Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Thiên Tai Hay Nhân Tai?

Thiên Tai Hay Nhân Tai? Chiều nay, Hà Giang đang xảy ra một trận lũ quét và lũ ống gây ra nhiều thiệt hại về người và của, thống kê thiệt hạ...

Thiên Tai Hay Nhân Tai?

Chiều nay, Hà Giang đang xảy ra một trận lũ quét và lũ ống gây ra nhiều thiệt hại về người và của, thống kê thiệt hại tới thời điểm này vẫn chưa có. Chi Mai xin mọi người hãy quan tâm và hướng về đồng bào của mình đang gặp tai họa đau buồn này. Và có thể chia sẻ trong khả năng của mình đến đồng bào đang gặp nạn.



  Chuyện gì nói cần phải nói!

  Hà Giang là một tỉnh phía Bắc, địa hình nhiều đồi núi và rất dể xảy ra lũ ống và lũ quét. Nhưng nếu là thiên tai thì chỉ cầu nguyện vì số trời đã định, Nhưng đây là không hoàn toàn phải bởi thiên tai, hay còn nói thẳng ta là Nhân Tai thì đúng hơn.

Trước những sai phạm nghiêm trọng trong xây dựng của công ty CP Thủy điện Sông Miện 5, UBND tỉnh Hà Giang đã yêu cầu các cơ quan địa phương kiểm điểm, kỷ luật cá nhân sai phạm
Trước việc Thủy điện Sông Miện 5 xây vượt thiết kế và tích nước vượt quy định an toàn cho phép, mới đây, một số hộ dân thôn Lũng Pù, xã Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) đã có đơn kêu cứu gửi chính quyền và các cơ quan báo chí bày tỏ lo ngại về việc nhà máy thủy điện tích nước cao hơn quy định cho phép. Với công trình tích vượt quy định gần 4,5 triệu m3, nếu xảy ra vỡ đập thì chắc chắn sẽ “cuốn trôi” toàn bộ thành phố Hà Giang.

 Có thể nói, hiện nay, Chưa có thống kê ở Hà Giang có bao nhiêu đập thủy điện, mỗi thủy điện trong hệ thống bậc thang được hứng nước cho một diện tích lưu vực nhất định.

Việc tích nước trong mưa lũ ban đầu của từng thủy điện làm thay đổi thời gian, lưu lượng thoát tự nhiên.

Khi các thủy điện đầu nguồn theo thứ tự xả nước chống vỡ đập xuống hồ chứa thủy điện cuối cùng của bậc thang, buộc thủy điện này phải xả với lưu lượng, vận tốc nước lớn hơn nhiều so với lượng nước mưa tự nhiên để tránh vỡ đập, dẫn đến lũ chồng lũ cho hạ lưu là điều tất yếu.

Chưa kể đến cao độ đập tràn với tham vọng tích nhiều nước để tăng hiệu suất khai thác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian xả lũ của đập và làm tăng lưu lượng, vận tốc nước, tăng ngập lụt hoặc sinh ra lũ quét hạ lưu.

Hiệu ứng domino do tăng lưu lượng xả lũ của từng đập thủy điện trong hệ thống bậc thang cộng dồn đến đập của nhà máy thủy điện cuối cùng, buộc phải xả để tránh vỡ đập là nguyên nhân lũ chồng lũ.

Trường hợp xã lũ hàng năm ở Việt Nam gây ra hàng trăm người chết bởi sự thiếu kinh nghiệm trong việc dự báo và phòng chống thiên tai, nhưng một phần bởi sự quy hoạch yếu khi để thủy điện hoạt động không dựa trên một sự tính toán khoa học và thiếu hợp lý, chính vì sự quản lý yếu kém như thế, thì Hà Giang cũng nằm trong vòng nguy hiểm, nếu không tính toán đúng thì không những là nguy cơ xóa sổ Hà Giang mà còn có thể cả vùng Tây Bắc, Trung Bộ ảnh hưởng không nhỏ khi hàng năm thiệt hại quá lớn.

  Cộng thêm sự chặt phá rừng và khai thác rừng triệt để, phá vở hệ thống phòng những trường hợp mưa lớn sẽ rút nước, một phần làm giảm lưu lượng nước khi đổ xuống vùng hạ lưu, nếu rừng được phủ xanh thì nguy cơ thiệt hại sẽ giảm được rất nhiều.

  Kết luận: Nguyên nhân Hà Giang hôm nay không phải là trường hợp hiếm hoi, mà hàng năm Việt nam chúng ta là nước nhiệt đới,điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn khi các hồ thủy điện xả mang tính chất cộng hưởng,  mưa cũng rất lớn cộng thêm vùng bão đi qua khi vào biển đông, địa hình đồi núi  nhiều nhưng bị trộc do chặt phá rừng, cộng nhiều đập thủy điện lo sợ vở đập xả lũ vô tội vạ, thì mới có chuyện Hà Giang đau lòng như hôm nay.

Nhất Chi Mai 
   24-6-2018

Không có nhận xét nào