HÀO NHOÁNG VÀ BIỂN NỢ Không có nước nào mà không mắc nợ. Giàu như Mỹ cũng ngập trong nợ. Và cũng không có chính phủ nào mà không lạm ch...
HÀO NHOÁNG VÀ BIỂN NỢ
Không có nước nào mà không mắc nợ. Giàu như Mỹ cũng ngập trong nợ. Và cũng không có chính phủ nào mà không lạm chi. Với thể chế minh bạch và được kiểm soát quyền lực cực tốt như Mỹ, nhưng cũng không ít lần chính phủ phải tạm ngưng hoạt động vì QH chưa phê chuẩn ngân sách chi tiêu. Với thể chế thiếu minh bạch như VN thì sự lạm chi sẽ...khôn lường.
VIỆT NAM HÀO NHOÁNG VÀ BIỂN NỢ |
Vấn đề nan giải không phải là nhà nước mắc nợ nhiều hay ít so với GDP mà khả năng trả nợ của chính phủ. Vay nợ nhiều như Mỹ, thậm chí rất nhiều như Nhật, nhưng chắng ảnh hưởng gì đến nền kinh tế của họ, vì khả năng trả nợ của họ rất tốt. Nếu nói Mỹ có lợi thế vì đồng USD do Mỹ phát hành nên Mỹ vỡ nợ là bất khả, thì Nhật nợ nần hơn 200% GDP nhưng vẫn vững chắc, vì ngoài việc nền kinh tế Nhật rất mạnh thừa sức trả nợ, thì nợ của Nhật hầu hết là nợ nội tệ nên vỡ nợ không thể xảy ra.
VN là nước có nợ công so với GDP thấp hơn Mỹ Nhật, nhưng lại rất cao so với khả năng trả nợ của mình. QH đã đặt ra ngưỡng an toàn cho nợ công là 65% GDP. Nghĩa là nếu vượt ngưỡng này thì khả năng đổ vỡ tài khóa rất lớn theo cảnh báo của thủ tướng Phúc. VN đang tiệm cận mức an toàn này.
Vẫn đề là, nợ công của VN thường được chính phủ làm đẹp số để che đậy thực trạng xấu, hơn là nhìn nhận nó như một thực tế để có quyết sách hợp lý
Đó là tách nợ doanh nghiệp nhà nước ra khỏi cơ cấu nợ công, mặc dù nếu các doanh nghiệp nhà nước mất khả năng trả nợ thì chính phủ cũng phải trả nợ cho các doanh nghiệp ấy. Cho nên không phải nợ công của VN là gần 65% GDP mà thực tế là trên 200% GDP. Với nền kinh tế nhỏ yếu phải ôm một núi nợ thế này thì...chắc chỉ lo cho chi thường xuyên và trả nợ đã bở hơi tai rồi, lấy gì cho đầu tư và phát triển?
Theo báo cáo mới nhất của chính phủ thì nợ bằng ngoại tệ của VN đã là 2,4 triệu tỷ, khoảng hơn 100 tỷ USD, tức xuýt soát 50%%GDP. Đây chính là bom tấn đe dọa vỡ nợ nếu không vựt dậy được nền kinh tế. Bởi nợ nội tệ thì chính phủ có thể in tiền trả, nhưng nợ ngoại tệ thi chính phủ không thể in ngoại tệ để trả.
Khi một hộ cá thể hay một công ty phải vay nợ mới để trả nợ cũ thì khác gì đang thở ô xy. Nhà nước cũng vậy, đang thở ô xy vì vay nợ mới trả nợ cũ. Nợ cũ là nợ dài hạn, lãi suất vay ưu đãi, có nhiều khoản vay lãi suất không đáng kể.
Vay mới không còn được ưu ái. Các định chế tài chính quốc tế như ADB, WB, IMF..
Không còn cho VN vay ưu đãi nữa, VN phải vay ngoài với lãi suất thị trường rất cao do các tổ chức thẩm định tín dụng quốc tế xếp hạng tín nhiệm tín dụng VN quá thấp .đã khó còn khó thêm.
Báo cáo của chính phủ cho thấy thu thuế vẫn tốt, thậm chí còn vượt chỉ tiêu, vậy sao ngân sách bị bội chi lớn? Chỉ có thể là do chính phủ chi tiêu quá lớn vượt sức chịu đựng của nền kinh tế, hoặc là thu thuế đủ nhưng thiếu hụt nguồn thu, hoặc là cả hai.
Mà đúng là do cả hai nguyên nhân. Chính phủ chi thường xuyên quá lớn, vay nợ nhiều, tham ô nhũng lại đục khoét, xử dụng vốn lãng phí
Do thiếu hụt ngân sách nên chính phủ tăng mạnh thuế phí làm giảm sức mua. Doanh nghiệp nội không còn sức cạnh tranh ngay trên sân nhà với hàng miễn thuế của các nước có ký AFTA với VN, nên đóng cửa nhiều làm hụt nguồn thu. Đặc biệt chính phủ còn tăng thuế xăng dầu và để các BOT lập trạm trấn lột dày đặc trên các quốc lộ, làm các doanh nghiệp chồng thêm gánh nặng sẽ đóng cửa nhiều hơn.
Theo báo cáo của chính phủ thì hiện tại cứ mười doanh nghiệp đăng ký mới lại có hơn năm doanh nghiệp đội nón ra đi. Tiếc là số doanh nghiệp thành lập mới thì hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Có khả năng đó chính là mô hình kinh tế hộ tư nhân được chuyển đổi lên doanh nghiệp nên không tạo thêm được việc làm và nguồn thu.
Giá dầu thô đang xuống sẽ đè nặng thêm nguồn thu. Tình hình chứng khoán đang lao dốc ảnh hưởng nhiều đến việc IPO các doanh nghiệp nhà nước, nói rõ hơn là không bán được cổ phần các doanh nghiệp theo kế hoạch nên không biết lấy đâu ra tiền bổ sung cho ngân sách thâm thủng. Các doanh nghiệp đẻ trứng vàng thì bán gần hết rồi nên nguồn thu từ cổ tức giảm mạnh. Các ngành sắt thép nhôm bị Mỹ đánh thuế sẽ tê liệt, thủy hải sản bị EU và nhiều thị trường truyền thống gây khó khăn vì nhiễm kim loại nặng và dư lượng kháng sinh. Vốn nước ngoài có khuynh hướng chuyển dịch qua Mỹ và một số nước phát triển để lợi dụng tay nghề cao của các lao động thời 4.0, nên vốn đầu tư ngoại vào VN sẽ giảm mạnh. Mỹ chuẩn bị chiến tranh thương mại với TQ. VN gắn quá chặc vào kinh tế TQ nên sẽ bị vạ lây. Nghĩa là Trump đánh kinh tế TQ nhưng có thể thằng chết trước là VN. Tựa như Obama đánh vào dầu khí Nga, nhưng thằng chết trước là Venezuela.
Nói tóm lại, nhìn sự phát triển bề ngoài của VN rất hào nhoáng, nhưng là sự hào nhoáng trên núi nợ. — với Tản Viên.
Không có nhận xét nào