Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

DỰ LUẬT AN NINH MẠNG: HÀNG VIỆT NAM "MADE IN CHINA"?

DỰ LUẬT AN NINH MẠNG: HÀNG VIỆT NAM 'MADE IN CHINA'? Dự luật An ninh mạng của Việt Nam, không biết do vô tình hay cố ý, giống ...

DỰ LUẬT AN NINH MẠNG: HÀNG VIỆT NAM 'MADE IN CHINA'?

Dự luật An ninh mạng của Việt Nam, không biết do vô tình hay cố ý, giống Luật An ninh mạng của Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc.

Luật An ninh mạng của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2017.

Năm ngày sau khi đạo luật trên có hiệu lực, Bộ Công an Việt Nam gửi tờ trình lên Chính phủ, chính thức đề xuất dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam. 

Nó dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp giữa năm 2018.

Ta hãy cùng so sánh dự thảo lần thứ 4 của Luật An ninh mạng và bản dịch tiếng Anh của Luật An ninh mạng Trung Quốc để xem chúng giống nhau như thế nào và có thể mang lại hệ quả xấu hay không.

1. HAI VĂN BẢN, MỘT THUẬT NGỮ

Có một thuật ngữ mà chúng ta cần để ý trong dự luật của Việt Nam, đó là "hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia", quy định tại Điều 9.

Trong Luật An ninh mạng của Trung Quốc cũng có một thuật ngữ tương tự: "cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng" (critical information infrastructure), quy định tại Điều 31.

Đây là một trong những thuật ngữ trung tâm của hai luật này, và định nghĩa của hai luật cũng rất giống nhau: chúng đều chỉ những thông tin mà nếu bị xâm hại thì sẽ làm nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.

Các thông tin đó trong cả hai luật đều bao gồm các lĩnh vực: năng lượng, tài chính, giao thông, báo chí - xuất bản, và chính phủ điện tử.

Dự luật của Việt Nam quy định thêm thông tin quốc phòng - an ninh, bí mật nhà nước, ngân hàng, tài nguyên môi trường, hoá chất, y tế, và các công trình an ninh quốc gia.

Các quy định này giữa Việt Nam và Trung Quốc giống nhau như hai giọt nước.

2. NHẮM TRỰC DIỆN ĐẾN THÔNG TIN NGUY HIỂM CHO CHẾ ĐỘ 

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Việt Nam và Trung Quốc cùng rất quan tâm đến vấn đề này.

Dự luật An ninh mạng của Việt Nam tập trung nhấn mạnh việc "phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động biểu tình, phá rối an ninh trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động", như tờ trình của Bộ Công an nêu rõ.

Điều 22 của dự luật nói rõ nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp kỹ thuật cần thiết để xử lý các thông tin này.

Điều 12 của luật Trung Quốc có một điều khoản tương tự, khi cấm người dùng mạng "tham gia vào các hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia, danh dự và lợi ích quốc gia, kích động lật đổ chủ quyền quốc gia, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động chủ nghĩa ly khai, phá hoại khối đoàn kết quốc gia, cổ xuý cho chủ nghĩa khủng bố hoặc chủ nghĩa cực đoan, kích động thù hằn sắc tộc và kỳ thị sắc tộc, lan truyền thông tin bạo lực, khiêu dâm hoặc kích dục, tạo ra và lan truyền thông tin sai sự thật để làm gián đoạn trật tự kinh tế hoặc xã hội, cũng như xâm phạm đến uy ín, quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ và những quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác".

3. ÉP NGƯỜI DÙNG INTERNET CUNG CẤP THÔNG TIN CÁ NHÂN THỰC 

Điều 47 của dự luật An ninh mạng của Việt Nam nói rõ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải "yêu cầu chủ thể sử dụng cung cấp thông tin xác thực. Nếu chủ thể sử dụng không cung cấp thông tin xác thực, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm từ chối cung cấp các dịch vụ liên quan cho chủ thể sử dụng đó".

Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có cơ chế xác thực các thông tin đăng ký của người dùng để đảm bảo tính trung thực của các thông tin này, theo quy định tại Điều 33.

Điều 24 của Luật An ninh mạng Trung Quốc có nội dung hoàn toàn trùng khớp với Điều 47 nêu trên.

Khi danh tính thực của người dùng lọt vào tay doanh nghiệp và nhà nước, không có gì đảm bảo họ không sử dụng những thông tin này vào những mục đích trái phép, thậm chí gây hại cho người dùng.

4. BẮT BUỘC ĐẶT MÁY CHỦ TRONG NƯỚC VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU RA NƯỚC NGOÀI

Đây là điều đã gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, khi Điều 34 của dự luật Việt Nam yêu cầu "doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải (...) có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Điều 48 của dự luật cũng nói rõ các thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng về an ninh quốc gia phải được lưu trữ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nếu muốn chuyển dữ liệu này ra nước ngoài thì phải đánh giá mức độ an ninh theo quy định của các cơ quan nhà nước có liên quan.

Đây là những quy định mà nhiều người lo ngại rằng sẽ khiến Google, Facebook và các dịch vụ thư điện tử, mạng xã hội, dịch vụ lưu trữ khác phải cuốn gói rời khỏi thị trường Việt Nam.

Thật đáng ngạc nhiên, Điều 37 của Luật An ninh mạng Trung Quốc có cả hai nội dung tương tự như vậy.

Mới đây nhất, vào tháng 6/2017, gã khổng lồ công nghệ Apple đã phải phối hợp với một công ty Trung Quốc để đầu tư mở một trung tâm dữ liệu theo quy định này. Microsoft, IBM và Amazon cũng đã phải làm điều tương tự.

ĐỌC BÀI ĐẦY ĐỦ TẠI: https://bit.ly/2Al1USw

CÁCH VƯỢT TƯỜNG LỬA: https://bit.ly/2Jhzu0J




Không có nhận xét nào