ĐẤT NƯỚC BAO GIỜ KHỔ THẾ NÀY CHƯA? 423 bộ não với suy nghĩ của thế kỷ trước nhấn nút thông qua 1 điều luật về công nghệ của thế kỷ sau. Kỳ t...
ĐẤT NƯỚC BAO GIỜ KHỔ THẾ NÀY CHƯA?
423 bộ não với suy nghĩ của thế kỷ trước nhấn nút thông qua 1 điều luật về công nghệ của thế kỷ sau. Kỳ thực, không thể dùng được câu nào khác để mô tả cho chính xác hơn sự việc này.
423 viên đá đã được ném vào những thành tựu văn minh của nhân loại và lợi ích của người dân như một hành động trung cổ man rợ.
“Phê-kê-bốc, dịch chuyển đám mây dữ liệu về Việt Nam,...” là phát biểu của tướng Võ Trọng Việt thể hiện rõ sự hoang sơ trong kiến thức. Thì ra là họ chưa bao giờ văn minh và tiến bộ chứ không phải họ từ chối điều đó. Cho nên, sự ném đá vào khoa học là điều dễ hiểu.
Gần như ông Việt không biết gì về cấu trúc mạng, máy tính, cách vận hành DataCentre, nguyên lý điện toán đám mây và lưu trữ dữ liệu. Host toàn bộ dữ liệu tại Việt Nam là điều không thể. Vả lại, đó là nhiệm vụ của doanh nghiệp. Không thể can thiệp một cách thô bạo.
Cách nhìn những thành tự khoa học kỹ thuật của nhân loại với con mắt thù địch như vậy, nói thật, ở nước ta không lạ. Không đánh giá thấp Thượng tướng, nhưng dừng lại ở mức độ tác chiến hoặc chân tay đối với Thượng tướng, có lẽ có ích cho người dân nhiều hơn. Thấy tội cho Thượng tướng bởi đen đủi thế nào, người ta lại nhét ngay Thượng tướng vào chỗ phường chèo mua vui cho thiên hạ. Khổ thật!
Bây giờ là bắt Host dữ liệu? Tiến tới, liệu có thừa thắng xông lên để bắt Microsoft, Adobe hay các tập đoàn khác bàn giao luôn mã nguồn giống Trung Quốc hay không? Điều này dám lắm. Họ rút đi, dùng đồ Trung Quốc thì chắc chắn sẽ có lợi cho một số người.
Luật và chính sách thời buổi mới được xây dựng ra sao? Nó phải được xây dựng giống như Mã nguồn mở vậy. Tại sao Mỹ họ nhanh chóng đứng đầu về công nghệ? Bởi họ biết Open tất cả. Mỗi lập trình viên giỏi viết những thứ ưu việt phục vụ cho anh ta và đưa lên để toàn thế giới cùng tham khảo. Còn người quản lý tốt, phải biết tập hợp hết tất cả lại để cho ra một sản phẩm hiện đại, ưu việt và phù hợp cho mọi đối tượng và sự tiến bộ.
Họ quan niệm rằng, một tập thể chưa chắc đã có những nhân tố giỏi. Nhân tố giỏi có thể nằm ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này. Họ biết cách huy động tối đa nhân lực và trí tuệ của nhân loại. Ta có thể nhận ra điểm ấy ngay trong cách vận hành của Google, Facebook hay các trang web khác. Tự thân nó không có giá trị, giá trị của nó nằm ở chỗ dữ liệu người dùng khắp nơi đưa lên. Đấy mới là cách làm việc toàn cầu trong thời buổi mới.
Còn ta, ta lại có xu hướng đóng cửa không giao lưu. Đây là sự ấu trĩ và cục bộ khủng khiếp của người làm luật chứ không phải vì đặc thù dân tộc. Không lẽ chối bỏ các giá trị tiến bộ của nhân loại cũng là một thứ đặc thù?
Dã man hơn nữa, 423 bộ não ấy đã nhấn nút làm bốc hơi 3,6 tỷ USD trên sàn chứng khoán vào cuối ngày 12/6, trong khi chứng khoán châu Á lại đang có phiên “hưng phấn” do quan hệ Mỹ - Triều. Đây quả là điều vô cùng tệ hại về tài chính trước mắt thấy được bởi sự chủ quan, duy ý chí gây thiệt hại khôn lường.
Dường như, họ xây dựng luật trên tiêu chí chỉ để bảo vệ một nhóm người, không cần cho số đông dân chúng bởi trong một dự luật mang đầy tính kỹ thuật và công nghệ ấy, tôi lại toàn thấy sự can thiệp thô bạo vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và xâm phạm quyền riêng tư của con người. Nếu nó là cần thiết và đúng đắn và phù hợp, chả bao giờ Mỹ và Canada họ phải ra thông cáo về điều này.
Trong kỷ nguyên của công nghiệp 4.0, những thứ như máy tính, internet, trí tuệ nhân tạo là điều bắt buộc. Nó là những công cụ sản xuất không thể tách rời.
Chẳng có người dân nào khá lên được ngay trên chính mảnh đất của mình khi tự mình vứt bỏ những công cụ sản xuất hiện đại chỉ để bảo vệ những giá trị mơ hồ. Nó chỉ có thể là suy nghĩ của những kẻ điên giữa thời buổi trí tuệ nhân tạo đầy cam go và thử thách này.
Có lẽ duy nhất một cái được. Đó là nghèo nàn, ngu dốt mà bình yên. Đất nước đã bao giờ như thế này chưa? Mọi người cùng tìm câu trả lời nhé!
Nguyễn Anh Tuấn
Không có nhận xét nào