[ĐẤT ĐAI VIỆT NAM - NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ] Nhắc tới đất đai và luật đất đai ở Việt Nam thì thế nào cũng gây phẫn nộ vì nó ảnh hưởng tới tất cả ng...
[ĐẤT ĐAI VIỆT NAM - NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ] Nhắc tới đất đai và luật đất đai ở Việt Nam thì thế nào cũng gây phẫn nộ vì nó ảnh hưởng tới tất cả người dân, nhất là những người nông dân. Khác với những nước khác, Việt Nam có một hệ thống đất đai vô cùng phúc tạp và rườm rà, ngay cả người viết bài này cũng không biết bắt đầu từ đâu.
1. Điều đầu tiên bạn cần biết là vì Việt Nam là một nước CNXH cho nên không có khái niệm tư hữu. Theo hiến pháp, đất đai là của toàn dân, nhà nước đại diện quản lý.
2. Ở các nước khác có cái gọi là hệ thống đăng ký đất, lưu toàn bộ thông tin về người sở hữu. Ở Việt Nam thì không có cái này.
3. Cái cuốn sổ đỏ ghi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất." Nó chỉ cho người dân quyền sử dụng. Về thực tế thì đó là tư hữu nhưng về mặt pháp lý thì không.
4. Dù đã là năm 2018 với công nghệ tiên tiến, cơ quan Tài Nguyên Môi Trường vẫn làm việc bằng giấy tờ. Người sở hữu đất được cấp Sổ Đỏ, mất là phải đi làm lại rất tốn tiền bạc và công sức. Ở xứ tiên tiến thì chỉ cần lên trang web là tìm ra, cho nên gần như không có khái niệm "Cuốn Sổ Đỏ" vì mọi thông tin được lưu trên server.
5. Đất đai Việt Nam được chia làm 2 loại: nông nghiệp và phi nông nghiệp. Rồi sau đó được phân tiếp thành 1 trong 18 loại, làm mọi thứ thêm rườm rà.
6. Nếu bạn có đất nông nghiệp và muốn biến nó thành đất thổ cư để xây dựng và sinh sống, bạn phải đóng cái thuế tên "Thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất." Đây là loại thuế độc nhất vô nhị chỉ có ở xứ CNXH. Mục đích là để bảo vệ đất nông nghiệp nhưng vô tình kìm nén sự đô thị và công nghiệp hóa.
7. Giờ bạn là nông dân có miếng đất trồng lúa, bạn muốn xây cái nhà máy, bạn phải trước tiên đi đóng thuế để chuyển đổi loại đất đó. Ước tính tầm 1-2tr tùy vùng. Thường thì người nông dân không có tiền nên họ phải bán bớt đất trước để có tiền chuyển đổi.
8. Thuế chuyển đổi đất cũng làm cho chi phí xây dựng và phát triển đắt hơn. Tại sao cũng một miếng đất, nếu muốn xây nhà thì phải tốn thêm tiền cho thuế và chi phí hành chính?
9. Đất nông nghiệp có giá trị rất thấp và có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Cho nên người nông dân không thể đem mảnh đất đó để thế chấp ngân hàng vay vốn, vì nó có giá trị giảm dần. Đây là điều trái nghịch với các nước khác, nơi người nông dân có thể tận dụng mảnh đất của mình để vay vốn và đầu tư.
10. Vì không có tư hữu và đất có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào, nhiều nông dân bỗng nhiên bị quy hoạch và mất đất rồi không được đền bù. Với sự lộng hành của các doanh nghiệp bất động sản cấu kết, ngày càng nhiều tình trạng này xảy ra. Đất Thủ Thiêm ở Quận 2 là ví dụ.
11. Đất đai có thể bị dính quy hoạch theo kế hoạch của chính quyền địa phương. Ví dụ, họ quy hoạch khu A là sẽ xây dựng khu nhà ở, rồi họ cứ để đó. Dân ở đó không được cấp sổ đỏ, không được xây nhà và làm bất cứ điều gì. Quy hoạch có thể kéo dài cả chục năm hoặc hơn mà không thông báo.
12. Buôn đất là ngành kiếm tiền nhanh nhất ở Việt Nam. Cho nên đa số các đại gia đều xuất thân từ ngành bất động sản. Một mảnh đất nông nghiệp, doanh nghiệp cấu kết với chính quyền rồi thu hồi, đền bù cực thấp, rồi biến nó thành đất thổ cư, tự nhiên mảnh đất có giá 500k/m3 trở thành 23tr/m2.
13. Khi bạn mua Chung Cư ở Việt Nam, bạn được cấp Sổ Hồng nhưng không được cấp Sổ Đỏ. Nghĩa là bạn được sở hữu nhà nhưng không được sở hữu đất. Vậy là nghĩa gì?
14. Khi bạn mua Chung Cư, xác suất cao là phải chờ một thời gian mới được cấp Sổ Hồng - giấy sở hữu nhà. Lý do là nhà đầu tư đã đem giấy đó thế chấp ở ngân hàng nên bị trì hoãn. Nếu không thì là vô số lý do khác như chưa đóng đầy đủ thuế, xây dựng không đúng giấy phép hay làm sai quy định. Bạn là người bỏ tiền nhưng vẫn gánh chịu rủi ro.
15. Đất đai là lĩnh vực gây tham nhũng và phiền phức nhiều nhất cho người dân. Không ai làm Sổ Đỏ mà không phải hối lộ cho quan chức. Việc bị thu hồi đất là nguyên nhân dẫn đến nhiều xung đột nhất giữa người dân và chính quyền.
Kể ra chắc không bao giờ hết. Nhưng những điều trên là những vấn đề chính mà người dân Việt Nam phải gánh chịu dưới cơ chế đất đai hiện tại. Về nguyên lý, người dân Việt Nam không sở hữu và làm chủ mảnh đất quê hương của mình, mà họ chỉ là người thuê hoặc ở trọ. Các vấn đề liên quan tới đất sẽ tiếp tục ám ảnh người dân, nhất là những người ở nông thôn với sự quy hoạch ngẫu nhiên hiện tại. Chỉ khi nào không còn CNXH thì những điều nói trên sẽ không còn tồn tại.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào