Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÁI NGHIỆT CỦA NHỮNG NƯỚC NGHÈO.

CÁI NGHIỆT CỦA NHỮNG NƯỚC NGHÈO. (nhân vụ rơi máy bay quân sự) . Ngoài sự cố mới đây tại Nghệ An, đã vài lần máy bay Su 22 bị nạn, kéo theo ...

CÁI NGHIỆT CỦA NHỮNG NƯỚC NGHÈO.
(nhân vụ rơi máy bay quân sự)
.
Ngoài sự cố mới đây tại Nghệ An, đã vài lần máy bay Su 22 bị nạn, kéo theo sinh mạng của phi công. Những tổn thất này vô cùng lớn với một nước nghèo.
Cho đến nay, sau khi xảy ra tai nạn nhiều năm, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân.
Có điều dễ thấy là dòng máy bay nay được sản xuất hơn 35 năm nay rồi.
.
Thực ra, có những binh khí khác có thể thay thế nhưng không phải chọn lựa của những nước nghèo.
.
Ví dụ máy bay F 16 của Mỹ, mỗi giờ hoạt động trên không phải chi phí khoảng 500 triệu VND. Còn máy bay Mig 29 của Nga chi phí này chỉ là trên 300 triệu VND. Đây là một điểm cộng.
Tuy vậy, vòng đời của máy bay Mỹ ( cùng phân khúc, cùng công năng) lại dài hơn.
Một nét nữa là với máy bay, có một số chi tiết đắt tiền phải thay vài lần trong vòng đời của nó. Máy bay của Nga thời hạn thay thường ngắn gấp đôi của Mỹ, Pháp.
Còn vòng đời của cả chiếc máy bay cũng vậy. 
Máy bay F8 của Mỹ cả thời gian “tinh khôi” đầu  đầu và sau đại tu, có thể bay được 18.000 giờ thì máy bay cùng đẳng cấp của Nga là Su 30MK chỉ là dưới  7000 giờ, gần bằng nửa của Mỹ.
.
Tuy nhiên, một chiêc Su kiểu này giá chỉ có 60 triệu USD trong khi giá một chiếc F 8 là hơn 100 triệu USD.
.
Với toan tính thuần kinh tế, thì hóa ra mua Su đắt hơn nhiều. Nó chỉ rẻ ở giao dịch ban đầu.
Phải chăng, chính vì yếu tố kinh tế nên VN phải chấp nhận dùng cả những máy bay sản xuất gần 40 năm nay, ít nhiều tiềm ẩn những hiểm họa như ta thấy?.
.
Nhìn vào danh sách các nước đang dùng Su 22, ngoài Ba Lan đang dùng vài chục chiếc dành cho huấn luyện, còn lại dăm nước thì ngoài VN ra, phần lớn là những nước ở châu Phi đang sử dụng loại này.
Chia sẻ vài dòng, như là chút âu lo cho một bài toán khó cho quốc phòng nước ta.
NHC.




Không có nhận xét nào