Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI BÁN NƯỚC LÀ BÌNH THƯỜNG.

CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI  BÁN NƯỚC LÀ BÌNH THƯỜNG. ĐIỀU BẤT BÌNH THƯỜNG LÀ NGƯỜI DÂN NGÂY THƠ TIN RẰNG CHÚNG KHÔNG BÁN NƯỚC. Eduardo Galeano, nhà ...

CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI  BÁN NƯỚC LÀ BÌNH THƯỜNG.
ĐIỀU BẤT BÌNH THƯỜNG LÀ NGƯỜI DÂN NGÂY THƠ TIN RẰNG CHÚNG KHÔNG BÁN NƯỚC.

Eduardo Galeano, nhà văn Uruguay đã khái quát về về các chế độ độc tài như sau :

HỆ THỐNG / 1

Các nhà chức trách không thi hành chức trách.

Các nhà chính trị phát ngôn nhưng không nói bất kỳ điều gì.

Cử tri chỉ bỏ phiếu nhưng không chọn lựa.

Giới truyền thông đưa tin bịa đặt.

Các nhà trường dạy sự ngu dốt.

Các quan toà trừng phạt những nạn nhân.

Quân đội tuyên chiến với nhân dân của chính mình.

Công an không chống tội ác vì chính họ quá bận bịu gây tội ác.

Những sự phá sản thì được công hữu hoá, nhưng những lợi tức thì được tư hữu hoá.

Tiền bạc thì tự do hơn nhân dân.

Nhân dân làm đầy tớ cho mọi sự.

HỆ THỐNG / 2

Đây là thời của loài kỳ nhông: không ai dạy bảo chúng ta về lòng nhân đạo nhiều bằng những con thú ấy.

Những kẻ chuyên che đậy thì được sùng bái, văn hoá của chiếc mặt nạ thì được tôn vinh. Người ta nói thứ ngôn ngữ hai mặt của những nghệ sĩ giả trang. Ngôn ngữ hai mặt, phán đoán hai mặt, đạo đức hai mặt: một thứ đạo đức cho lời nói, một thứ đạo đức cho hành động. Thứ đạo đức cho hành động thì được gọi là chủ nghĩa hiện thực.

Quy luật của hiện thực là quy luật của quyền lực. Để cho hiện thực không có vẻ phi hiện thực, nhà cầm quyền bảo chúng ta rằng đạo đức phải là vô đạo đức.

HỆ THỐNG / 3

Nếu anh không lanh lẹ, anh sẽ chết. Anh bị bắt buộc phải làm một kẻ lừa đảo hay một kẻ bị lừa đảo, một kẻ láo khoét hay nạn nhân của sự láo khoét. Đây là thời của những ý nghĩ: "việc gì tôi phải lưu tâm đến điều đó, tôi làm được gì cho điều đó, đừng dính vào, hãy tìm cơ hội tốt nhất." Đây là thời của những kẻ lường gạt: sản phẩm thì vô dụng, óc sáng tạo thì vô ích, lao động thì vô giá trị...

NHỮNG TỘI LỖI

Guồng máy ấy sách nhiễu những người trẻ tuổi; nó cầm tù, nó tra tấn, nó giết chóc. Họ là bằng chứng của sự quan trọng của nó. Nó vất họ ra ngoài: nó bán họ như bán thịt người, nó bán sức lao động của họ với giá rẻ mạt ra ngoại quốc.

Guồng máy vô sinh thù ghét bất cứ thứ gì vươn lên và chuyển động. Nó chỉ có thể làm nhân lên những ngục tù và nghĩa địa. Nó chỉ có thể tạo ra những tù nhân và những xác chết, những tên tình báo và những viên công an, những kẻ ăn mày và những người lưu vong.

Trẻ là một tội ác. Hiện thực khởi động mỗi ngày vào lúc rạng đông; lịch sử cũng vậy, nó tái sinh vào mỗi buổi sáng. Đó là lý do tại sao hiện thực và lịch sử bị cấm đoán.

NHỮNG CÁI CHUỒNG

Mỗi tháng lại có thêm một nhà tù. Đó là cái mà các kinh tế gia gọi là Kế Hoạch Phát Triển.

Thế còn những cái chuồng vô hình? Những bản tường trình chính thức nào hay những văn kiện đối kháng nào ghi nhận những tù nhân của sự sợ hãi? Sợ mất việc làm, sợ không kiếm được việc làm; sợ nói, sợ nghe, sợ đọc. Trong đất nước câm nín, một tia sáng từ ánh mắt có thể khiến người ta vào trại tập trung.

Chế độ kiểm duyệt giành thắng lợi khi mỗi công dân răm rắp tự kiểm duyệt ngôn từ và hành động của mình.

Nhà nước độc tài sử dụng những đồn lính, những đồn công an, những toa xe lửa cũ, những con tàu hoang phế để nhốt những người tù. Thế còn căn nhà của mỗi người? Chứ không phải mỗi căn nhà là một nơi giam giữ hay sao?

NHỮNG ĐIỀU ÁC

Bảng liệt kê những vụ tra tấn, giết và thủ tiêu không thể kể hết những điều ác của một chế độ độc tài. Guồng máy huấn luyện cho bạn quen với thói ích kỷ và dối trá. Đoàn kết là một tội lỗi. Guồng máy khải thắng: người ta sợ nói, sợ nhìn nhau. Không ai muốn gặp ai nữa. Khi có một người nào đó bắt gặp đôi mắt của bạn và không nhìn đi chỗ khác, bạn nghĩ: “Gã này sẽ bắt ta.” Thủ trưởng nói với nhân viên, cũng là bạn của hắn: “Tôi phải báo cáo bạn. Họ đòi những danh sách. Tôi phải giao cho họ một cái tên người. Tha lỗi cho tôi, nếu được.”

Tại sao việc đánh thuốc độc để sát hại tâm hồn không được ghi vào biên niên ký của sự bạo động?

NHỮNG KỸ THUẬT

Một người bị tử hình có thể gây xôn xao dư luận thế giới, nhưng hàng ngàn người mất tích thì chỉ gây nên sự hoang mang. Gia đình và thân nhân phải trải qua những hiểm nguy để tìm kiếm vô vọng từ nhà giam này đến nhà giam khác, từ đồn lính này đến đồn lính khác, trong khi đó thì những tử thi bị rữa nát trong rừng và trong những bãi đổ rác. Kỹ thuật của sự thủ tiêu không tạo ra những thánh tử đạo và những tù nhân. Những xác người bị mặt đất nuốt chửng, còn chính quyền thì rửa tay sạch sẽ: không có tội ác nào để tường thuật, và không có gì để mất công giải thích. Mỗi người chết thì phải chịu chết nhiều lần, và cuối cùng chỉ để lại một đám sương mù của nỗi kinh hoàng và một sự hoang mang trong tâm hồn.

LƯU VONG

I

Những chiếc thuyền ra đi chở đầy những người trẻ tuổi thoát khỏi ngục tù, sự chết và cái đói. Sống là nguy hiểm; trốn thoát là một tội lỗi; ăn là một phép lạ.

Nhưng còn có bao nhiêu người lưu vong ngay trong đường biên giới của tổ quốc mình? Có bản thống kê nào đếm những người bị đuổi việc và bị bắt buộc phải câm nín? Sự hy vọng là tội ác lớn hơn những hành động khác, chứ không phải sao?

Chế độ độc tài là một sự ô nhục biến thành tập quán, một guồng máy làm cho bạn điếc và câm, không còn biết nghe, không còn biết nói, và mù loà trước những gì bị cấm nhìn thấy.

Cái chết đầu tiên vì sự tra tấn đã gây nên dư luận xôn xao trong cả nước. Cái chết thứ mười vì bị tra tấn chỉ được báo chí tường thuật sơ sài. Cái chết thứ năm mươi được xem là “bình thường”.

Guồng máy dạy cho nhân dân chấp nhận sự kinh khủng cũng giống như cách người ta làm quen với độ lạnh của mùa đông.

II

Guồng máy dạy rằng bất cứ ai chống lại nó thì đều là kẻ thù của tổ quốc. Chống lại sự bất công là một tội ác đối với tổ quốc.

Ta là tổ quốc, guồng máy nói. Trại tập trung này là tổ quốc: đống rác thối tha này, miền đất hoang phế này.

Bất cứ ai tin rằng đất nước của mình là ngôi nhà của mọi người thì bị ném ra khỏi ngôi nhà đó.

Do đó việc chế độ độc tài CSVN bán nước đã được các nhà chính trị thế giới tiên đoán trước. Chỉ có dân Việt Nam là cảm thấy lạ lẫm mà thôi.


Dương Hoài Linh




Không có nhận xét nào