Về bản dịch tiếng Việt Tiểu Sử Sĩ Nhiếp của thầy Stephen O'Harrow Mà thầy Thiền Phong (Pham van Tuan) đã có nhã ý share để mình và các b...
Về bản dịch tiếng Việt Tiểu Sử Sĩ Nhiếp của thầy Stephen O'Harrow
Mà thầy Thiền Phong (Pham van Tuan) đã có nhã ý share để mình và các bạn được đọc.
Mình chưa cần bàn đến những điều trong bài viết tiếng Anh này đúng hay sai, nhưng mình xin lên tiếng cho bạn biết, đó là khi đọc và so sánh trang đầu của bản dịch tiếng Việt và bản gốc tiếng Anh, mình xin bạn lưu ý là bản dịch tiếng Việt dịch SAI cả ý vài câu luôn rồi đấy bạn ạ.
Đây mời bạn
****
Ví dụ 1 - Ở câu trích dẫn "But Dong-son culture poured itself out in the towering, flaming tongue of a courageous struggle. Along with resentment, the memory of this was deeply engraved in the feelings of the people. That is the secret of a miraculous phenomenon not easy to see in history: though oppressed by a foreign country for a thousand years, the will that "we are we" among our people was not something that could be shaken loose.".
Bản dịch tiếng Việt là "Nhưng văn hóa Đông Sơn đã ĐỔ VỠ trong ánh lửa ngất trời của một cuộc chiến đấu oai hùng. Cùng với HẬN THÙ, TƯỞNG NHỚ được khắc sâu trong lòng người. Đó là bí quyết của hiện tường kỳ diệu không dễ thấy trong lịch sử: dân tộc ta, cả nghìn năm bị ngoại bang đè nén, mà ý chí "ta là ta" trong ta không gì lay chuyển nổi.".
Mình không biết tác giả câu này, tức là thầy Phạm Văn Thông, có viết những dòng Quốc Ngữ như vầy trong sách thầy không. Chứ mình đọc bản tiếng Anh, thì thấy rất rõ các dịch giả Việt đã dịch BẬY câu trên.
Vì bạn ạ, câu tiếng Anh này theo mình đọc, nó hào hùng và hay quá. Nếu cần dịch, ta cần dịch nó là - "Nhưng văn hóa Đông-Sơn đã tự bản thân nó TUÔN RA trong ánh lửa ngất trời của một cuộc đấu tranh [đầy] oai hùng. Cùng với sự oán hờn, ký ức của việc [lan rộng ra của nền văn hóa Đông Sơn] này đã được khắc sâu vào lòng người. Đấy là bí quyết của một hiện tượng huyền diệu không dễ dàng thấy được trong lịch sử: [đó là] mặc dù đã bị áp bức bởi một ngoại bang trong cả ngàn năm, ý chí "Chúng tôi là chúng tôi" của người nước ta đã là một điều không thể bị lay chuyển.".
Vậy ở đây, câu này có ý nghĩa là khi bàn về ý nghĩa của cuộc đấu tranh Hai Bà Trưng, thầy Phạm Văn Thông đã nêu lên là kết quả của cuộc đấu tranh này là sự LAN RỘNG RA của nền văn hóa Đông-Sơn, tức là hào khí người Việt ta bắt đầu từ đây đấy. Cái ý chí "Chúng tôi là chúng tôi" là kết quả của sự tỏa ra của nền văn hóa bản địa Đông Sơn. Thế mà làm thế nào mà vô tay các dịch giả Việt Nam, hóa ra là kết quả của cuộc đấu tranh Hai Bà Trưng lại là cái kết (sự đổ vỡ) của nền văn hóa Đông Sơn nhỉ ? Bạn có thấy dịch như vậy là đáng sợ không ?
Rồi làm gì mà có hận thù trong này, resement là sự oán hờn đấy chứ, còn hận thù ư ? Hận thù là hatred đấy bạn ạ. Người nước ta "oán hờn" cho sự thống trị ngoại bang chứ không là một dân tộc đòi tắm máu cả thế giới với đầy sự "hận thù" trong ấy đâu. Bạn đọc sử do các sử gia Việt Nam viết phóng đại cụm từ "hận thù" quá nhiều nên mới nghĩ chữ "hận thù" là đúng với chữ resentment. "Hận thù" lớn và ác lắm bạn, đừng dạy con trẻ "hận thù". Xã hội Tây phương người ta tránh xa chữ "Hận thù" đấy chứ không ai tự hào về nó cả. Dùng từ cho chính xác vào.
Và nếu mình hiểu đúng tiếng Việt, thì cụm từ tiếng Anh "We are we" không thể dịch "Ta là ta", vì khi nói cho một bọn ngoại bang, chả ai lại gào lên "ta là ta" cả, mà chắc cần là "Chúng tôi là chúng tôi", để phản biện lại khái niệm đồng hóa "chúng tôi cũng là các anh". Mình đọc câu dịch "Ta là ta" mà nóng mặt.
Nên đọc bản tiếng Anh gốc, mình thấy quá đã và thấy ai đó dịch sang tiếng Anh câu này của thầy Phạm Văn Thông hay quá. Còn ai đó dịch câu tiếng Anh này qua lại tiếng Việt, nó trở thành bi thảm và đầy sự HÀI trong đó.
Và nếu bạn dựa vào sự dịch bậy tiếng Việt này để mà phán lung tung, thì bạn cũng nên coi chừng là bạn đã đạp phải "mìn dịch thuật" của bên Việt Nam (mà ở đây là của tạp chí Xưa và Nay) bạn nhé.
****
Ví dụ 2 - Đoạn tiếp theo đoạn trên, các dịch giả dịch lung tung mà mình chả hiểu họ có hiểu họ dịch gì không hay lại dịch theo Google. Khi nào rãnh, mình có thể dịch lại. Nhưng cái câu dịch kết của đoạn này quá chung chung và tán bậy ra nữa bạn ạ. Đây là câu tiếng Anh "As such, this veneration of virtuous heroes focuses but little on the nature or the ethnicity of the people who respond to the legitimate leadership of national champions and rather more on the quality, form, and degree of the people's response to that leadership.".
Bản dịch tiếng Việt là "Như vậy, sự sùng kính những anh hùng đức độ ít tập trung vào phẩm chất hay nguồn gốc dân tộc của người anh hùng xem họ có đáp ứng về sự lãnh đạo hợp pháp vì thắng lợi của dân tộc hay không mà phần nhiều là về bản chất, hình thức và mức độ ứng xử của người đó với sự lãnh đạo.".
Còn nếu mình dịch, thì sẽ dịch ra sao ? Thì nó sẽ là - "Như vậy, sự sùng kính các anh hùng tài đức này tập trung rất ít vào phẩm chất hay sắc tộc của những người đáp lại [ước mơ về quyền] lãnh đạo chánh thống của những nhà đấu tranh cho dân tộc, mà đúng hơn là [sự sùng kính các anh hùng tài đức này tập trung] vào bản chất, hình thức và mức độ phản ứng của những người [được cho là anh hùng tài đức này] lên trên sự lãnh đạo ấy.".
Như vậy câu tiếng Anh này cho ta biết là khái niệm "anh hùng tài đức" của dân tộc ta rất khái quát, và để đánh giá về các "anh hùng tài đức", dân tộc ta tập trung vào các đường lối giải pháp và kết quả mà những "anh hùng tài đức" này đưa ra khi lãnh đạo đất nước hoặc trong công cuộc giành lấy sự lãnh đạo đất nước, chứ không hẳn là dân tộc ta tôn sùng các "anh hùng tài đức" chỉ vì họ là người Việt, người Mường, người Kinh hay do họ đẹp gái, đẹp trai, sĩ tử gì đó.
Câu nhận định này của thầy Stephen O'Harrow có đúng hay không thì lại là một vấn đề khác.
Nhưng ở đây, trong câu tiếng Anh trên, làm gì có sự "thắng lợi của dân tộc" nào ? Làm gì có "đáp ứng hay không" về sự lãnh đạo hợp pháp ? Respond chưa bao giờ là "đáp ứng hay không" (to be qualified for) cả mà chỉ đơn thuần là sự trả lời (an answer to), hành động đáp trả (to respond to) thôi bạn ạ.
****
Như vậy chỉ trong 1 trang này (mà bài viết có tới 9 trang), mình thấy đủ thứ sự lủng củng lẫn dịch bậy đó bạn. Đầy trong đây. Ví dụ cụm từ National Identity mình thường thấy các học giả dịch là Bản sắc dân tộc, chứ làm gì mà dịch thành "Nhận diện dân tộc" ? Ví dụ cụm từ National Characteristics mình thường thấy các học giả dịch là "dân tộc tính" chứ làm gì lại dịch là "bản sắc dân tộc" ?
Lẫn mình thấy có một bạn cười chê thầy Stephen O'Harrow rằng là "Đọc đến đoạn nói Sĩ Nhiếp là người Trung Quốc duy nhất có mặt trong thần điện Việt Nam là đã thấy sai sai rồi". Mình đã lên tiếng là ấy là do bên Việt Nam họ dịch bậy đấy chứ, chớ còn bản tiếng Anh mình đọc, thầy còn viết cả chữ "supposedly" mà các dịch giả Việt đã "quên" dịch.
Bạn chỉ cần đọc 1 trang này thôi, bạn đã thấy nhức đầu vì sự dịch thuật tiếng Việt đầy lủng củng trong bài dịch. Bạn đọc mà hiểu, mình khen bạn hay.
Nên hay là, trước khi bạn NGHĨ RẰNG bạn đã hiểu ý thầy Stephen O'Harrow viết gì và lên tiếng khen chê, mà hình như thầy đã viết bài này từ năm 1986 tức là đã hơn 20 năm trước, hay là bạn nên đọc lại bản gốc tiếng Anh bạn nhỉ ? Bạn đọc bản gốc tiếng Anh này tại đây >> https://www.academia.edu/3815647/Men_of_Hu_Men_of_Han_Men_of_the_hundred_man_the_biography_of_S%C4%AB_Nhi%C3%AAp_and_the_conceptualization_of_early_Vietnamese_society.
Vì bạn không muốn lại làm NẠN NHÂN BẤT ĐẮC DĨ của sự dịch thoát, dịch bậy từ phía Việt Nam đâu. Hai chục năm, 30 năm, 40 chục năm cũng vậy. Dịch bậy vẫn là dịch bậy thôi bạn ạ. Bạn đã thấy mình lôi thầy họ Đào lẫn Viện Sử Học lẫn thầy Nguyễn Thừa Hỷ lẫn vài thầy nữa ra rồi đó. Toàn đại thụ cả. Bạn đừng đắp thêm những tòa lâu đài cát (sand castles) lên trên nền sử học Việt Nam ở thế kỷ 21.
Bạn nên đọc kỹ lại bài viết này.
Bản tiếng Anh ở đây >> https://www.academia.edu/3815647/Men_of_Hu_Men_of_Han_Men_of_the_hundred_man_the_biography_of_S%C4%AB_Nhi%C3%AAp_and_the_conceptualization_of_early_Vietnamese_society.
Bản tiếng Việt ở đây >> https://lookaside.fbsbx.com/file/Ti%E1%BB%83u%20s%E1%BB%AD%20S%C4%A9%20Nhi%E1%BA%BFp.pdf?token=AWzFByo4hp5i4q5el-UCrzIlfeq_3Hdm2NH2YZ2S3-OgmlFExIT054hOV5E2ZhcjPQrPEPGRbe_PltCJAlYbPPDr6eR0yN9ccQrGxaBxBv-7DaKk-2eo_9rreO5-nw1BwxS4DQsbtAt69rW9tp7FhES37wK3fMtSuH-eYbq1yeDuHkkDKm-YHDvNdMECcGxXsgepLTQGnCHGpcQ1dM2OLmsD
Bài viết của thầy Phạm Văn Tuấn sharing bản tiếng Việt tại đây >> https://www.facebook.com/groups/chuaViet/628338337517103
Bạn đọc xong hết hai bản Anh / Việt này rồi, ta lại bàn cũng còn chưa muộn.
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào