Về sử kiện nhà Minh phong chức cho vua Lê Thế Tông Nếu bạn đọc sử nước ta, thì sau khi quan quân vua Lê chúa Trịnh đánh đuổi được họ Mạc vào...
Về sử kiện nhà Minh phong chức cho vua Lê Thế Tông
Nếu bạn đọc sử nước ta, thì sau khi quan quân vua Lê chúa Trịnh đánh đuổi được họ Mạc vào những năm cuối 1590s, vua Lê cùng quan quân đã 2 lần lên biên giới để xin nhà Minh phong chức. Và theo sử ta, thì lần đầu do quân Minh thác cớ, dây dưa nên việc phong chức không xong. Rồi lần 2 việc thành. Tức là theo sử ta (bộ Đại Nam Thực Lục Tập 1 phần chúa Nguyễn Hoàng):
1. Lần đầu tiên vào mùa hạ tháng 4 năm Bính Thân 39 (1596) khi phái đoàn vua Lê lên biên giới ải Trấn Nam Quan để cầu xin việc phong vương, bên nhà Minh đã thác cớ không đúng hẹn, nên phái đoàn nhà Lê phải quay về.
2. Lần thứ hai vào mùa xuân tháng 2 năm Đinh Đậu 40 (1597), phái đoàn vua Lê lại lên biên giới và được nhà Minh chấp nhận việc phong vương, từ đấy hai bên qua lại cùng nhau.
Vậy bộ Minh Thực Lục 明實錄 bên Tàu đã viết ra sao ? Hoàn toàn khác bạn ạ. Theo bộ Minh Thực Lục:
****
1. Về sử kiện lần đầu năm 1596, nó được chép trong bộ Minh Thực Lục 明實錄 phần Thần Tông Quyển 298 năm Vạn Lịch 24 Tháng 6 ngày 13 (卷二百九十八 萬曆二十四年六月/13日), tức là ngày 8 tháng 7 năm 1596 dương lịch.
Bạn đọc phần tiếng Anh tại đây >> http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/wan-li/year-24-month-6-day-13.
Bạn đọc phần Hán ngữ tại đây >> https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=945988, phần 30 bắt đầu từ đoạn 己酉先是安南.
Theo Minh Thực Lục, thì lý do cho sự thất bại của lần đầu này là từ phía Việt tự ý bỏ đi. Ấy là khi này, lúc phái đoàn vua Lê đang đợi bên cửa ải, chính chúa Trịnh Tùng trong một đêm gởi đến bốn (4) hỏa tốc đòi vua Lê về, và phái đoàn vua Lê ngay trong đêm mưa đã bỏ về gấp. Lý giải cho điều này, các thám tử nhà Minh cho biết đây là do chúa Trịnh Tùng khi ấy lo ngại nếu nhà Minh phong chức cho vua Lê Thế Tông (trong Minh sử chép tên ngài là Lê Duy Đàm - Li Wei-tan - 黎維潭), chúa Trịnh sẽ khó lòng mà giành được ngôi vua. Nên ở đây là do chúa Trịnh Tùng lo ngại mà kêu vua Lê về, chứ bên Minh còn đang trong vòng suy xét, không thác cớ gì mà không tiếp quan quân nhà Lê cả.
Mà đáng ngờ hơn nữa, là sử Việt cũng đã "giấu" luôn một việc khác trong chuyến cầu phong này, ấy là quan quân nhà Lê đã đem luôn cống vật "người vàng" 代身金人 (đại thân kim nhân - người vàng thay người) để cống cho nhà Minh, chứ không chỉ có nhẹ nhàng là "hai quả ấn mực cũ, 100 cân vàng, 1.000 lạng bạc" như đã viết. Và nhà Minh đã xét thử người vàng này luôn trong dịp này.
Và ngoài lý do quan quân nhà Lê tự ý mà bỏ về gấp, nhà Minh cũng nêu luôn lý do là họ cần tìm hiểu tại sao quan quân nhà Lê khi trước thông báo kim ấn 金印 (ấn vàng) (Brian chú - chắc là ấn vàng do nhà Minh ban cho nhà Mạc) bị mất tại Thanh Hóa, mà nay lại nghe đồn là nó vẫn đang được dùng bởi quan quân nhà Lê trong nước Việt ?
Nên vì 3 lý do trên, tức là kim ấn có mất thật không, chúa Trịnh Tùng có phải là người giật dây đằng sau các mưu đồ chính trị không, tại sao phái đoàn vua Lê lại bỏ về gấp trong đêm, mà nhà Minh đã sai các quan lại tỉnh Quảng Tây tra xét và báo lại cho triều đình nhà Minh để hiểu rõ thêm là nên giải quyết sử kiện này ra sao.
Vậy trong sử kiện lần đầu tiên cầu phong này, theo sử Việt thì nhà Minh thác cớ "hiện nay người xưng là vua Lê tức là người họ Trịnh chứ không phải con cháu nhà Lê" (Đại Nam Thực Lục Tập 1 Quyển Nguyễn Hoàng), còn theo sử nhà Minh Trung Quốc, thì chính do sự bỏ đi đột ngột của quan quân nhà Lê đã kích khởi (trigger) việc nhà Minh dò la tin tức để hiểu rõ tình hình. Hai lý do này hoàn toàn khác nhau đúng không bạn ?
Lẫn sử Việt "bỏ quên" phần cống người vàng trong lần đầu cầu phong này và nhẹ nhàng viết là "Vua Lê trước sai bọn thị lang Phùng Khắc Khoan đem hai quả ấn mực cũ, 100 cân vàng, 1.000 lạng bạc, cùng vài chục kỳ lão trong nước cùng đến cửa quan." đó bạn.
****
2. Về sử kiện lần hai năm 1597, nó được chép trong Minh Thực Lục 明實錄 phần Thần Tông Quyển 315 năm Vạn Lịch 25 Tháng 10 ngày 17 (卷三百十五 萬曆二十五年十月/17日), tức là ngày 25 tháng 11 năm 1597 dương lịch.
Bạn đọc phần tiếng Anh tại đây >> http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/wan-li/year-25-month-10-day-17
Bạn đọc phần Hán ngữ tại đây >> http://hanchi.ihp.sinica.edu.tw/mqlc/hanji_book?2^134705769^0211001^DD125MSL0110005888
Sử ta viết rất nhẹ và ngắn gọn "Đinh dậu, năm thứ 40 [1597] mùa xuân, tháng 2, nhà Minh lại sai ủy quan là Vương Kiến Lập đến cửa quan báo tin để hội khám. Chúa lại theo hầu vua Lê đến cửa quan, cùng với Vương Kiến Lập và Trấn Đôn Lâm làm lễ giao tiếp hội khám, gặp nhau rất vui vẻ. Từ đấy Bắc Nam lại thông hiếu." (Đại Nam Thực Lục tập 1 quyển Nguyễn Hoàng). Nhưng chắc bạn đọc thì chả hiểu tại sao nhà Minh lại "thông hiếu" cùng nhà Lê Trung Hưng.
Ngược lại, sử Minh đã cho ta biết tại sao nhà Minh đã chấp thuận cho sự cầu phong này.
Ấy là theo nhà Minh:
. Vùng đất An Nam là một vùng đất xa xôi, đất đai chẳng dùng được cho việc gì.
. Phái binh lính đi đánh nơi xa này (Brian chú - chỉ An Nam) chẳng có lợi gì cho triều đình.
. Tiền lệ của triều đình từ trước đã phong chức cho bọn ngụy (偽) là Lê Lợi (Li Li - 黎利) và Mạc Đăng Dung (Mo Deng-yong 莫登庸), là những người soán ngôi (tức là Lê Lợi soán ngôi nhà Trần, Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê). Nên nếu tiền lệ triều đình (nhà Minh) đã biết những người này soán ngôi mà vẫn làm ngơ và phong chức cho họ, thì một người hoàng gia nhà Lê (Brian chú - tức là có tính chính thống thừa hưởng ngôi vàng hơn cả hai ngài Lê Lợi và Mạc Đăng Dung) đã "trung hưng" nên được giải quyết ra sao ? Theo triều đình nhà Minh, giải pháp đúng đắn là phong chức cho ngài Lê Duy Đàm và cũng cùng lúc đó, cho nhà Mạc giữ đất Cao Bằng để thờ ông bà.
Tại sao lại có giải pháp này ? Thì trong phần này có một câu cho ta biết chút về điều này, ấy là thời nhà Mạc trị vì, nhà Mạc cho (an thự 安置) con cháu nhà Lê được ngụ cư tại vùng đất sông Tất Mã (漆馬江 - tức sông Mã vùng Thanh Hóa ngày nay), tức là đoạn "之安置黎子孫于漆馬江". Nên khi mà nhà Mạc thất thủ, nhà Minh vì sự thần phục của nhà Mạc cả chục năm, cũng đem lý do là do nhà Mạc đã đối xử như vậy với con cháu nhà Lê, nên nhà Minh cũng yêu cầu nhà Lê Trung Hưng cần đối xử lại như vậy với con cháu nhà Mạc, tức là cho con cháu nhà Mạc nắm giữ Cao Bằng để mà cúng bái ông cha nhà Mạc.
Như vậy, ngoài cái lý do "nhường đất cúng bái" trên ra (mà bạn đọc sử Việt đâu có điều này đâu đúng không, toàn là nhà Mạc hối lộ cho bọn quan quân Minh cả), đoạn Hán ngữ trên còn đặt ra một vấn đề khác mà xem ra sử Việt chưa thấy ai đụng tới, ấy là có hay không việc nhà Mạc cho (hoặc dồn) con cháu nhà Lê được (hoặc đến) ngụ cư ở vùng sông Mã Thanh Hóa bạn nhỉ ?
Có thể nhà Minh muốn nước Việt lúc nào cũng trong tình trạng chinh chiến và suy yếu, nên họ đưa ra các lý do này (nhường đất cúng bái). Nhưng xem ra họ xem cả ngài Lê Lợi lẫn ngài Mạc Đăng Dung đều là ngụy, và họ coi nhà Lê tranh lại đất từ nhà Mạc, cũng như việc nhà Mạc đã lấy đất từ nhà Lê, chắc không hơn gì nhau cả, và họ coi việc "nhường đất cúng bái" cho nhà Mạc cũng như việc nhà Mạc đã cho con cháu nhà Lê được ngụ cư ở đất sông Mã Thanh Hóa. Nhưng trong sử ta, thì hóa ra lý do nhà Minh cho nhà Mạc cai trị đất Cao Bằng là do sự quan quân nhà Minh ăn hối lộ, nhưng còn việc trước đó, có hay không thời Mạc, con cháu nhà Lê được cho đi an cư ở khu sông Mã Thanh Hóa thì không thấy ai nghiên cứu nhỉ ?
Mà ví dụ nếu ai đó mà tìm về sử và đem ra câu hỏi là nhà Mạc đã có cho con cháu nhà Lê được ngụ cư ở vùng sông Mã, Thanh Hóa, thì có ai khen là nhà Mạc hơn nhà Trần thời xưa lập mưu giết hết dòng họ Lý không nhỉ ? Và đáng ra con cháu nhà Lê cũng còn có chút gì nên nhớ ơn nhà Mạc chứ nhỉ ?
****
Vậy đọc đoạn sử kiện phong chức này, mình xin tóm gọn lại 3 điều sau:
1. Con cháu nhà Lê (thời Lê Trung Hưng) vẫn đem người vàng mà cống nhà Minh khi cầu phong bạn nhé. Chỉ có sử nước ta viết nhẹ nhàng mà "quên" vụ này thôi (mặc dù làm rất to việc nhà Mạc dâng người vàng). Bạn muốn hiểu thật rõ về lệ cống người vàng này, đọc luôn tại đây >> http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/VanhocVietNamtrungdai/tabid/102/newstab/305/Default.aspx.
2. Sử nhà Minh (ít nhất là trong một đoạn thời Vạn Lịch), gọi cả ngài Lê Lợi và Mạc Đăng Dung đều là ngụy (偽) bạn nhé, vì họ cho rằng ngài Lê Lợi cũng chả hơn gì ngài Mạc Đăng Dung cả, ấy tức là cả 2 đều soán ngôi vua của các triều đại chính thống mà thôi.
3. Sử ta không viết gì về lễ "hội khám" năm 1597 ra sao. Nhưng chắc là khi nhận Thánh Chỉ nhà Minh, từ vua xuống tới quân nhà Lê đều quỳ xuống mà lạy hết bạn ạ. Nên chắc là ngài Nguyễn Hoàng, vị anh hùng mở cõi miền Nam Việt Nam, cũng quỳ thôi khi theo nhóm quan quân nhà Lê lên xin nhà Minh cầu phong. Ngài Nguyễn Hoàng đã 2 lần theo vua Lê lên biên giới mà xin việc cầu phong, nên chắc ngài đã chứng kiến việc cống người vàng lẫn đã quỳ trước Thánh Chỉ của nhà Minh đó bạn.
Vậy có khi bạn xem bức hình ngài Mạc Đăng Dung quỳ lạy bức Thánh Chỉ này, bạn nghĩ là sự nhục quốc thể, nhưng không chừng chính các vị vua quan nước Việt xưa trong cuộc thời bấy giờ chả ai thấy đó là sự nhục cả. Trái lại, họ còn coi đây là lá bùa hộ mạng cho sự chính thống trong việc nắm giữ vương quyền của họ.
Nên bạn nhìn tấm hình quỳ lạy này, đừng chỉ nghĩ có nhà Mạc quỳ lạy Thánh Chỉ nhà Minh, mà không chừng chính chúa Nguyễn Hoàng, người anh hùng mở cõi miền Nam, cũng lạy nó đó bạn. Còn nhà Lê Trung Hưng thì khỏi nói, lạy là chắc rồi.
Mà hiện nay trên Faceboo, mình thấy nhiều người phê bình lịch sử Việt Nam lắm, nhưng mình chưa thấy ai đặt câu hỏi rằng, nếu chính bản thân các sử gia Việt Nam xưa nay khi họ viết sử, họ còn viết thiên vị kiểu theo triều đại này triều đại nọ (và có khi họ viết bậy cả sử kiện), rồi các dịch giả Việt Nam cận đại có thể dịch bậy cả sử (mình không cần nói là ai chắc bạn cũng đã biết), và phần lớn người việt chả hề biết Hán ngữ, chả hề biết Anh ngữ (hoặc Pháp ngữ), thì tại sao những người Việt hiện nay lại nghĩ rằng họ đã đủ "kiếm khí" để mà phê bình sử Việt nhỉ ? Có bao giờ một nhóm người trong tòa ngục tù ABC nào đó, lại có thể khách quan mà phán xét về lịch sử của tòa ngục tù ABC trong khi họ đang bị nhốt trong tòa ngục tù này không nhỉ ?
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
P.S.1: Về đoạn Hán ngữ lần thứ 2 này, mình xin cọp dê lại để bạn lưu trữ vì đoạn đầu "先是安南國本属陳氏為黎季犛" thuộc trang trước nên bạn có thể đọc mà không hiểu.
****
Formerly, the country of Annam was under the Chens, but power was then usurped by Li Ji-li. Later Mo Deng-yong took advantage of the Lis being in straitened circumstances, seized power and settled the Li male descendants at Qi-ma River. Mo was subsequently appointed as Commander. At this time, the Mos fortunes had waned and Li Wei-tan had taken the title of the former rulers. Then, with the favour and support of the people of the country, he drove off the Mo descendants and took control of their former territory. Wei-tan then put on a black cap and white robes, bowed and prostrated himself and humbly presented a figure representing his corpse, and together with all the ministers and elders of the country, presented a memorial admitting his crimes and requesting that he be allowed to inherit the Southern border, employ the Court's calendar and offer tribute to the Court. The Censor-in-chief Chen Da-ke, supreme commander of Guang-dong/Guang-xi, advised of this. The ministry re-submitted the memorial, noting: "In controlling Annam, the state has established patterns. When Li Li craftily established himself as ruler, how could the Xuan-de Court, in its eminent perspicacity, not have known that Li was making false statements? Yet, it did not find it difficult to abolish the prefectures and counties which had been established and appoint him to rule. Then, when [Mo] Deng-yong falsely claimed that there were no Li descendants, how could the Court of Shi-zong, with its sagacious judgement, have not known that Mo had usurped power. Yet, it did not find it difficult to withdraw the stationed troops and appoint him as head of the Commandery. It was truly considered that that place with its rocky fields is of no use and there was no desire to labour the troops in far-away places. Given that fakers and usurpers have been approved in the past, how should a real member of the ruling family who has been restored be treated? It is requested that the title be conferred upon Wei-tan and that he be ordered to govern the region, to restrain the people and make arrangements for the Mos in Gao-ping, so that those few remaining can continue the ancestral sacrifices. This arrangement would certainly be appropriate." An Imperial order was issued approving the appointment of Li Wei-tan as Annam Commander, and requiring that Imperial instructions be written and a seal cast, so that he could govern the region and long respect the civilizing influences of the Court.
先是安南國本属陳氏為黎季犛所篡後莫登庸者復乗黎式微攘而奪之安置黎子孫于漆馬江莫氏遂為都統制至是莫運中衰黎惟潭執故主之名義因國人之推戴驅逐莫裔奄有舊土惟潭皂帽縞衣繫組匍伏恭進範身代死舉國臣耆奉辭服罪乞嗣服南荒奉正朔修職貢縂督兩廣都御史陳大科以聞部覆國家制馭安南自有成法當黎利詭立後以 宣廟之英明豈不知黎之偽而不難捐已成之郡縣授之權署及登庸詭黎無後以 世廟之睿斷豈不知莫之篡而不難觧已屯之將旅授之都統誠念此石田無所用之不欲勤兵于遠耳夫偽與篡猶許之况其真而恢復者乎請授惟潭以名號令其統轄地土約束人民安莫氏于高平俾一綫猶存血食處置之法固宜尔也淂旨黎惟潭准授安南都統使仍寫勑諭并與鑄印俾轄治一方永遵王化
****
Không có nhận xét nào