Như mình đã dự đoán vài tháng trước đây chiến tranh thương mại Mỹ Trung sẽ nổ ra và nhất định dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính thế giới th...
Như mình đã dự đoán vài tháng trước đây chiến tranh thương mại Mỹ Trung sẽ nổ ra và nhất định dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính thế giới theo chu kỳ 10 năm. Nay thì đúng như dự đoán hôm 3/7 thị trường chứng khoán Thượng Hải đã bốc hơi 2000 tỷ USD, thị trường chứng khoán Việt Nam thủng đáy dưới mốc 900 điểm .Như vậy chắc chắn một cuộc khủng hoảng chứng khoán và bất động sản thế giới mà bắt nguồn từ hai nước Trung Quốc và Việt Nam sẽ xảy ra. Đây là thời điểm có thể khiến hai chính phủ này vỡ nợ, bạo loạn sẽ diễn ra khắp nơi.
Chúng ta hãy xem lại thế nào là chiến tranh thương mại Mỹ Trung trong bài viết dưới đây :
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG NGUY CƠ VÀ HẬU QUẢ.
Lần cuối cùng Mỹ khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại đã là gần 40 năm trước. Khi đó, tổng thống đương nhiệm là Ronald Reagan, còn đối thủ là một đồng minh thân cận: Nhật Bản.
Trong lần đụng độ ấy, Nhật Bản đã gục ngã trước sức mạnh vượt trội của nền kinh tế Mỹ. Kết cục, Tokyo chấp nhận hạn chế xuất khẩu và chuyển các nhà máy sản xuất ôtô sang bờ Đông Thái Bình Dương, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trên đất Mỹ.
Từ cuối thập kỷ 90, Mỹ luôn trải qua thâm hụt nặng nề trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tình trạng ấy ngày càng trở nên tồi tệ".
Thâm hụt thương mại là một trong những nhức nhối lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế tại Washington. Từ năm 2011, thâm hụt thương mại nghiêng về phía Mỹ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc luôn duy trì ở mức trên 300 tỷ USD và có xu hướng nghiêm trọng hơn qua từng năm. Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Trung ương Mỹ, thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc đạt 375 tỷ USD trong năm 2017.
Con số trên xuất phát từ giá trị hàng hóa khổng lồ Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Bên cạnh lợi thế nhờ nhân công giá rẻ, để hỗ trợ hàng hóa xuất khẩu, Bắc Kinh chủ động duy trì đồng nội tệ ở giá trị thấp. Chính sách này gây thiệt hại nghiêm trọng cho không chỉ hàng hóa Mỹ mà còn Nhật Bản và nhiều nước EU. Các chuyên gia kinh tế phương Tây và nhiều chính trị gia Mỹ gọi Trung Quốc là "quốc gia thao túng tiền tệ".
Những năm gần đây, vấn đề đánh cắp tài sản trí tuệ với sự dính líu của Trung Quốc được giới chức Mỹ coi là mối đe dọa sống còn. Bắc Kinh từ lâu không còn muốn đóng vai trò công xưởng sản xuất giày dép và quần áo giá rẻ cho thế giới. Cường quốc phương Đông muốn thách thức lãnh đạo thế giới phương Tây trong ngành công nghiệp công nghệ cao.
Những dấu hiệu về thái độ cứng rắn của ông Trump trong giao thương với Trung Quốc ngày càng rõ nét. Tháng trước, vị tổng thống đã ra chiêu về mức thuế đối với pin mặt trời và máy giặt, vốn nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một màn khởi đầu. Áp thuế và ngăn chặn mậu dịch chỉ là một phần trong kho vũ khí mà ông Trump có thể chỉ đạo triển khai, chỉ cần viện cớ “bảo đảm an ninh quốc gia”, nhằm giám sát, kiểm soát và triệt đường của các hoạt động thương mại.
Dựa trên lý do chiến lược ngành và an ninh kinh tế, có cả chục cơ quan liên bang Mỹ cùng kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ luật lệ. Bất kỳ doanh nghiệp nào xem nhẹ sẽ phải trả giá thích đáng. Bài học lớn chính là từ tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc. Gần đây, họ phải chấp nhận nộp phạt 892,4 triệu USD cho các cơ quan chính phủ Mỹ do bị tuyên bố vi phạm kiểm soát xuất khẩu và các cấm vận khi vận chuyển những chuyến hàng có nguồn gốc từ Mỹ đến Iran và Triều Tiên.
Trong nỗ lực ngăn chặn những phi vụ hợp tác với Trung Quốc, Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) vào tháng 1 đã buộc tập đoàn AT&T phải từ bỏ một hợp đồng lớn với Huawei, một trong những đại gia về sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc.
Best Buy, nhà bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất của Mỹ, sẽ cắt quan hệ với hãng công nghệ Trung Quốc Huawei - nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters. Động thái này diễn ra trong bối cảnh các công ty công nghệ Trung Quốc chịu sự giám sát ngày càng lớn tại thị trường Mỹ.
Nếu chính quyền Trump tiếp tục gia tăng đe doạ chiến tranh thương mại như hiện nay, các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh khi bị dồn đến đường cùng sẽ phản kháng.
Trong quá khứ, Trung Quốc từng tỏ ra sẵn sàng đáp trả Mỹ. Khi Tổng thống Obama áp thuế 35% đối với lốp xe Trung Quốc vào năm 2009, Trung Quốc trả đũa bằng cách xử phạt những chuyến tàu vận chuyển thịt gà và ôtô từ Mỹ.
“Họ sẽ chống trả, và rất quyết liệt”, ông Scott Kennedy, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói với CNN.
Boeing có thể là hãng bị Trung Quốc sờ gáy đầu tiên trong chiến dịch trả đũa. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Panjiva, máy bay dân sự là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc. Những hợp đồng của Boeing với Trung Quốc trong các năm gần đây trị giá đến hàng tỷ USD.
Một mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của Mỹ sang Trung Quốc chính là đậu nành. Trang Bloomberg khẳng định đậu nành là “vũ khí lợi hại nhất mà Trung Quốc có thể dùng chống lại Mỹ”. Theo dữ liệu của Panjiva, giá trị xuất khẩu của đậu nành Mỹ sang Trung Quốc giai đoạn 12/2016-11/2017 đạt 13,5 tỷ USD. Do vậy, nếu Trung Quốc muốn nhắm vào đậu nành Mỹ và đa dạng hoá nhập khẩu từ các nước khác, đây sẽ là một đòn đau với nền nông nghiệp Mỹ, vốn là ngành chủ lực của các bang miền Trung Tây.
Thịt bò là mặt hàng nhập khẩu tiếp theo của Mỹ có thể trở thành đối tượng trả đũa của Trung Quốc. Tháng 5/2017, Trung Quốc vừa ký thỏa thuận cho phép thịt bò Mỹ lần đầu tiên được tái tiếp cận thị trường nước này sau 14 năm gián đoạn. Tuy nhiên, thỏa thuận này bảo lưu một số yêu cầu kỹ thuật buộc các nhà sản xuất Mỹ phải tuân thủ. Trong trường hợp chiến tranh thương mại nổ ra, Trung Quốc có thể tăng tiêu chuẩn an toàn của thịt bò nhập khẩu và hất cẳng thịt bò Mỹ khỏi thị trường 1,3 tỷ dân của nước này.
Dưới con bài dân tộc chủ nghĩa, Trung Quốc có thể khuyến cáo người dân ngừng các chuyến du lịch tới Mỹ, gây thiệt hại nặng cho ngành công nghiệp không khói của Washington. Chiến lược này đã chứng minh hiệu quả với nạn nhân gần đây nhất là Hàn Quốc, sau khi Seoul cho phép Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.
Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Quốc gia Mỹ, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đa phần là các mặt hàng có giá trị thặng dư cao, mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp Mỹ.
"Khi chiến tranh thương mại bùng nổ, những doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng tỷ USD vào thị trường Trung Quốc như Apple, Boeing, rồi đến ngành nông nghiệp Mỹ, sẽ chịu thiệt hại lớn. Các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào chiếm lĩnh thị phần tại Trung Quốc"
Một báo cáo năm 2017 của Đại học Oxford chỉ ra quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra 2,6 triệu việc làm cho nước Mỹ. Báo cáo này nhận định nền kinh tế Mỹ khó có thể đương đầu với cái giá của tình trạng thất nghiệp và giá cả tăng vọt, hệ quả tất yếu của chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Về phía Bắc Kinh, các biện pháp trả đũa là một canh bạc lớn và có thể gây phản tác dụng với chính nền kinh tế Trung Quốc, qua việc giảm sức cạnh tranh và đe doạ đến thị trường việc làm.
“Nếu Trung Quốc tẩy chay Boeing thì Airbus sẽ có lợi thế gần như là độc quyền. Khi đó giá cả và chi phí vận chuyển cứ thế đội lên. Nếu Trung Quốc tẩy chay Apple thì một lực lượng công nhân rất lớn ở nước này sẽ bị mất việc làm”
Các biện pháp thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc áp dụng, để không vi phạm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các nhà nhập khẩu nước ngoài của WTO, sẽ không chỉ tác động tới đối thủ trực tiếp mà còn gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế khác.
Trong ngắn hạn, hàng loạt các nền kinh tế như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, và nhiều quốc gia khác nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm tại châu Á sẽ chịu thiệt hại. Nếu đối đầu leo thang nghiêm trọng, có khả năng chiến tranh thương mại sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc thương mại toàn cầu và đặt dấu chấm hết cho các quy định về tự do thương mại của WTO.
Trước viễn cảnh một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng rõ nét, ông Yang Weimin, Phó giám đốc Văn phòng Trung ương về Các vấn đề Tài chính và Kinh tế, một thành viên trong nhóm soạn thảo diễn văn 30.000 từ mà ông Tập Cận Bình đọc trong Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2017, cảnh báo về tổn thất không thể tính toán của đối đầu kinh tế Mỹ - Trung.
“Khi nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới đối đầu nhau, cả hai đều phải gánh chịu hậu quả dù mức độ thiệt hại sẽ khác biệt. Tôi hy vọng chúng ta có thể đạt được đồng thuận thông qua đàm phán, và hai nước phải duy trì liên tục đàm phán, tham vấn với nhau. Một cuộc chiến thương mại sẽ không chỉ gây tổn thương cho Trung Quốc mà còn với kinh tế toàn cầu.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào