RÚT KHỎI THỎA THUẬN HẠT NHÂN IRAN, TRUMP BẮN MỘT MŨI TÊN TRÚNG NHIỀU ĐÍCH. Việc Trump quyết định rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân vớ...
RÚT KHỎI THỎA THUẬN HẠT NHÂN IRAN, TRUMP BẮN MỘT MŨI TÊN TRÚNG NHIỀU ĐÍCH.
Việc Trump quyết định rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran bất chấp phản đối của nhiều nước theo góc nhìn riêng là một quyết định thể hiện bản lĩnh, thông thái hơn người của Donald Trump trong chiến lược đa mục tiêu để khẳng định điều "nước Mỹ là trên hết".
Thứ nhất, về mặt chính trị, Trump muốn khẳng định với thế giới Trump không phải là một con cá vàng lượn lờ mà Trump là mẫu người "nói là làm" đậm chất phong cách Mỹ. Tiếp đến, với tôn chỉ khi lên làm tổng thống của Trump là "nước Mỹ là trên hết" thì Trump sẽ chứng tỏ mình khác biệt với các tổng thống tiền nhiệm luôn nhún nhường, thiếu quyết đoán để ban hành quyết sách cho nước Mỹ khi những quyết sách này bị đồng minh ngăn cản vì nó làm phương hại đến lợi ích của nước họ nhưng dừng lại thì gây thiệt hại cho nước Mỹ. Với Trump thì sẽ không có chuyện này bởi cái gì phương hại đến nước Mỹ thì phải dẹp bỏ, cụ thể như TPP, Hiệp định Ba lê về chống biến đổi khí hậu toàn cầu, áp thuế nhôm thép và bây giờ là thỏa thuận P5+1.
Cũng về mặt chính trị, việc Trump kiên quyết rút khỏi P5+1 vừa giáng một đòn chí mạng vào quốc gia Hồi giáo Iran, một nước mà chính các tiền nhiệm đã đưa vào trục liên minh ma quỷ nhưng lại nhượng bộ, dung dưỡng nó bằng thỏa thuận JCPOA. Đồng thời Trump đã gián tiếp vỗ mặt Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn, những nước luôn ủng hộ Iran với thông điệp hãy lấy Iran để điều chỉnh hành vi, cách ứng xử với nước Mỹ cho đúng phép, đúng tắc.
Thứ hai, về mặt kinh tế, khi Mỹ rút khỏi JCPOA, các lệnh trừng phạt kinh tế lên quốc gia Hồi giáo này sẽ được Mỹ thực thi mạnh mẽ hơn như đã làm ở Bắc Triều Tiên. Nền kinh tế Iran vốn dĩ đã thảm bại nhiều năm qua càng thêm khốn đốn bởi lệnh trừng phạt này dưới sự giám sát chặt chẽ của Mỹ, Israel, Saudi Arabia... Nguồn thu nhập chính của Iran là dầu mỏ, giờ Mỹ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ của Iran thì khó khăn chồng chất khó khăn. Quốc gia nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu từ Iran lại là Trung quốc. Khi nguồn dầu xuất khẩu từ Iran bị hạn chế, sản lượng dầu thô của Iran sẽ giảm tối đa 800.000 thùng dầu/ngày, giá dầu có thể sẽ tăng cao.
Khi giá dầu tăng, các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ hưởng lợi, Nga và Venezuela cũng là hai nước có tiềm năng xuất khẩu dầu mỏ nhưng sẽ hưởng lợi rất ít khi giá dầu tăng vì Nga đang đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ và EU; Venezuela cũng sẽ bị Mỹ áp lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn.
Khi nguồn xuất khẩu dầu mỏ của Iran bị hạn chế do lệnh trừng phạt của Mỹ, Trung quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất sẽ phụ thuộc vào Mỹ không nhỏ. Bởi hiện nay, ngay cả Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi giàu lên nhờ xuất khẩu dầu thô cũng vẫn mua dầu trực tiếp từ Mỹ. Điều này cho thấy ngành công nghiệp "dầu đá phiến" của Mỹ đang phát triển và ảnh hưởng rất lốn đến thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Kể từ khi việc chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu dầu thô Mỹ vào năm 2015, cùng với mức tăng trưởng mạnh của sản xuất dầu đá phiến hiện nay đã và đang thay đổi dòng chảy dầu thô toàn cầu. Lô hàng từ các cảng Mỹ tăng từ dưới 100.000 thùng dầu/ngày trong năm 2013 lên 1,53 triệu thùng dầu trong tháng 11/205. Dầu Mỹ vươn tới tận Trung Quốc và Anh. Mỹ xuất khẩu khoảng 700.000 thùng dầu nhẹ đến UAE vào tháng 12/2015 và đây là lần đầu tiên nước sản xuất dầu lớn thứ tư OPEC nhập khẩu dầu Mỹ.
Nhập khẩu dầu thô ròng của Mỹ hạ còn dưới 3 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất từ khi dữ liệu được thu thập cách đây 45 năm. Năm 2006, Mỹ nhập khẩu ròng đến 12 triệu thùng dầu/ngày. Mỹ được dự báo sẽ là nước xuất khẩu ròng dầu thô vào năm 2029.
Như vậy, khi nước có trữ lượng dầu mỏ lớn như Iran lại bị cấm xuất khẩu thì sân chơi trên thị trường dầu mỏ sẽ do Mỹ cầm chịch bởi công nghệ độc tôn làm tăng năng suất khai thác dầu là công nghệ đá phiến hiện chỉ có nước Mỹ làm chủ. Rút Mỹ khỏi P5+1 không đơn thuần là xóa bỏ nhà nước Hồi giáo độc tài là Iran đang sở hữu hạt nhân; răn đe Bắc Hàn chớ lật lọng, nuốt lời mà còn là cách làm cho nước Mỹ mạnh lên, làm cho Trung quốc, nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thêm lệ thuộc vào Mỹ bởi công nghệ dầu đá phiến. Khi Trung quóc gặp khó khăn về nhập khẩu dầu mỏ, lòng tham, cuồng vọng sẽ thúc đẩy thèm muốn các mỏ dầu, mỏ khí ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ gia tăng cướp, ép các nước ở khu vực này là Việt Nam, Philppines...điều này sẽ có lý do chính đáng để Mỹ can dự vào nội bộ Biển Đông một cách chính đáng, chính danh, không đơn thuần chỉ với sứ mệnh đảm bảo tự do hàng hải như hiện nay. Tỷ phú làm chính trị luôn khác với chính trị mô phạm, chính trị salon là vậy. /.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào