Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHÌN LẠI LỊCH SỬ

NHÌN LẠI LỊCH SỬ Ngày 5/6, 496 đại biểu Quốc hội sẽ đồng loạt biểu quyết thông qua Luật đặc khu, để hợp thức việc bán đất cho Tầu cộng. Bỗng...

NHÌN LẠI LỊCH SỬ
Ngày 5/6, 496 đại biểu Quốc hội sẽ đồng loạt biểu quyết thông qua Luật đặc khu, để hợp thức việc bán đất cho Tầu cộng.
Bỗng nhớ lại lịch sử hào hùng của dân tộc.

Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời vua Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, quân của Trần Quốc Tuấn lúc đó chưa đủ để đối phó nên phải tạm lui binh về Vạn Kiếp để bảo toàn lực lượng. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, bèn cho mời Trần Quốc Tuấn về Hải Dương mà phán rằng:
- Thế giặc to như vậy, mà chống lại chúng thì dân bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?"
Trần Quốc Tuấn liền tâu:
- Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? NẾU BỆ HẠ MUỐN HÀNG, XIN TRƯỚC HẾT HÃY CHÉM ĐẦU THẦN ĐI ĐÃ, RỒI HÃY HÀNG!
Ngay sau đó ông đã tập hợp và xây dựng lại lực lượng, tích cực tổ chức luyện binh, và ngay sau đó chính ông là người đã trực tiếp chỉ huy quân đội đánh tan đại quân Thoát Hoan và các cuộc xâm lược tiếp theo của quân Nguyên-Mông.

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh ruột của vua Trần Thái Tông. Ông được sử cũ mô tả là "thông minh hơn người". 
Năm 1257, lúc đó mới khoảng 25 tuổi, ông đã được Trần Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới để đánh chặn quân Mông Cổ xâm lược.
Tháng 10 âm lịch năm 1283, quân Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, ông được vua Trần Nhân Tông (là cháu ruột ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. 
Năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Ông đã cùng với Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp..., quét sạch quân Nguyên ra khỏi bờ cõi Đại Việt lần thứ nhất.
Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt lần thứ 2. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải ôm đầu máu rút chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm Đại vương. Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp và mất năm 1300. 
Trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "PHẢI KHOAN THƯ SỨC DÂN ĐỂ SÂU RỄ, BỀN GỐC". 
Sinh thời ông còn là người viết các tác phẩm: HỊCH TƯỚNG SỸ, BINH THƯ YẾU LƯỢC, VẠN KIẾP TÔNG BÍ TRUYỀN THƯ, 
là những tác phẩm kinh điển để động viên quân sĩ và về nghệ thuật quân sự...

Nguồn : Anh Hoàng











Không có nhận xét nào