Tạm dịch từ tạp chí Ngoại giao đăng tải bài viết của Giáo sư Shin Kawashima chuyên về Quan hệ Quốc tế, trường Đại học Tokyo. Hiểm họa từ Một...
Tạm dịch từ tạp chí Ngoại giao đăng tải bài viết của Giáo sư Shin Kawashima chuyên về Quan hệ Quốc tế, trường Đại học Tokyo.
Hiểm họa từ Một vành khăn một con đường của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
Vào tháng 3 năm 2018, Một tổ nghiên cứu thuộc Trung tâm phát triển Toàn cầu, có trụ sở tại Washington, đã công bố một báo cáo hấp dẫn. Họ tuyên bố rằng Trung Quốc đang đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng đối với tài chính của một số quốc gia do các hoạt động viện trợ và cho vay quá mức. Báo cáo tiếp tục liệt kê bảy quốc gia cụ thể có tài chính trong tình trạng nghiêm trọng: Mông Cổ, Lào, Kyrgyzstan, Tajikistan, Maldives, Djibouti và Montenegro.
Khi các nước tiên tiến đưa ra các khoản vay hoặc các hình thức viện trợ, họ thường áp đặt một giới hạn. Điều này ngăn cản việc cho vay quá nhiều . Đối với Trung Quốc, quốc gia này không phải là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cũng không phải là thành viên của Ủy ban hỗ trợ phát triển, một bộ phận của OECD chuyên hoạch định chính sách viện trợ và có thể trình bày các vấn đề rủi ro cho khách hàng vay. Nếu một quốc gia vay mượn đến mức tình hình tài chính có nguy cơ xấu, thì đó là một vấn đề nghiêm trọng. Quốc gia đó sẽ trả nợ như thế nào? Điều này không phải là không hợp lý để nghĩ tới việc quốc gia đó sẽ phải sử dụng đến quyền hạn của mình đối với những mỏ khoáng sản, hải cảng và những cơ sở hạ tầng khác để thế chấp cho việc trả nợ sau này.
Chính sách “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc (OBOR) nhằm mục đích đầu tư một khoản tiền lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực giữa hai con đường tơ lụa, trong nỗ lực hợp nhất chúng để tạo thành một khu vực có kiểm soát. Tuy nhiên, điều này vượt ra ngoài hoạt động kinh tế đơn thuần, nó bao gồm việc thiết lập một loạt các quy tắc, từ trao đổi văn hóa đến sự chuyển động của dòng người di cư.
Nhìn từ quan điểm của các quốc gia tiếp nhận các khoản vay thì sự hỗ trợ của Trung Quốc có một sức hấp dẫn nhất định so với sự hỗ trợ từ các nước tiên tiến khác. Trong lịch sử, sự hỗ trợ từ các nước tiên tiến luôn đi kèm với sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào các lĩnh vực như dân chủ hóa và nhân quyền. Nó cũng có xu hướng liên quan đến các thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian để hoàn thành, và quan trọng là những vấn đề này không giúp cho các quốc gia nhận nợ được vay nhiều tiền hơn. Trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam mà Trung Quốc ưa chuộng cũng cho thấy không cần nghi ngờ thêm nữa, chính sách OBOR Một vành đai một con đường của Trung Quốc không nên được xem xét hoàn toàn từ quan điểm của Trung Quốc. Các quốc gia cuối cùng đã chọn chủ nợ Trung Quốc, điều này sẽ thúc đẩy sự thống trị của Bắc Kinh. Khó mà có thể giải thích đó là những thương vụ thuận mua vừa bán hay cả hai bên cùng có lợi khi mà mối quan hệ phải hoàn toàn dựa vào việc xây dựng niềm tin. Đây là thách thức đầu tiên đặt ra bởi Trung Quốc.
Trong bối cảnh mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia này, bạn có thể lập luận rằng nếu nước kia đã đồng ý, thì vấn đề ở đây là gì? Để tìm một ví dụ trong lịch sử gần đây của một quốc gia đã khiến nó phải sử dụng tới lợi ích quốc gia của chính mình để thế chấp cho những khoản vay quá mức, không đâu xa hơn, đó chính là Trung Quốc. Hành động hiện tại của Bắc Kinh có hiệu quả giống như những hành động mà các cường quốc phương Tây đã chống lại Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ XX. Các quốc gia tiếp nhận việc cho vay quá mức từ Trung Quốc cần phải cẩn thận để tránh theo con đường tương tự để hiện đại hóa. Đó là thách thức thứ hai.
Thách thức thứ ba là liệu Trung Quốc có sử dụng các hình thức hợp tác kinh tế, văn hóa và các hình thức hợp tác khác theo OBOR để đảm bảo an ninh quân sự của mình hay không. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng bởi Trung Quốc, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và hải cảng, sẽ không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế trong khu vực, nó cũng sẽ giúp cải thiện khả năng kết nối trên khắp Á Âu khi mà nhữngcơ sở hạ tầng đó sẽ mang lại lợi ích cho quân đội Trung Quốc, giúp Bắc Kinh đảm bảo những phương tiện an ninh hiệu quả cho giao tiếp và tiếp cận của quân đội trong một kế sách dự phòng.
Chắc chắn Trung Quốc hiện không trực tiếp sử dụng cơ sở hạ tầng này để phòng thủ, căn cứ tại Djibouti và các cơ sở khác đang được sử dụng cho các biện pháp chống cướp biển ngoài khơi Somalia và các hoạt động gìn giữ hòa bình (PKO) tại các khu vực như Nam Sudan . Tuy nhiên, xét về khả năng, cơ sở của Trung Quốc ở Djibouti có khả năng hoàn thành vai trò vượt xa các hoạt động gìn giữ hòa bình và phòng chống cướp biển. Các cơ sở hạ tầng cảng, đường sắt và truyền thông có thể được sử dụng không chỉ cho mục đích kinh tế mà còn cho mục đích quân sự. Trong các trường hợp liên quan đến việc tăng cường khả năng này, các chính quyền sở tại không thể không nghi ngờ nếu Trung Quốc không duy trì một mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình giải thích cho ý định của họ. Và nếu Bắc Kinh làm cho các khoản vay vượt quá khả năng trả nợ của các quốc gia nhận nợ, việc Trung Quốc mua lại quyền kiểm soát tại các cảng sẽ khiến các nước láng giềng hiểu rằng Trung Quốc đang tận dụng khả năng và quyền lực kinh tế của mình để có được những quyền lợi kiểm soát. Những người từ phía Trung Quốc không nghi ngờ gì về những chính sách của chính phủ Trung Quốc, nhưng người Trung Quốc nên xem xét đặt vị trí của họ vào các nước láng giềng khi thiết lập các mối quan hệ hỗ trợ.
Đây chỉ là ba trong số nhiều thách thức trên đường chân trời. Hiện tại các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi xem họ đang làm gì. Để tiếp tục các mối quan hệ đôi bên đều có lợi, quan hệ đối tác, tình bạn hữu hảo và số phận chung, Trung Quốc sẽ cần phải xây dựng niềm tin với các nước khác, củng cố bởi một tình huống thực sự mang lại thắng lợi cho cả hai bên.
Trương Nam Thi
Không có nhận xét nào