểu hết về nội dung bài viết. Mình công nhận đến giờ mình vẫn chưa hiểu hết nội dung của bài viết này. Nhưng đọc xong rồi, mình ưu tư lắm, nên xin được viết xuống những dòng tâm tư này về những đoạn mình hiểu khi đọc bài viết.
1. Mình thật sự không hiểu rõ ý trong bài viết là gì, chứ theo mình đọc trên mạng, thì "long history" là một thành ngữ sử học mà theo đó, các sử gia đặt sự ưu tiên của họ vào việc nghiên cứu những thay đổi về một chủ đề sử học ở một không gian rộng lớn và dài hơn, thay vì tiếp tục nghiên cứu theo phương cách thường thấy - ấy là việc chỉ chú tâm vào những sử kiện rời rạc trong giới hạn không gian và thời gian (concentration on fixed time-based & individualized historical events). Những thay đổi này có thể là lớn hoặc nhỏ, âm thầm hoặc to lớn, có thể kéo dài từ thưở khai thiên lập địa cho đến nay, hay chỉ xảy ra trong thế kỷ này hoặc trong một khoảng thời gian nhất định nào đó chẳng hạn. Nhưng phần chính của thành ngữ "Long History", là những thay đổi trên được cho rằng là có liên quan đến nhau và chúng quyện vào nhau như một bản dạ khúc serenade, có khúc cao khúc thấp, khúc nhẹ khúc mạnh, và chỉ khi nào chúng ta thật sự bước ra khỏi tầm nhìn bị hạn chế do sự tập trung vào những sự kiện rời (individual events) và bị giới hạn bởi thời gian (time-based limitations), tựa như chúng ta bay lên trên trời và nhìn xuống lại Trái Đất, chúng ta mới thấy được tầm ảnh hưởng của những thay đổi này xuyên suốt dòng chảy lịch sử.
Vậy khi ta bàn về sự tìm hiểu khái niệm Long History, tức là chúng ta đồng ý rằng khi đặt một câu hỏi về sử, câu hỏi ấy cần nên được hiểu thêm (nếu được) từ góc nhìn tổng thể của một ecosystem, ở một không gian và thời gian rộng lớn hơn, chứ chúng ta không thể chỉ dựa vào những sử kiện rời rạc bị giới hạn trong một thời gian cố định (a fixed time-based limitation).
Và điều này là cần lắm chứ, ví dụ nếu bạn muốn biết chúng ta đã đánh giá chuẩn hay chưa về các "anh hùng dân tộc" nước Việt chẳng hạn.
Mình có hiểu sai về "long history perspective" này không, thì bạn cứ tự nhiên lên tiếng.
2. Nhưng mình đọc về khái niệm Long History này, thì không thể không nghĩ đến một thực trạng đáng buồn ở Việt Nam - đó là sự viết khái quát (general view) rất chung chung và sự hời hợt trong công cuộc hiểu đúng và đủ những tiểu tiết trong lịch sử. Ở Mỹ, danh từ mình thường thấy người ta hay dùng cho tình trạng này, là họ ví như đây là một tòa lâu đài cát (sand castle). Tòa lâu đài cát này đẹp mà vô dụng vì chỉ cần vài cơn gió biển mạnh đánh vào hay vài cơn mưa rào ập lên, là nó đổ sập xuống vậy.
Vậy để mà bước lên thêm một bước về Long History, thì chắc là ta phải suy nghĩ thiệt kỹ là nền sử học Việt Nam đã có đủ điều kiện để viết về Long History chưa ?
Theo mình là CHƯA. Và tại sao Chưa ? Vì đơn giản, các tiểu tiết sử liệu Việt Nam đầy lỗi trong ấy và chính vì cái sự hiểu chung chung của các học giả Việt Nam nhưng hời hợt khi hiểu về tiểu tiết, mà ví dù các học giả Việt Nam có viết về Long History trong sử Việt, chúng cũng chỉ như những tòa lâu đài cát, rất đẹp mà vô dụng vì đầy sự sai về căn bản kiến thức, nên dẫn đến sai cả về suy luận tổng quan.
Đây, ngay trong bài này trong bài viết của thầy Vũ Đức Liêm, mình xin đưa ra ví dụ. Để bạn thấy là một bài viết có thể dùng những từ ngữ rất cao và khó hiểu, nhưng sự sai trong tiểu tiết sử liệu là không thể chấp nhận được. Vì tiểu tiết mà dẫn sai và hiểu sai, thì làm thế nào mà nhận xét tổng quan đúng nhỉ ? Nếu các bạn mà học về Toán, chắc các bạn có biết tiêu chuẩn về giải pháp cho một bài phép toán học, đó là khi bạn muốn đưa ra một đáp án, đáp án đúng hay sai chỉ là 25% quan trọng, 75% quan trọng khác là bạn đã dựa vào các suy luận nào để đưa ra đáp án đấy. Vì đáp án đúng mà suy luận sai, trong Toán gọi là "chó ngáp phải ruồi".
Vậy trong bài viết này, bạn thấy rõ là thầy Vũ Đức Liêm viết rất cao, nhưng thầy lại hiểu sai đến 2 tiểu tiết quan trọng mà thầy đưa ra:
a. Bức hình mà thầy cho rằng là hình do ngài Cristoforo Borri vẽ để miêu tả người xứ Đàng Trong ở thế kỷ 17, thật ra nó lại là bức hình nằm trong quyển sách của ông John Barrow có tựa là A Voyage to Cochinchina được viết và xuất bản vào đầu thế kỷ 19.
b. Câu dịch tiếng Việt dành cho câu nói được cho là của nhà đại văn hào người Mỹ Mark Twain "Lịch sử không lặp lại nhưng chúng thường diễn ra một cách đồng điệu" là sai. Vì câu tiếng Anh này là "History never repeats itself but it rhymes" hoặc giả "History doesn't repeats itself but it often rhymes", và khi dịch, chúng ta cần dịch là "Lịch sử không bao giờ TỰ lặp lại nhưng NÓ có VẦN ĐIỆU." hoặc giả "Lịch sử không tự lặp lại nhưng nó thường có vần điệu.". "Tự lặp lại" rất khác với "lặp lại" và "Đồng điệu" rất khác với "Vần điệu" khi ta xem xét về góc cạnh lịch sử.
Và mình chỉ đưa ra ví dụ, là nếu ai đó đọc bài viết của thầy, mà họ lấy bức tranh trên ra, và đi rao giảng là vào thế kỷ 17 người Việt đã ăn mặc như thế rồi lại giảng về chúng ta cần hiểu thêm về lịch sử Việt Nam thế kỷ 17 đã diễn ra như vậy, thế là sai lầm hơi nghiệm trọng đúng không bạn ? Bạn cứ tự suy gẫm.
Và theo mình, câu dịch "Lịch sử không lặp lại nhưng chúng thường diễn ra một cách đồng điệu" là kết quả của sự hiểu chung chung từ môi trường học thuật Việt Nam. Trong đó chắc là có cả sự cổ võ của các thầy cô kêu gọi các sinh viên viết và dùng những danh từ phóng đại. Ví dụ, nếu bạn đọc câu này trong tiếng Anh "History never repeats itself but it rhymes", bạn thấy rõ là lịch sử ở đây thuộc dạng số ít (singular), thế thì làm thế nào mà thầy Vũ Đức Liêm lại dịch nó ra thành số nhiều (plural) là "chúng" làm mất đi cả ý nghĩa của câu nói này nhỉ ?
Rồi bạn để ý, là chữ "tự" tức itself chính là phần nhấn mạnh của câu đầu tức là "Lịch sử không bao giờ TỰ lặp lại", chứ nào có phải là "Lịch sử không lặp lại" như thầy Vũ Đức Liêm dịch đâu ? Tự lặp lại có nghĩa là sẽ không lặp lại giống 100% bạn ạ, tức không có sự exact duplication trong này, mà do đó, câu sau "it rhymes" đọc lên nó mới đã làm sao. Mà lịch sử làm gì mà không có sự lặp lại chứ, đầy trong đấy, ví dụ sự giết vua, cách mạng thời nào mà chả có trong sử Việt, đầy trong sử đấy thôi. Nhưng sự tự lặp lại mới là đồ hiếm, đồ không có kìa trong sử, chứ "lịch sử không lặp lại" là một câu phát biểu hoàn toàn ngớ ngẩn và sai, nhưng không hiểu sao thầy Vũ Đức Liêm lại có thể dịch như vậy (và không biết thầy có nghiên cứu về sử hay không ?).
v.v ...
Nên khi đọc bài viết này của thầy Vũ Đức Liêm, mình lại thấy rõ ràng những gì mình rất ngại khi bàn về các học giả Việt Nam. Đó là nhiều người trong họ thường viết rất cao và viết đủ thứ khái niệm, nhưng khi họ cần phân tích kỹ lưỡng, họ để lộ ra rằng họ không hẳn đã cẩn trọng hoặc đủ kiến thức để hiểu đúng và đủ về một vấn đề mà họ nêu lên.
Bạn có thể tự biện hộ rằng "ai mà chả có lỗi" hoặc giả "học giả ấy đã làm hết mình" hoặc các lý do nào đó. Nhưng mình đi học management bên Mỹ, thì lại được dạy rằng là một người trẻ sống trong xã hội cấp tiến cần phải có một thái độ "do or don't - there is no trying", có nghĩa nôm na là "làm được hay không làm được - không có sự đã làm hết mình". Nên làm sai thì phải xin lỗi chứ không là biện hộ cho sự sai phạm ấy. Học là phải hiểu kỹ chứ không hời hợt.
Vì một cái sai trong phần mềm như Facebook sẽ chỉ làm bạn khó chịu, nhưng một cái sai trong phần mềm bom hạt nhân (nuclear bomb) có thể hủy diệt cả nhân loại.
Vì một cái sai trong một bài viết tuyên truyền cách mạng chả làm ảnh hưởng ai vì bài viết ấy chỉ nằm ngửi bụi ở một thư viện xó xỉnh nào đó, nhưng một cái sai trong bộ sử Đại Nam Thực Lục sẽ lưu ngàn đời và làm hư cả kiến thức của 90 triệu người Việt.
Vì để có thể viết về Long History của sử Việt, người Việt cần hiểu là họ phải học hành cho đàng hoàng và cẩn trọng trong nghiên cứu, chứ không thể tiếp tục đòi ra thế giới mà lại thích mô hình Lâu Đài Cát (sand castle).
Vì khi mà một từ Hán ngữ sử học khó có thể dịch chính xác 100% ta có thể thông cảm cho sự dịch thoát của dịch giả, nhưng khi mà một Hán ngữ sử học, nhất là địa danh Hán ngữ, rất bình thường, nhưng lại bị dịch sai hẳn đi, thì đó không còn là việc dịch thuật đúng sai, mà đó là cả một sự vô trách nhiệm của nhóm dịch giả (ví dụ như trong bản dịch Gia Định Thành Thông Chí, nhóm dịch giả Đào Duy Anh dịch ra sao mà một địa danh Lai Lễ lại dịch thành Lai Vung (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1977059332545019&set=a.1379012825683009.1073741828.100007229136959&type=3).
Vì khi mà học và đọc về sử, bạn đừng coi thường tiểu tiết, vì chúng chính là những tư liệu mà bạn cần có để giải thích những điều vĩ mô. Viết vĩ mô đúng mà dùng tiểu tiết sai cũng như khi đi học Toán, một sinh viên có đáp án đúng mà suy luận sai vậy. Đó là sự đáng trách và chắc chắn các thầy cô dạy Toán chưa bao giờ đánh giá cao những sinh viên như vậy cả.
Nên mình đọc bài này của thầy Vũ Đức Liêm, mình có thể không hiểu hết nội dung của bài viết thầy, vì nó có thể vượt quá kiến thức của mình, nhưng từ phân tích về sự thầy dẫn sai cả 2 tiểu tiết quan trọng trong bài, mình lại đặt câu hỏi, là thầy đã có đủ trình độ để hiểu về khái niệm Long History chưa, hay là thầy cọp dê ý tưởng do đọc về khái niệm Long History từ đâu đó, và thầy gắn đại vô bức ảnh xứ Đàng Trong lẫn câu nói của ông Mark Twain để làm nền cho bài viết của mình, một bài viết mà nếu ta phân tích càng kỹ hơn nữa, có thể thấy rất rõ sự hời hợt và chung chung trong nội dung được viết ?
Vì là một độc giả, mình có quyền được đặt câu hỏi, là nếu thầy Vũ Đức Liêm ngay cả tiểu tiết đã sai, thì kiến thức vĩ mô về chủ đề mà thầy viết có thật sự là của riêng thầy không ? Hay thầy chỉ cọp dê lại ý tưởng từ ai đó ? Điều này cũng như khi mình đánh giá về 2 hoặc 3 bài viết của thầy Trần Viết Ngạc về các đạo sắc phong ở đền thờ ngài Lương Văn Chánh ở Phú Yên vậy. Mình không biết thầy Trần Viết Ngạc có phải là bậc đại thụ Hán Nôm không vì mình thấy thầy viết rất nhiều bài dịch các đạo sắc phong ở đền thờ, nhưng khi mình xem lại các đạo sắc phong mà thầy đưa lên, thì bài thầy viết chả liên quan gì đến đạo sắc phong trong hình cả. Có thể bạn nói thầy già, có thể bạn nói thầy bất cẩn, nhưng nếu trong một bài viết về Hán Nôm, về sự dịch Hán Nôm của đạo sắc phong ấy, mà hình ảnh nêu ra lại chú thích đây là đạo sắc phong Hán Nôm được dịch, mà lại sai, thì mình đánh giá là thầy Trần Viết Ngạc chả biết Hán Nôm gì cả, đó là thầy nhờ ai đó dịch lại rồi đăng mà thôi nên sự tôn trọng của mình dành cho thầy cũng chỉ ở mức như vậy.
Do đó đừng xem thường tiểu tiết trong lịch sử. Hãy học cho mình tính cẩn trọng, khách quan và nhất là dịch chuẩn. Đừng học thói phóng đại và sự hiểu chung chung. Muốn đem sử Việt ra thế giới, tất cả chúng ta cần khách quan đánh giá lại, là nền sử học Việt Nam đã viết đúng và đủ và dịch đúng và đủ chưa ? Hãy khoan nói tới Long History mà hãy cùng tay nhau đắp một cái nền sử học thật vững, với những sử gia cẩn trọng trong việc nghiên cứu, với những dịch giả dịch chuẩn, chứ ta không cần có thêm vài "anh hùng dân tộc" hoặc "bậc đại thụ Hán Nôm" mà chính họ lại nắm tay và quăng chúng ta vào đống rác sử học gọi là sử Việt bạn ạ.
Mời bạn tham khảo.
Xin lưu ý là bài này mình không có ý đấu đá hoặc tấn công cá nhân thầy Vũ Đức Liêm. Mình chưa quen và cũng không biết thầy Vũ Đức Liêm là ai. Là một độc giả mình chỉ viết ra những gì mình suy nghĩ khi đọc một bài viết về sử học. Nếu thầy Vũ Đức Liêm ở đâu đó mà có bị mất sĩ diện, xin cho Brian xin lỗi. Nhưng rất có thể nếu Brian không lên tiếng, thì có thể cho đến khi thầy Vũ Đức Liêm về hưu, thầy sẽ nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các học giả Việt Nam, từ các bạn học của thầy, từ các sinh viên của thầy, khen hoài cho lên tới mây, như người ta khen thầy Đào Duy Anh vậy, nhưng lại chả ai chỉ ra những sự sai tiểu tiết này của thầy để thầy tránh, vì họ đều cho rằng "ai mà chả có lỗi" và thầy đã "làm hết trách nhiệm" khi chấp bút viết bài viết trên và vì vậy những lỗi trong bài viết của thầy, không đáng để nêu ra để làm "xấu hổ" thầy vậy. Nhưng biết đâu, thầy không sửa những lỗi này, ra thế giới, họ lại cho rằng thầy như một sinh viên Toán có đáp án đúng mà suy luận sai vậy.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào