VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ - CUỘC BIỂU TÌNH Ở THIÊN AN MÔN Mặc dù kết cuộc của phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ của sinh viên Trung Quốc vào nă...
VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ - CUỘC BIỂU TÌNH Ở THIÊN AN MÔN
Mặc dù kết cuộc của phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ của sinh viên Trung Quốc vào năm 1989 là một thảm kịch. Nhưng cách tổ chức biểu tình của họ đã để lại cho thế hệ sau những bài học quý giá.
Một trong những thành công lớn của sinh viên Trung Quốc ở quảng trường Thiên An Môn là vận động dư luận quốc tế rất thành công. Hầu hết báo chí quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới chính thức lên tiếng hỗ trợ cuộc đấu tranh của họ và lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Tại sao sinh viên Trung Quốc vận động dư luận quốc tế thành công? Hầu hết ban tổ chức là sinh viên thuộc Đại học Bắc Kinh, Bejing University, một đại học lớn khá nổi tiếng có nhiều sinh viên nước ngoài theo học.
Cách tổ chức biểu tình của họ khá quy mô và có vẻ quân sự hóa. Họ có các chức vụ chỉ huy như “Chỉ Huy Trưởng” quảng trường Thiên An Môn là cô Chai Ling, một thủ lãnh sinh viên khác là anh Wuer Kaixi rất hung hăn khi tranh luận với lãnh tụ nhà nước Trung Cộng v.v.
Các sinh viên mời báo chí và sinh viên nước ngoài tham dự cuộc biểu tình ở Thiên An Môn. Những người rành tiếng Anh hộ tống các phóng viên nước ngoài và thông dịch giải thích cặn kẽ các diễn biến.
Chính vì vận động dư luận thế giới thành công nên báo chí nước ngoài trở thành cái loa khuếch đại cho cuộc đấu tranh này. Phong trào đấu tranh của sinh viên Trung Quốc lan rộng trên khắp thế giới. Trong nội địa Hoa Lục quần chúng và công nhân viên các công sở xí nghiệp cũng ồ ạt xuống đường.
Một trong những biểu tượng làm dư luận quốc tế có thiện cảm với phong trào đấu tranh là bức tượng "Nữ thần dân chủ" (Goddess of Democracy) phỏng theo bức tượng Nữ Thần Tự Do ở New York. Tuy nhiên đây cũng là con dao 2 lưỡi vì bức tượng này đối diện với hình của cha già dân tộc của Tàu Cộng ông Mao Trạch Đông. Nhà cầm quyền Trung Cộng cho đó là một sự thách thức hỗn xược cần phải trừng trị.
Khi nhà cầm quyền Trung Cộng tàn sát những người đấu tranh và dập tắt ngọn lửa tự do dân chủ này. Phần đông các thủ lãnh sinh viên đã thành công trốn thoát qua đường dây bí mật để đến Hồng Kông.
Một trong những xung đột ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng khi ấy là Tổng Thống cha George HW Bush đã ra lệnh Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh phải cứu giúp những người đấu tranh sống sót đang bị săn đuổi ở Hoa Lục.
Đại Sứ Hoa Kỳ khi ấy là James R. Lilley một cựu điệp viên CIA chuyên nghiệp có hàng chục năm hoạt động ở Á châu và nói rành tiếng Mandarin. Đại Sứ Lilley cho phép 2 thủ lãnh lão thành của phong trào đấu tranh thủa ấy là nhà vật lý thiên văn Fang Lizhi và giáo sư vật lý Đại học Bắc Kinh Li Shuxian vào tỵ nạn chánh trị ở Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ.
Lính Trung Cộng bao vây Tòa Đại Sứ Mỹ mấy tháng trời để tìm bắt 2 vị Fang Lizhi và Li Shuxian. Về sau vì sự cương quyết của chính quyền George HW Bush nên Trung Cộng đã nhượng bộ để Fang Lizhi và Li Shuxian ra đi. Đại Sứ James Lilley đã ngồi cạnh hộ tống 2 người hùng đấu tranh trong đoàn xe ngoại giao để ra phi trường đi tỵ nạn ở nước ngoài.
Một phong trào tự do dân chủ nở rộ chỉ một thời gian ngắn ở Hoa Lục và chấm dứt trong biển máu làm bao người kính phục. Vận động quốc tế là một trách nhiệm quan trọng trong mọi cuộc đấu tranh để sống sót và chiến thắng ở đường dài.
Bong Lau
Không có nhận xét nào