Chủ tịch nước nói về luật biểu tình Báo Tuổi Trẻ Online (TTO) hôm nay đã chính thức bị phạt 220 triệu đồng và nặng nhất là đình bản 3 tháng...
Chủ tịch nước nói về luật biểu tình
Báo Tuổi Trẻ Online (TTO) hôm nay đã chính thức bị phạt 220 triệu đồng và nặng nhất là đình bản 3 tháng, tức là không được viết hay xuất bản online gì trong 3 tháng tới. Một tin buồn với tất cả phóng viên và cộng tác viên Tuổi Trẻ.
Một trong những lý do góp phần cho hình phạt lần này là bài “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình” (TTO 19.6.2018). Trong đó viết “Tiếp xúc cử tri với vai trò ĐBQH Tp.HCM, CTN Trần Đại Quang nói ông đồng ý với kiến nghị cử tri cần có luật biểu tình và hứa báo cáo QH về nội dung này”. Tuy nhiên, ngay trong sáng hôm đó, báo Tuổi Trẻ phải sửa tít, sửa nội dung, lý do tại sao thì không biết.
Với người làm báo, nguyên tắc làm nghề luôn là phải cẩn thận kỹ càng chắc chắn, double check và đảm bảo tính chính xác của thông tin. Ngay như thằng lá cải như mình đây, mỗi lần review các diễn viên Nhật mới đều phải cross check ở cả thiên địa lẫn pon húp lẫn ít vi déo, check hồi mệt quá quên viết bài luôn. Vậy thì các phóng viên báo lớn, viết mảng nội chính thì trách nhiệm càng nặng nề, đưa tin tường thuật lời của chính khách hàng đầu như Chủ Tịch Nước thì chắc chắn phải có ghi âm lại, viết bậy mảng này khéo ngồi tù như chơi, nên hiếm ai dám làm liều, nhất là tòa soạn lớn, biên tập kỹ càng như là Tuổi Trẻ. Nên sự cố này quả là kỳ lạ và hy hữu, thâm sâu và khó lường.
Với lại đây không phải lần đầu Chủ Tịch Nước nói về luật biểu tình. Ngày 29/11/2011, tức là 7 năm trước, CTN Trương Tấn Sang đã tiếp xúc cử tri Quận 4. Trích bài đăng trên vietnamnet:
"Xung quanh các ý kiến về Luật biểu tình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng dù có hai luồng ý kiến khác nhau, nhưng việc xây dựng đã có trong chương trình của QH. Mục tiêu là đảm bảo quyền của người dân được quy định trong Hiến pháp, đồng thời ngăn chặn việc lợi dụng biểu tình vào mục đích khác.
"Sắp tới, ban soạn thảo Luật biểu tình sẽ tổ chức lấy ý kiến của cử tri. Đến lúc đó, chúng tôi mong cô bác thẳng thắn góp ý, để hoàn thiện luật trước khi áp dụng vào cuộc sống" - Chủ tịch nước nói."
Từ sau lần tiếp xúc cử tri đó của cựu CTN Trương Tấn Sang, luật Biểu tình bị ngưng vô thời hạn và chưa một lần được đưa ra thảo luận lấy ý kiến trong hơn chục lần họp Quốc Hội sau đó.
Từ năm 2014, khi mà Trung Quốc kéo dàn khoan vào Việt Nam, rất nhiều cuộc biểu tình lớn đã nổ ra như Biểu tình chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, Biểu tình phản đối Formosa gây ra thảm họa môi trường ở biển miền Trung, và hai tháng trước là Biểu tình chống luật Đặc Khu và An ninh mạng, sau đó bùng phát thành bạo loạn ở Bình Thuận.
Có vẻ như “tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng” không phải chỉ bị cấm trên đường phố ngày chủ nhật, mà với báo chí cũng đang trở thành "rất nhạy cảm".
ps: mình rất thích Tuổi Trẻ Cười, may mà không bị đình bản.
Bui An
Không có nhận xét nào