Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TAM QUỐC CHÍ

TAM QUỐC CHÍ Những dự đoán ban đầu của tôi và nhiều anh em khác đã dần thành hiện thực khi hơn một năm trước lúc Trump đắc cử, chúng tôi đã ...

TAM QUỐC CHÍ

Những dự đoán ban đầu của tôi và nhiều anh em khác đã dần thành hiện thực khi hơn một năm trước lúc Trump đắc cử, chúng tôi đã nói Mỹ sẽ “Liên Nga Kháng Trung”. Nay đã rõ nét.



Việc bên trong nước Mỹ là công tố viên đặc biệt Mueller đã tiến gần sát đến ghế ông Trump ngồi khi bắt giữ ông Paul Manafort, người từng làm quản lý tranh cử cho Trump vào năm 2016 với cáo buộc ông này tạo điều kiện cho Nga tác động vào bầu cử ở Mỹ.

Việc này có thể làm những người chống Trump vui mừng nhưng thế giới thì không hẳn, việc đẩy Trump vào tường sẽ là một trong các điều kiện đủ để chính phủ Trump dẫn lửa ra ngoài nhanh hơn.

Nhìn qua các bước đi của Mỹ, ta thấy sự chuẩn bị cho chiến tranh đã gần xong. 

Về mặt quân sự, đó là dùng quân phục rừng mưa nhiệt đới thay cho màu cát sa mạc. Là thay tướng, tăng quân, tăng máy bay tàu chiến, mở rộng quyền Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương. 

Về tài chính, Trump thực hiện những động thái “dồn lương tích thảo” để tăng thu cho nước Mỹ, cải tạo việc làm cho dân Mỹ, siết chặt thuế quan và thương mại quốc tế...Rất rõ để nhìn thấy đó là củng cố nội lực cho cuộc chiến dài hơi.

Về mặt nhà nước, dù Quốc Hội Mỹ có nhiều khác biệt với Chính phủ Mỹ trong điều hành chính sách, nhưng riêng về phát triển quân sự và chống Trung Quốc thì ủng hộ nhau. 

Chúng ta thấy rõ ngoài việc chi thêm tiền cho quân đội và phê chuẩn tờ trình của tướng Philip Davidson về chính sách quân sự cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Các nghị sĩ Mỹ gần đây bắt đầu dọn đường dư luận cho việc kêu gọi phải áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, kể cả hủy diệt các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Về đối ngoại, sau khi đàm phán Mỹ-Triều kết thúc, người ta nói Triều Tiên được lợi hơn Mỹ. Nhận xét này đúng nhưng thiếu. Với Mỹ, Triều Tiên chỉ là mối đe dọa từ xa và tranh thủ yên ổn với Triều Tiên chỉ là để ngăn chặn Trung Quốc phá rối. Giá trị địa chính trị, thương mại, kinh tế...của Triều Tiên tổng hợp lại thì thấp điểm hơn Biển Đông và Việt Nam. 

Do đó, kết quả đạt được là một cam kết then chốt “không tấn công nhau” là cái duy nhất Mỹ cần lúc này ở Triều Tiên thì Mỹ đã có. Nó giúp Mỹ rảnh tay hơn ở Biển Đông. Việc còn lại ở Triều Tiên thì Hàn Quốc là vai chính, Nhật Bản và Nga là vai phụ sẽ thực hiện tiếp tục.

Henry Kissinger là người yêu nước và chính sách “Liên Trung Kháng Nga” của ông ngày xưa để tác động cho Mỹ bỏ Đông Dương quay qua Trung Đông để Israel và Mỹ cùng có lợi là điều có thể hiểu được. Hiện nay Israel đã đủ mạnh, Mỹ quay lại liên minh với Nga, “bỏ qua” vấn đề Crimea là điều thấy rõ để lôi kéo Nga tách ra khỏi đồng minh với Trung Quốc trong chính sách Biển Đông là các bước đi tiếp theo. 

Obama dù là người phản đối Trump mạnh mẽ, nhưng ông cũng để lại cho Trump một Cu Ba đã bắt đầu chuyển hoá để Mỹ tạm yên tâm về hàng xóm gần. Như vậy chúng ta thấy các khó khăn đối ngoại quốc phòng của Mỹ đã và đang dần giải quyết. Cu Ba, Triều Tiên và sắp đến là Nga.

Trump và Putin đã lên nghị trình để gặp nhau. Trump sẽ “nhường” Putin trong vấn đề Crimea và khu vực Sirya. Đổi lại là Nga sẽ chấm dứt đồng minh Biển Đông với Trung Quốc, cùng Hàn Quốc ổn định Triều Tiên là các nội dung cho cuộc gặp tới đây.

Về các đồng minh tư bản thì chuẩn bị đã lâu chứ không phải hôm nay. Từ việc thủ tướng Anh David Cameron có chính sách thân Trung Quốc phải từ chức để bà Theresa May cứng rắn hơn thay thế cho đến ngày hôm nay Anh, Pháp gửi tàu chiến đến Biển Đông là một sự chuẩn bị lâu dài bài bản để phối hợp chính sách với Mỹ. 

Các bất đồng thương mại của Mỹ và G7 gần đây làm người ta lo ngại sẽ ảnh hưởng đến liên minh chống Trung là ít có cơ sở. Với tư bản, mâu thuẫn trong kiếm tiền chỉ là mâu thuẫn ngắn hạn, còn đồng minh kháng Trung là hợp tác dài hạn. Họ không phải tư duy nông dân như VN để vì giành ăn miếng nhỏ mà bỏ qua lợi ích dài lâu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa rồi đi G7 không gặp được thủ tướng Canada là một ví dụ. Dù đang cãi nhau với Trump nhưng thủ tướng Canada vẫn là đồng minh chính sách với Trump trong đối ngoại với châu Á. Ủng hộ kinh tế cho VN thì tư bản đã tạm dừng, đối ngoại quốc phòng cho khối thì Trump là đại diện, thể chế Việt-Canada thì khác nhau quá xa. 

Bối cảnh như vậy thì hai bên gặp nhau để làm gì ?

Việc Trump thông báo dừng tập trận chung với Hàn Quốc mà không rút quân nó có hai cái lợi. Cái lợi trước tiên là Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Thái Bình Dương rảnh tay để tập trung vào Biển Đông, cái lợi thứ hai là lực lượng ở đây vẫn là lực lượng có thể tăng cường ngay cho Biển Đông khi cần (thế ỷ giốc). Sau cùng là vẫn giám sát được Triều Tiên thực thi tuyên bố chung.

Trong một tháng qua, bộ trưởng quốc phòng các nước đồng minh trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đã đến Việt Nam họp bàn cho thấy các bước đi hợp tác đã đi vào chi tiết. Nó cũng song hành với các bước đi mạnh mẽ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sau cùng, tôi muốn nhắn nhủ với “khối xem trọng tình hữu nghị với Trung Quốc” trong đảng CSVN, cụ thể là do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là đại diện, hãy tỉnh lại. Chỉ mới đây thôi, họ lại tập trận và Bộ Ngoại Giao VN phản đối. Chúng ta phản đối xong chưa đến 24h thì họ đưa thêm tên lửa ra đảo Phú Lâm.

Trong bối cảnh các hợp tác chiến lược với đồng minh như vậy, người ta bắt giữ Will Nguyễn và làm căng thẳng sự việc lên. Trong khi trước đây cùng lắm thì là bắt giữ điều tra vài ngày rồi âm thầm trục xuất.

Sự thay đổi hình thức xử lý này có một phần lý do vì không muốn biểu tình bùng nổ lớn hơn. Nhưng hi vọng rằng ông Tô Lâm đủ tỉnh táo để không làm Mỹ vì thế mà phải xem xét lại “chính sách đồng minh” với Việt Nam. 

Bộ Chính Trị đã bắt đầu phải đối diện với mâu thuẫn nội tại trong lòng thể chế và đất nước, đó là ổn định chính trị cho đảng hay hội nhập để bảo vệ chủ quyền quốc gia. 

Bộ phim “Tam Quốc Chí” sẽ chính thức khởi chiếu sau khi Mỹ gặp Nga.

H.M

Không có nhận xét nào