Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐẠO VĂN CÓ GỐC TỪ ĐÂU?

ĐẠO VĂN CÓ GỐC TỪ ĐÂU? 1. Thượng bất chính hạ tắc loạn Dẫu sao ta cũng nên cảm ơn ông Trần Ngọc Thêm đã trần tình vụ án đạo văn của Nguyễn Đ...

ĐẠO VĂN CÓ GỐC TỪ ĐÂU?

1. Thượng bất chính hạ tắc loạn
Dẫu sao ta cũng nên cảm ơn ông Trần Ngọc Thêm đã trần tình vụ án đạo văn của Nguyễn Đức Tồn một cách đầy đủ. Tôi đã nói, Nguyễn Đức Tồn đạo văn là điều không thể chối cãi, đến mức một đứa bé học lớp 3 cũng nhận ra chứ không cần phải là giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ học.
Mà sự thật, loại giáo sư tiến sĩ thăng tiến và moi tiền ngân sách bằng nghề ăn cắp trí tuệ của người khác thì khó có thể thừa nhận đồng bọn của mình đã ăn cắp như mình. Thủ tướng có giao cho một ngàn ông giáo sư tiến sĩ ở cõi trên cao ấy thẩm định thêm 20 năm nữa cũng không thể có kết luận nào.
Cá nhân ông Thêm đến lúc thừa nhận đó là quốc nạn ăn cắp thì là điều đáng ghi nhận về một sự thức tỉnh. Tôi tin ông Thêm đủ thông minh để làm điều đó bằng cách lôi kẻ cắp ra ánh sáng để lập công.
Thượng bất chính hạ tắc loạn. Trên đạo văn thì dưới cũng đạo văn. Điều ông Thêm nói đúng như điều tôi đã gặp. Tôi tham gia đào tạo cao học, răn đe hết cỡ, nhưng thói quen đạo văn của người học vẫn cứ diễn ra. Bạn tôi phản biện một luận văn, phê bình học viên chép sách đến hơn quá nửa, nhưng hội đồng vẫn cứ âm thầm bỏ phiếu điểm giỏi. Hậu quả là bạn tôi bị người hướng dẫn thù, chửi bới và tìm cách trả thù. Tôi tham mưu Hiệu trưởng dàn xếp cho học viên làm lại, bảo vệ lại, nhưng cũng bị thù lây!
Thời buổi này làm nhà khoa học chân chính quá khó. Vì người ta đã đồng lòng ăn cắp, thậm chí tự hào về thói ăn cắp của mình. Kẻ không biết ăn cắp có khi bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Trong những điều ông Thêm trần tình, tôi nhận ra, cả ông Tồn lẫn bà Thúy Khanh đều là kẻ cắp, vi phạm trắng trợn quy chế đào tạo sau đại học. Bà Khanh nói, luận án của bà nằm trong khung lý thuyết của ông Tồn là hiển nhiên. Nhưng bà quên rằng, dù cùng nằm trong một khung lý thuyết, nhưng không quy chế nào chấp nhận người hướng dẫn đọc cả chương luận án của mình cho học trò chép. Về nguyên tắc, bất cứ lý thuyết nào khi đưa vào luận án đều cũng phải được sàng lọc, phản biện chứ không có chuyện bê nguyên xi.
Một cách sòng phẳng, có thể nói bà Khanh ăn cắp của một chương luận án của ông Tồn thành một chương luận án của mình. Ngược lại, ông Tồn không đảm bảo một tư cách hướng dẫn khoa học khi cho học trò chép nguyên văn luận án của mình. Khi in sách, không thể chối cãi chính ông Tồn lại ăn cắp đến hai chương luận án của bà Khanh, thậm chí lấy cắp luôn luận văn của cháu gái Cao Thị Thu để lấy học hàm giáo sư. Điều đó lại đặt ra vấn đề, liệu luận văn tốt nghiệp đại học của cháu Thu có phải do ông Tồn làm thay?
Dù sự việc diễn ra xuôi hay ngược, thì tội lỗi đầu tiên phải từ ông Tồn, như tôi đã nói: kẻ cắp đã đào tạo ra kẻ cắp! Trò ăn cắp của thầy tội một. Thầy dạy học trò ăn cắp tội mười!
Kết quả, học thuật Việt Nam đã tạo ra kẻ cắp thông đồng với kẻ cắp. Trí tuệ nghèo nàn đến mức chỉ một vấn đề mà đến mấy người nhai đi nhai lại như bò nhai cỏ rồi lấy học hàm học vị giáo sư tiến sĩ và bắt dân nộp thuế nuôi. Đó không phải giáo sư tiến sĩ bò là gì?
Cho nên một cái hội đồng gồm những Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Văn Khang, Trần Trí Dõi, Nguyễn Đức Tồn… ngồi trên cao ban phát học hàm phó giáo sư, giáo sư cho cả vạn người, liệu có còn đáng tin cậy không? 
Tôi khẳng định, trừ Trần Ngọc Thêm thức tỉnh, những ông như Nguyễn Văn Khang, Trần Trí Dõi vẫn ngậm miệng cho qua, thậm chí hùa nhau bảo vệ ông Tồn, hàng giáo sư tiến sĩ đó chỉ có thể là những kẻ cắp đồng lõa với kẻ cắp!
2. Đạo văn có gốc từ đạo mẫu
Không phải Đạo Mẫu của dân gian Việt mà đạo này có gốc từ Nho giáo. Chủ trương “Thuật nhi bất tác” của giáo dục Nho giáo hình thành trên đất nước này cả ngàn năm đã tạo ra đội ngũ trí thức làm bò nhai tri thức. Nhưng ngàn năm trước đó, dù không thể sáng tạo ra cái mới nào khác với thánh nhân đi trước thì cũng còn biết dẫn nguồn bằng cách nói “Tử viết…”. Nay nhờ giáo dục hiện đại xã hội chủ nghĩa ưu việt mà ai đi học cũng tưởng mình là thánh nhân nên cứ thuổng lời của người đi trước thành của mình như là sự đương nhiên mà không cần dẫn nguồn.
Người ta đã thực hiện chủ nghĩa xã hội ngay trong lĩnh vực tri thức. Tri thức thành tài sản chung, tức vô chủ, mạnh ai nấy ăn cắp.
Ăn cắp trở thành một tôn giáo mới gọi là đạo văn. Gốc gác là cái gì ở đất nước này cũng phải bắt theo khuôn mẫu gọi là đạo mẫu.
Nhà xuất bản giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm sản xuất ra cả triệu thứ văn mẫu để người học dùng như một thứ kinh tụng niệm lải nhải để thành tài!
Đạo này được truyền bá ngay cho trẻ con mới học vỡ lòng. Cứ nhìn trẻ mầm non, ngay từ khi vào trường học chúng đã phải học tập và làm theo cô giáo răm rắp, từ giọng điệu đến cử chỉ mỗi khi đọc thơ, kể chuyện. Đến cấp tiểu học rồi trung học, kể cả đại học, người ta dạy và đánh giá học lực của học sinh bằng khả năng thuộc bài và chép theo mẫu. Cách đọc chép, chiếu chép cho đến chấm bài đều rập khuôn theo mẫu. Thậm chí nhiều thầy cô chấm bài dò từng dấu chấm, dấu phảy theo bài mẫu hoặc giáo trình để cho điểm. Người học không xem chuyện đạo văn là bình thường, thậm chí một tín ngưỡng mới là chuyện lạ!
Mấy ngài giáo sư tiến sĩ trên cao kia trở thành các ông thánh của đạo văn mà người học tôn thờ, bởi nhờ ăn cắp mới thành thánh.
Một lần tôi đã từng kể cho các bạn nghe chuyện đi học trung cấp chính trị. Lớp trưởng thu tiền người học làm quỹ, sau mỗi môn học khúm núm tặng quà, phong bì và mời thầy nhậu. Đến kỳ thi, không ít người còn đứng lên giữa lớp học như đứng giữa giáo đường, cung kính thầy giáo như cung kính trước Chúa Cứu Thế, rằng mong thầy ra đề cho chúng em chép tài liệu ạ! Tôi yêu cầu ra đề mở và bị đám bò xưng “em” kia nhìn bằng đôi mắt mang hình viên đạn. Tôi thấy nhục ê chề, mắng cả đám giáo sư tiến sĩ bò ấy một trận và bỏ thi, bỏ học. Trong khi đám giáo sư tiến sĩ với bộ dạng thảm hại ấy lại hết sức tự hào về tôn giáo của họ. Có người còn đòi “tử vì đạo” khi tâu với Hiệu trưởng, đòi Hiệu trưởng mang tôi ra kỷ luật vì tội bỏ học do không tuân phục đạo mẫu. Chờ mãi không thấy Hiệu trưởng ra tay! Hú hồn Hiệu trưởng!

Chu Mọng Long




Không có nhận xét nào