CHỐI TỪ TRÁCH NHIỆM CŨNG PHẢI CÓ LÝ DO Bị cáo trong vụ bạo hành tình dực và giết người đối với người bị hại là cháu Nhật Linh trong phiên to...
CHỐI TỪ TRÁCH NHIỆM CŨNG PHẢI CÓ LÝ DO
Bị cáo trong vụ bạo hành tình dực và giết người đối với người bị hại là cháu Nhật Linh trong phiên toà đang diễn ra tại Chiba Nhật Bản đã phủ nhận mọi sự việc hành vi phạm tội, chối từ trách nhiệm từ phiên tòa xét xử công khai đầu tiên, thay vì trang thái giữ im lặng trong quá trình điều tra.
Trong quá trình diễn ra xét xử vài ngày vừa qua, phiên tòa đã làm rõ tính xác thực của nhiều chứng cứ như những vết máu cháu bé trong các vị trí xe, trên hộp kính, trên găng tay, trên các loại dụng cụ buộc cơ thể ( đồ chơi dành cho những người sở thích tình dực SM) được lưu giữ trong xe ô tô của bị cáo. Tất cả vết máu được được xác minh là cùng thể loại ADN của cháu bé. Đặc biệt trong bụng cháu bé được phát hiện AND của bị cáo.
Bị cáo không có chứng cứ ngoại phạm. Hôm đó từ sáng sau khi đưa con mình đến trường thì bị cáo hoạt động 1 mình và đến buổi tối mới về nhà, Chưa kể những chứng cứ mà chưa được cặp nhật.
Các chứng cứ trên có thể nói là gần như chứng cứ trực tiếp khi các chứng cứ đó có thể được giải thích với tính xác thực cao rằng chỉ có thể tồn tại bởi hành vi phạm tội của bị cáo. Những chủ trương của luật sư bào chữa bị cáo nói về việc các vết máu đó đã có thẻ tồn tại vào thời điểm trước đây khi cháu bế đến chơi lên xe bị cáo, hay cảnh sát đã lấy ADN của bị cáo trong thùng rác trong nhà bị cáo để bỏ vào người của cháu bé.v.v, những chủ trương này dường như được phản bác lại hoàn toàn tại phiên tòa.
Vậy về phần nhận định tình tiết, có thể nói rằng vấn đề tương đối phúc tập ở chỗ có thể là việc cháu bé bị chết là do lỗi cố ý, hay lỗi vô ý của bị cáo? Chứng cứ trực tiếp để làm rõ việc này nếu chưa hẩn đã có thì làm sao?
Suy đoán vô tội là một nguyên tắc lớn của pháp luật hình sự. Nguyên tắc này có thể hiểu là “nễu có điều gì đáng nghi ngờ thì đều phải qui về lợi ích của bị cáo”.
Trong vấn đề nhận đinh về lỗi cố ý hay lỗi vô ý, khi chúng ta có những chứng cứ cùng với vài lý do nghi ngờ rằng với những chứng cứ này có thể nói là có lỗi cố ý thật không, lúc này chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc trên để đưa ra khẳng định về sự tồn tại của lỗi vô ý được hay không.
Khi khẳng định về tồn tại của lỗi vô ý, chúng ta cần chứng cứ và những tình tiết làm cơ sơ thì mới có thể khẳng định cho lỗi vô ý. Nếu không có cơ sở nào tich cực khẳng định về lỗi vô ý thì chúng ta cũng không thể đưa ra kết luận đó là lỗi vô ý.
Đặc biệt, khi bị cáo đang phủ nhận mọi sự việc. Khi có rất nhiều chứng cứ được mô tả rất nhiều tình tiết có tính xác thực như trên, tại sao bị cáo không giải thích vì sao đây không phải là lỗi cố ý mà là lỗi vô ý? Bị cáo biết nếu đó là lỗi vô ý thì hãy giải trình cho phiên tòa hiểu để hưởng hình phạt đúng với sự thật.
Với tình hình trên, chúng ta không thể áp dụng nguyên tắc “nễu có điều gì đáng nghi ngờ thì đều phải qui về lợi ích của bị cáo” để dưa ra kết luận là hành vi này là lỗi vô ý.
Đã đến lức như vậy, việc phủ nhận sự việc và chối từ trách nhiệm của bị cáo hoàn toàn không đúng. Nếu đó là định hướng bào chữa của luật sư thì trái với qui pham và đạo đức của luật sư vì ít nhất cách làm này có khả năng trái với lợi ích của thân chủ.
Hirota Fushihara
Không có nhận xét nào