Làm gì? Chủ tịch Quốc hội mặc nhiên thừa nhận Quốc hội chỉ là nơi thông qua luật mà Bộ Chính trị "đã kết luận rồi". Không riêng lu...
Làm gì?
Chủ tịch Quốc hội mặc nhiên thừa nhận Quốc hội chỉ là nơi thông qua luật mà Bộ Chính trị "đã kết luận rồi". Không riêng luật đặc khu lần này, mà xưa nay mọi luật lệ của nhà nước đều do Bộ Chính trị quyết định.
Trong khi Quốc hội là một định chế chính trị được Hiến pháp quy định, Bộ Chính trị lại là thực thể không hiện hữu hợp pháp căn cứ vào bất kỳ bản văn luật pháp nào, nhưng nó có thẩm quyền quyết định mọi chính sách kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và luật pháp của quốc gia.
Quyền lực vô biên của Bộ Chính trị vượt ngoài khuôn khổ và sự chi phối của Hiến pháp và luật pháp, khiến mọi định chế nhà nước trở thành con rối trong bộ máy do nó thao túng và điều khiển. Đó là điều đương nhiên, không cần bàn cãi.
Xét trên phương diện thực tế, Quốc hội chưa bao giờ là cơ quan quyền lực và cơ quan đại diện nhân dân thực sự như được ban xưng. Còn xét từ khía cạnh văn bản, chính bản Hiến pháp ban xưng danh hiệu "cơ quan quyền lực và cơ quan đại diện" ấy lại cũng được chấp bút bởi cái Bộ Chính trị siêu quyền lực đó.
Nói tóm lại, luật đặc khu chắc chắn sẽ được thông qua bất chấp sự phản đối từ mọi tầng lớp nhân dân. Vấn đề là nhân dân sẽ làm gì sau khi dự luật đáng hổ thẹn đó trở thành "luật"; và nhân dân sẽ thể hiện, giành lại và thực thi quyền lực thực sự của mình thế nào để tự quyết định vận mệnh và lịch sử của chính mình?
Lê Công Định
Không có nhận xét nào